Bài giảng Tìm hiểu về Nhà văn Võ Quảng

Nhà văn Võ Quảng

Võ Quảng (1920-2007) là một nhà văn nổi tiếng của Việt Nam. Sự nghiệp văn chương của ông chủ yếu tập trung về đề tài thiếu nhi. Ông cũng là người đầu tiên dịch tác phẩm Don Quixote sang tiếng Việt dưới bút danh Hoàng Huy từ năm 1959. Ông được nhà nước Việt Nam trao tặng Giải thường Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2007.

 

ppt17 trang | Chia sẻ: hienduc166 | Lượt xem: 2334 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tìm hiểu về Nhà văn Võ Quảng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
 Nhà văn Võ QuảngVõ Quảng (1920-2007) là một nhà văn nổi tiếng của Việt Nam. Sự nghiệp văn chương của ông chủ yếu tập trung về đề tài thiếu nhi. Ông cũng là người đầu tiên dịch tác phẩm Don Quixote sang tiếng Việt dưới bút danh Hoàng Huy từ năm 1959. Ông được nhà nước Việt Nam trao tặng Giải thường Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2007.I.Cuộc đời và sự nghiệp văn chương Ông sinh ngày 1 tháng 3 năm 1920, tại xã Đại Hòa huyện Đại Lộc tỉnh Quảng Nam. Năm 1935, trong khi đang theo học Tú tài ở Quốc học Huế, ông tham gia tổ chức Thanh niên Dân chủ ở Huế, năm 1939 làm tổ trưởng tổ Thanh niên Phản đế ở Huế. Tháng 9 năm 1941, bị chính quyền Pháp bắt giam ở nhà lao Thừa Phủ, sau đó bị đưa đi quản thúc vô thời hạn ở quê nhà. Sau khi Cách mạng tháng Tám1945 nổ ra, ông được chính quyền Việt Minh cử làm ủy viên Tư pháp thành phố Đà Nẵng. Khi quân Pháp tái chiếm Nam Bộ, ông được cử vào chức vụ Phó chủ tịch Ủy ban Hành chính kháng chiến thành phố Đà Nẵng. Từ năm 1947 đến 1954, làm Hội thẩm chính trị (tức là Phó Chánh án) tòa án quân sự miền Nam Việt Nam. Thời gian này, ông cũng có sáng tác một số tác phẩm thơ dành cho thiếu nhi. Sau khi tập kết ra Bắc, ông được điều về công tác ở chức vụ Ủy viên Ban nhi đồng Trung ương, phụ trách văn học cho thiếu nhi. Ông là một trong những người tham gia sáng lập và từng giữ chức Giám đốc Nhà xuất bản Kim Đồng, Một thời gian sau đó, ông được cử làm Giám đốc Xưởng phim hoạt hình Việt Nam. Năm 1965, ông được kết nạp làm Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Năm 1968, ông về công tác tại Bộ Văn hóa, năm 1971, về Hội Nhà văn Việt Nam, được phân công làm chủ tịch Hội đồng Văn học Thiếu nhi Hội Nhà văn Việt Nam và giữ chức vụ này đến khi về hưu.Năm 2007, ông được trao tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật.Ông qua đời ngày 15 tháng 6 năm 2007 tại Hà Nội. Mộ phần của ông đang đặt tại nghĩa trang tỉnh Vĩnh Phúc.Nhà văn Võ Quảng là người viết nhiều truyện và thơ cho thiếu nhi với nhiều tác phẩm được các thế hệ yêu thích như:- Cái Thăng (truyện 1961)- Thấy cái hoa nở (thơ 1962)- Chỗ cây đa làng (1964)- Nắng sớm (thơ, 1965)- Cái Mai (1967)- Những chiếc áo ấm (truyện 1970)Anh Đom đóm (thơ, 1970)Kinh tuyến, vĩ tuyến (truyện 1995)- Quê nội (truyện 1974)- Tảng sáng (truyện 1976)- Bài học tốt (truyện, 1975)- Gà mái hoa (thơ 1975)- Quả đỏ (thơ 1980)- Vượn hú (truyện 1993) Ánh nắng sớm (thơ 1993) - Măng tre (thơ, 1972) Sơn Tinh Thủy Tinh, Con 2 (kịch bản phim hoạt hình).Ngoài ra, ông còn có bài thơ đồng dao "Mời vào" cho trẻ em rất nổi tiếng.Tác phẩmII .Những thành tựu sáng tác của Võ Quảng.1 .Thơ viết cho trẻ em . Ông chủ yếu viết cho lứa tuổi mẫu giáo và đầu tiểuhọc . Đó là những bài thơ xinh xắn ,nhẹ nhàng nhưng mang ý nghĩa giáo dục sâu sắc . a .Thế giới thiên nhiên sinh động ,mới lạ ,hấp dẫn. * Những cảnh vật thiên nhiên Võ quảng có những bức tranh lỗng lẫy của cảnh vật thiên nhiên .Dường như bốn mùa xuân , hạ ,thu, đông đều được ông thâu tóm những nét điển hình nhất của đất trời khi mùa xuân chợt đến qua sự thức tỉnh kì diệu của chổi biếc : Mầm non mắt lim dim Cố nhìn qua kẽ lá Thấy mây bay hối hả Thấy lất phất mưa phùn. (mầm non)Cả đất trời xôn xao trong không khí tràn đầy sức sống : Vội bật chiếc vỏ rơi Nó đứng dậy giưã trời Khoác áo màu xanh biếcMùa hạ được gợi tả qua nét vẽ cảnh hồ sen : Hoa sen sáng rực Như ngọn lửa hồng Một chú bồ nông Mải mê đứng ngắm Nước xanh thăm thẳm Lồng lộng mây trời Một cánh sen rơi Rung rinh mặt nước (có một chỗ chơi)Bài thơ mang phong cách cổ điển : lấy động tả tĩnh.Tácgiả miêu tả âm thanh – tiếng động của cánh sen rơi nhưng lại thấy toát lên sự tĩnh lặng .Một cánh sen rơi cũng đủ làm mặt nước lung linh gợn sóng .Không gian yên tĩnh thoáng đãng và trong lành như được ướp hương sen , và chú bồ nông kia như cũng bị thôi miên bởi cảnh sắc này .Trong con mắt của nhà thơ ,mỗi mùa có một dặc trưng riêng , vẻ đẹp riêng .* Thế giới loài vật và cây cỏ : Vườn thơ của Võ Quảng khá giàu có về các loại chim thú và cây cỏ .Trước hết trong thơ ông xuất hiện một xã hội chim , thú rất đông vui và sinh động : gần gũi với người là : gà ,vịt ,chó ,trâu xa hơn là chim chào mào , cò , vạc ,quạ những con vật ở rừng như thỏ ,nai ,cáo ,voi dưới nước như bồ nông , ếch , nhái Tất cả hợp thành một xã hội chim , thú đông vui , đầy tiếng kêu , hát .. Tác giả đã thổi vào những loài vật ấy một tâm linh để chúng hiện lên có sinh khí ,có hoạt động như con người .Những bài thơ Võ Quảng viết về cây cỏ thường rất tươitắn . Ông đem đến cho các em vườn xuân rực rỡ sắc màu với vẻ đẹp của : Hoa cải li ti Đốm vàng óng ánh Hoa cà tim tím Nõn nuột hoa bầu Hoa ớt trắng phau Xanh lơ hoa đỗ Cà chua vừa độ Đỏ mọng trĩu cành Xanh ngắt hàng hành Xanh lơ cải diếp ( Ai cho em biết )b . Những bài học đầu tiên về cuộc sống . Võ Quảng quan niệm “không nên dè sẻn , không nên tính toán rằng mình chỉ véo mẩu này trong toàn bộ vốn liếngcủa mình ra để viết truyện này , còn mẩu kia thì để dành viết truyện khác . Mỗi khi viết một truyện dù nhỏ nhất , nhà văn cũng phải dốc hết cả cuộc đời , dành trọn cả tấm lòng và sự hiểu biết của mình vào đó”. Với quan niệm như vậy Võ Quảng đã sáng tác những bài thơ không chỉ giúp các emphát hiện ra cái đẹp xung quanh , cái đẹp của thiên nhiên màcòn giúp các em hiểu được cái đẹp ấy chính là nhờ bàn tay lao động , nhờ công sức của con người . Mỗi bài thơ của ông đều có tác dụng giáo dục rõ rệt ,hướngcác em vào những việc làm tốt :chăm học ,chăm làmtác giả đã khéo léo lồng ý nghĩa giáo dục trong hình ảnh đẹp ,trong cách nói nhẹ nhàng qua các bài : chị chổi tre ,anh đom đóm , ai dậy sớm2. Văn xuôi Võ Quảng viết cho trẻ em .Rất phong phú : truyện đồng thoại và tiểu thuyết a . Truyện đồng thoại .- Truyện đồng thoại của Võ Quảng được tập hợp trong hai tập : Những chiếc áo ấm (1970) ,Bài học tốt (1975)với những truyện tiêu biểu :chuyến đi thứ hai , bài học tốttrong một hồ nước- Truyện đồng thoại của Võ Quảng nhẹ nhàng mà thấm thía Nó mang đến cho trẻ những bài học bổ ích , giúp trẻ vững vàng hơn trong quá trình hoàn thiện nhân cách .- Truyện Võ Quảng ngắn và động , mang dáng dấp truyện ngụ ngôn .b. Tiểu thuyết. Có 2 tác phẩm : Quê nội và tảng sáng .tác giả muốn nóivới các em tình yêu quê hương bao giờ cũng gắn với tình yêu cách mạng ; càng yêu quê hương thì càng thêm yêu cách mạng , và càng gắn bó với cách mạng thì càng yêu quê hương . Cảm hứng chung trong các tác phẩm là quê hương trong hoài niệm của tác giả . Một vùng quê đẹp và trù phú bên dòng sông Thu Bồn ,với những bãi dâu bạt ngàn những con người chất phác ,cần cù làm đủ mọi nghềđể kiếm sống và họ kiên quyết bám trụ trên quê hương. Họđoàn kết cùng nhau đánh giặc . Viết về quê hương mình , Võ Quảng thiết tha với nguồn cảm hứng về cách mạng , về sự hồi sinh, “bừng lên một làng”Đó là sự bừng tỉnh của làng Hòa Phước quê hương ông khicách mạng tới . Cách mạng tháng Tám là “cái bản lề” giữa bóng tối và ánh sáng .3. Vài nét nghệ thuật thơ văn Võ Quảng . a . Nghệ thuật miêu tả . Nghệ thuật miêu tả loài vật rất tinh tế , chỉ bằng vài chi tiết chọn lọc ông đã khắc họa con vật một cách nổi bật Miêu tả con trâu mộng : Da đen bóng loáng ức rộng thênh thênh Đôi sừng vênh vênh Chóp sừng nhọn hoắt Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên rất đặc sắc .Ông thường phát hiện ra những vẻ đẹp thiên nhiên gần gũi mà diệu kìĐọc thơ của Võ Quảng ta có cảm giác như được dạo chơi trong một công viên kì lạ ,ở đó có nhiều loài chim , loài cỏ thơm Thiên nhiên rộn ràng âm thanh , màu sắc . Văn xuôi của ông có những trang miêu tả thật tài hoa và sâu sắc. Trong quê nội và Tảng Sáng tác giả đã vẽ lên cảnhquê thật lộng lẫy và xinh đẹp.b . Ngôn ngữ và nhạc điệu . Thơ văn Võ Quảng rất giàu nhạc điệu ,vì vậy trẻ em dễ thuộcvà dễ nhớ . Có bài mang âm hưởng của bài đồng dao :chị chổi tre , mời vào. . Có bài êm dịu , hài hòa :anh đom đóm,Có bài tiết tấu luôn luôn thay đổi :Gà mái hoa ,bác mưa  Hệ thống ngôn ngữ thường là từ thông dụng , giản di ,dễhiểu .Ông sử dụng các biện pháp tu từ làm cho vốn từ đó thật sinh động và hấp dẫn . Thơ Võ Quảng chắc khỏe với từ láy , những thanh trắc ,những cử chỉ , hành động luôn biến đổi Võ Quảng biết khéo léo kết hợp những mảng từ tượng thanh bằng cách dùng hoàn toàn tiếng kêu của loài vật như vịt thì cạc cạc cạclợn thì ịt ịt ịt Văn xuôi Võ Quảng giàu nhạc điệu . Đọc văn của ông ta thấy chất thơ trong từng câu , từng chữ :Tảng Sáng ,QuêNội .c . Những chi tiết hài hước , dí dỏm . Thơ văn Võ Quảng thường xuất hiện những chi tiết hóm hỉnh ,tinh nghịch , ngồ ngộ rất dễ nhớ . Thơ : sự dí dỏm thể hiện trong cách quan sát , cách nhìn nhận , cách miêu tả - Văn xuôi :Cách miêu tả nhân vật dí dỏm ,hài hước.

File đính kèm:

  • pptvan_hoc_hien_dai_2.ppt
Bài giảng liên quan