Một số Tỉểu phẩm ngôn ngữ

TIỂU PHẨM

Tiểu phẩm: CẦN GÌ MUA NỮA

Có một anh chàng dáng vẻ bảnh bao trí thức bước vào một hiệu sách. Sau một hồi nhìn ngó, xem hết cuốn nọ đến cuốn kia, anh ta lẩm bẩm:

 Khách hàng: ( lẩm bẩm) - Đúng là thời buổi kinh tế thị trường, toàn những sách lá cải, mì ăn liền, thị hiếu thấp kém , cứ như thế này thì làm sao nâng cao được dân trí! ( chép miệng, thở dài, quay sang hỏi người bán hàng):

- Anh có cuốn sách nào hay, thật ý nghĩa cho tôi xem một cuốn!

Người bán hàng: ( đưa một cuốn sách)

- Đây là cuốn tiểu thuyết “ Chiến tranh và hoà bình” của nhà văn nổi tiếng Leptônxtôi. Mời anh xem thử!

Khách hàng: ( trợn mắt)

- Sao anh coi thường tôi thế? Anh tưởng tôi không biết gì về chiến tranh sao mà còn phải đọc? Mới lại nhà văn nước ngoài viết về chiến tranh chống Mĩ ở Việt Nam thì sao bằng người Việt Nam viết! Cho tôi xem cuốn khác.

Người bán hàng:( Đưa một cuốn sách khác)

- Vậy mời anh đọc “ Thép đã tôi thế đấy” nhé. Cuốn này cũng rất hay anh ạ!

 

doc5 trang | Chia sẻ: baobinh26 | Lượt xem: 564 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số Tỉểu phẩm ngôn ngữ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Tiểu phẩm 
Tiểu phẩm: Cần gì mua nữa
Có một anh chàng dáng vẻ bảnh bao trí thức bước vào một hiệu sách. Sau một hồi nhìn ngó, xem hết cuốn nọ đến cuốn kia, anh ta lẩm bẩm:
	Khách hàng: ( lẩm bẩm) - Đúng là thời buổi kinh tế thị trường, toàn những sách lá cải, mì ăn liền, thị hiếu thấp kém , cứ như thế này thì làm sao nâng cao được dân trí! ( chép miệng, thở dài, quay sang hỏi người bán hàng):
Anh có cuốn sách nào hay, thật ý nghĩa cho tôi xem một cuốn!
Người bán hàng: ( đưa một cuốn sách)
Đây là cuốn tiểu thuyết “ Chiến tranh và hoà bình” của nhà văn nổi tiếng Leptônxtôi. Mời anh xem thử!
Khách hàng: ( trợn mắt)
Sao anh coi thường tôi thế? Anh tưởng tôi không biết gì về chiến tranh sao mà còn phải đọc? Mới lại nhà văn nước ngoài viết về chiến tranh chống Mĩ ở Việt Nam thì sao bằng người Việt Nam viết! Cho tôi xem cuốn khác.
Người bán hàng:( Đưa một cuốn sách khác)
Vậy mời anh đọc “ Thép đã tôi thế đấy” nhé. Cuốn này cũng rất hay anh ạ!
Khách hàng: ( nhún vai)
Tôi đang theo nghề viết văn. Đâu có cần gì cái thứ sách khoa học- kĩ thuật này chứ. Cái này ấy à, chỉ thích hợp với mấy ông kĩ sư luyện thép thôi. Ông bán hàng mà chả nắm bắt nhu cầu của khách gì cả.
Người bán hàng: ( Lại đưa một cuốn sách khác)
Vậy xin lỗi anh! Cuốn “ Ruồi trâu” chắc là hợp với anh chứ?
Khách hàng:
Ơ hay! Cái ông này! Nói mãi mà vẫn không chịu hiểu. Tôi không phải là bác sĩ thú y! Cho nên các loại sách về gia súc này tôi đọc làm gì? Vả lại ở thành phố mà ông bán cái loại sách về chăn nuôi trâu bò này có mà ế tưỡn!
Người bán hàng: ( vò đầu gãi tai)
- Quả là khó! Vậy anh xem cuốn này, tác giả là người Việt Nam, chắc là hợp với anh. Đây là tác phẩm “ Hòn đất” của Anh Đức đấy ạ!
Khách hàng: ( bắt đầu cáu)
- Khổ lắm! Không biết hôm nay tôi ra ngõ gặp cái gì mà xui xẻo quá thế này! Tôi đã nói mãi mà ông vẫn không hiểu. Tôi đang muốn theo nghề viết văn chứ không muốn làm kĩ sư địa chất. Cái loại sách về đất cát tài nguyên , tôi đọc để làm gì? Thôi được ông cứ cấy đi! Tôi có thằng em đang học đại học Mỏ- Địa chất, để tôi giới thiệu nó đến đây mua cho ông.
Người bán hàng:
- Vậy cửa hàng em còn mỗi cuốn này, anh xem có dùng được không? 
Khách hàng: ( mắt sáng lên)
-“ Đứng trước biển” hả? Hay ! Thờì buổi thể thao du lịch rất cần loại sách hướng dẫn đi biển này đay. Cho tôi một cuốn! ( Móc túi lấy tiền)
Người bán hàng:( ngạc nhiên) – Anh không biết sao? Đây là tiểu thuyết văn học đấy chứ ạ.
Khách hàng: ( chữa ngượng)
Nếu biết rồi thì cần gì mua nữa!
	Tiểu phẩm: Treo biển
	Một cửa hàng bán cá vừa mới treo một tấm biển với dòng chữ:
	“ ở đây có bán cá tươi”
Người bán cá: ( nói một mình)
	- Tấm biển này mà treo lên, cá nhà mình chắc phải đắt như tôm tươi. 
( một người khách bước vào cửa hàng, bà chủ vội vã mời)
Chào anh, mời anh mua cá, cá nhà em lúc nào cũng tươi roi rói, mua một kí đi anh!
Khách hàng 1: ( ngó nghiêng tấm biển và nói với người bán hàng)
Thế ra nhà nàytừ xưa đến nay chỉ quen bán cá ươn hay sao mà bây giờ phải đề biển “cá tươi” ?
Người bán cá:( giãy nảy lên)
Đâu có! Cá nhà em bán chưa ai chê là không tươi cả. ( vừa nói vừa xoá vội chữ “ tươi” trên biển)
Khách hàng 1: ( vẫn chăm chú nhìn tấm biển mà chép miệng)
Không nhẽ xưa nay người ta cứ ra hàng hoa để mua cá hay sao mà còn phải đề “ ở đây” cho nó thêm dài dòng văn tự.
Người bán cá: ( ngẩn mặt ra)
Bác nói cũng có lí . Vậy em sửa sai ngay đây( lại xoá vội chữ “ở đây”).
Khách hàng 1:
Xem ra cũng vẫn chưa ổn. Cô mà không nghe tôi có mà thiên hạ người ta cười cho vào mũi. Cá cô bầy chềnh ềnh ra đây, không để bán thì để cho không người ta đấy chắc!
Người bán cá: - Của đâu ra mà sộp thế. Cá em cũng phải mua mất tiền . Lời lãi có đáng là bao! Cho là cho thế nào.
Khách hàng 1:- Thế cô không ghi chữ bán thì sợ người ta bắt cô phải cho không à?
Người bán cá: (gãi tai) – ừ nhỉ? Nhà bác nói cũng phải! Có thế mà em không nghĩ ra. ( xoá vội chữ “ bán”)
	( Một người khách nữa bước vào, hít hít rồi bịt mũi)
Khách hàng 2: - Chưa đi đến đầu phố đã ngửi thấy mùi tanh, đến gần lại thấy toàn cá là cá. Chắc sợ người ta nhầm là bán nước hoa Pháp hay sao mà còn phải treo biển “ có cá”. Nhà này đúng thật là 
Người bán cá: ( mặt hầm hầm, xoá nốt hai chữ “ có cá”)
Tiếng vọng: - Chị hàng cá ơi! Thế định treo cái biển trắng thế kia để làm gì đấy?
Người bán cá: ( vội vàng cất biển)
	Tiểu phẩm: Tây dịch thơ ta
Lời dẫn: Một anh học trò người nước ngoài học tiếng Việt, anh ta nói rằng rất thích ca dao Việt Nam. Vì vậy, thầy giáo dạy tiếng Việt thường lấy ca dao làm ví dụ và bài tập cho anh ta trong giờ học tiếng Việt.
	Trong một giờ học về tiếng Việt, thầy đưa một bài tập về nghĩa từ:
Thầygiáo: - Bây giờ, để củng cố kiến thức vừa học, chúng ta sẽ làm bài tập. Anh hãy dịch câu ca dao sau ra tiếng Pháp, sau đó dịch trở lại tiếng Việt
	“ Gió đưa cành trúc la đà
	Tiếng chuông Thiên Mụ, canh gà Thọ Xương”
rồi giải nghĩa các từ và nêu ý nghĩa của câu ca dao trên.
Trò: - Thưa thầy, em cho rằng bài ca dao này không khó. Tiếng Việt rất dễ hiểu và em rất thích học tiếng Việt. Xin phép thầy cho em được chuẩn bị 5 phút. ( quay ra phía khán giả)
	“ Cành” có thể bẻ làm roi, “ trúc” với “ tre” là cùng một họ. “ Roi tre” hay “cành trúc” cũng vậy thôi. Gió đưa cành trúc khác gì roi tre vun vút vung ra, “ la” là một loại động vật( có lẽ không có ở Việt Nam mà tại sao lại có trong ca dao mới lạ chứ?). “Đà” chắc phải là lạc đà thôi. “ La” và “ lạc đà” mà thấy roi tre vun vút vung ra thì chỉ còn nước chạy không kịp thấy ông bà ông vải, cho nên “ lũ lạc đà với lũ la chạy cuồng” là hợp lí quá rồi.
Hay chưa? Các bạn thấy tuyệt chưa? Chỉ có mà hết ý, nhất quả đất thôi nhá! Còn nữa, còn nữa, chưa hết đâu, mới dịch được một nửa.
Tiếp tục nhá! Tiếng chuông Thiên Mụ: thiên là trời, mụ là vợ ( thì mẹ Suốt trong thơ Tố Hữu chả được ông chồng yêu mến gọi là vợ là gì). Đích thị là “ Vợ trời gióng một hồi chuông” rồi. Còn “ canh gà Thọ Xương” là gì nhỉ? Canh là món ăn không thể thiếu trong bữa ăn của người Việt. Chà! Canh nấu bằng xương gà thì quả là ngọt đây. Thọ là đọc chệch âm của chữ thụ, mà thụ là ăn. Đoán ra nghĩa rồi: vợ trời gọi về ăn bát canh nấu bằng xương gà ngon tuyệt. Vậy là có lời giải rồi. ( Quay về phía thầy giáo)
Thưa thầy, em xin trình bày lời giải của mình.
Thầy giáo: - Được, xin mời anh! 
Trò: - Cứ theo cách chiết tự câu mà suy ra nghĩa thì bài ca dao trên có nghĩa là:
“ Roi tre vun vút vung ra
Lũ lạc đà với lũ la chạy cuồng
 Vợ trời gióng một hồi chuông
 Gọi về ăn bát canh xương thịt gà”
Thầy giáo: ( trợn tròn mắt)
Thật thế này sao?!...
Phỏng vấn siêu tưởng: Trò chuyện với nàng kiều
I. Cuộc phỏng vấn 1
Phóng viên( PV): 	 	-Trong em uẩn khúc nhiều điều
	Nay phiền hỏi chị Thuý Kiều được ha?
Thuý Kiều ( TK): 	- Hữu tình ta lại gặp ta
	Chớ nề u hiển mới là chị em.
PV: 	- Chị học chăm chỉ ngày đêm
	Nên thơ, đàn hát được xem rất tài?
TK: 	- Thông minh vốn sẵn tính trời
	Pha nghề thi hoạ đủ mùi ca ngâm.
PV: 	- Lớp em có kẻ hâm hâm
	Nhà nghèo kiết xác mà ngầm ăn chơi
	Em khuyên hắn cũng phí lời
	Chị xem người ấy là người kiểu chi?
TK: 	- Người mà đến thế thì thôi
Đời phồn hoa cũng là đời bỏ đi
PV: 	- Ma tuý nhiều lắm chị ơi
Mong chị chỉ giáo đôi lời được không?
TK: 	- Trơ như đá , vững như đồng
Ai lay chẳng chuyển ai rung chẳng rời.
PV: 	- Với em đức độ có rồi 
Nhưng buồn chưa phải là người tài hoa.
TK : 	- Thiện căn ở tại lòng ta
Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài
PV: 	- Cảm ơn chị giúp những lời
Điều hay lẽ phải bia đời cùng em.
II. Cuộc phỏng vấn 2
Bạn đọc: - Rất hân hạnh được gặp Thuý Kiều. Trong buổi gặp gỡ hiếm có này, xin cô cho phép thay mặt bạn đọc được phỏng vấn một đôi lời. Chắc là cô không nỡ từ chối? 
Kiều: Tôi rất vui được làm quen với các bạn và rất sẵn lòng trả lời những câu hỏi mà các bạn các bạn yêu cầu.
Bạn đọc: Câu hỏi đầu tiên là: Nếu được dùng một câu thơ để nói về cuộc đời mình , cô sẽ nói gì?
Kiều: 	 - Trăm năm trong cõi người ta
	Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau
	Trải qua một cuộc bể dâu
	Những điều trông thấy mà đau đớn lòng.
Bạn đọc: Vậy cô quan niệm như thế nào về sự sinh tử?
Kiều: 	- Kiều rằng những đấng tài hoa
	Thác là thể phách , còn là tinh anh
	Dễ hay tình lại gặp tình
	Chờ xem ắt thấy hiển linh bây giờ.
Bạn đọc: Xin tò mò hỏi một câu, cô có thể thổ lộ cùng bạn đọc được không? Vậy theo cô, khi yêu người ta thường có tâm trạng như thế nào?
Kiều:	 Chập chờn cơn tỉnh cơn mê
	Rốn ngồi chẳng tiện, dứt về chỉn khôn.
Bạn đọc: 	- Quả đúng như vậy! Nghe Kiều tâm sự, khối bạn ngồi đây giật mình đấy nhé. Nhân nói về tình yêu, xin cho biết cô quan niệm như thế nào về lòng chung thuỷ?
Kiều: 	- Một lời đã trót thâm giao
	Dưới dày có đất trên cao có trời
	Dẫu rằng vật đổi sao dời
	Tử sinh cũng giữ lấy lời tử sinh.
Bạn đọc: Thế còn sự chia lìa?
Kiều:	- Người về chiếc bóng năm canh
	Kẻ đi muôn dặm một mình xa xôi
	Vầng trăng ai xẻ làm đôi
	Nửa in gối chiếc nửa soi dặm trường.
Bạn đọc: - Nghe đâu trong buổi đoàn viên hội ngộ, anh Kim Trọng ngỏ ý muốn nối lại tình xưa nghĩa cũ. Quan điểm của cô về vấn đề này như thế nào?
Kiều: 	- Từ rày khép cửa phòng thu
	Chẳng tu thì cũng như tu cũng là.
Bạn đọc: - Cuộc sống của cô hiện nay như thế nào? Có khó khăn lắm không?
Kiều:	- Một nhà chung chạ sớm trưa
	Gió trăng mát mặt, muối dưa chay lòng
	Đến là sa sút khó khăn
	May thuê, viết mướn kiếm ăn lần hồi.
Bạn đọc: - Thật vậy sao? Chúng tôi cứ nghĩ cuộc sống của cô dễ chịu hơn cơ! Vậy cô có cảm thấy bi quan không? Hàng ngày cô làm gì để giải sầu?
Kiều: - Khi chén rượu khi cuộc cờ
	Khi xem hoa nở khi chờ trăng lên
	Ba sinh đã phỉ mười nguyền
	Duyên đôi lứa đã thành duyên bạn bầy.
Bạn đọc: Xin chân thành cảm ơn Thuý Kiều đã bớt chút thời gian tâm sự cùng bạn đọc của Truyện Kiều.

File đính kèm:

  • docTỈỂU PHẨM NGÔN NGỮ.doc
Bài giảng liên quan