Bài tập Sinh học Lớp 10 - Sinh học phần tử - Dương Văn Mạnh

III. Nội dung.

1. Thực trạng HS về việc học tập bộ môn Sinh Học ở trường THPT Hiệp Hoà số 3.

- Hầu hết các em HS mới chỉ đầu tư học phần lý thuyết kiểu học thuộc lòng mà chưa quan tâm đúng mức cho phần bài tập.

- SGK mới cung cấp số lượng ít bài tập và đa phần là những bài tập sơ đẳng. Do đó HS chưa gặp và va chạm với những bài tập đòi hỏi phải có sự tư duy phức tạp.

- Thị trường sách tham khảo về bài tập Sinh học rất đa dạng phong phú, tuy nhiên HS chưa có định hướng và chưa được tư vấn về các đầu sách có chất lượng.

2. Thực trạng vấn đề dạy học Sinh Học ở trường THPT Hiệp Hoà số 3.

* Thực trạng chung: phân phối chương trình do sở GD& ĐT chưa dành nhiều thời lượng cho các giờ bài tập ở trên lớp. SGK chưa giới thiệu nhiều bài tập đòi hỏi HS phải tính toán để tìm ra kết quả.

* Đặc thù riêng:

- HS chưa thấy hết tầm quan trọng của bộ môn Sinh Học trong thực tiễn sản xuất và đời sống. Trong việc thi cử, đặc biệt HS còn thiếu thông tin về các trường Đại học có tổ chức thi môn Sinh học.

- Đội ngũ Thầy, Cô giáo phụ trách bộ môn của trường có nhiều thay đổi nên việc tổ chức ôn luyện cho các em HS còn nhiều khó khăn.

 

ppt14 trang | Chia sẻ: tranluankk2 | Ngày: 22/03/2022 | Lượt xem: 383 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập Sinh học Lớp 10 - Sinh học phần tử - Dương Văn Mạnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Chuyên đề 
bài tập sinh học 10 
Phần sinh học phân tử. 
Gv: dƯƠNG VĂN MạNH 
- Sinh Học là môn khoa học tự nhiên chủ yếu nghiên cứu các hiện tượng và quá trình sống trong TB cũng như trong Cơ quan, hệ Cơ quan và Cơ thể. 
- Chương trình Sinh học Phổ thông chủ yếu cung cấp cho các em HS những kiến thức cơ bản, hiện đại và sát thực tiễn cuộc sống. Chính vì thế sẽ là rất thiếu sót nếu các vấn đề trên không được giải thích định lượng rõ ràng bằng việc giải các bài tập vận dụng. 
i. đặt vấn đề. 
- Mặt khác việc hướng dẫn các em HS làm được các bài tập Sinh học sẽ đảm bảo giúp các em nắm được kiến thức mô tả một cách sâu sắc hơn. 
- Bài tập Sinh học rất đa dạng và phong phú, trong giới hạn về thời lượng và khuôn khổ chuyên đề này Tôi chỉ xin được trao đổi với các đồng chí Đồng nghiệp những vấn đề cơ bản về cách dạy phần bài tập Sinh học Phân tử. 
i. đặt vấn đề. 
I. Mục đích, yêu cầu 
1. Giúp HS nắm vững các kỹ năng cơ bản trong vận dụng lý thuyết để giải các bài tập sinh học phần Sinh học Phân tử. 
2. Rèn luyện kỹ năng trình bày kiến thức Sinh Học trong kiểm tra tự luận. 
3. Thông qua rèn luyện kỹ năng làm bài tập, HS giải thích được nhiều hiện tượng sinh học liên quan đến các quá trình sống xảy ra bên trong TB ( trong cơ thể sống). Từ đó thêm yêu thích và hứng thú hơn đối với bộ môn Sinh học. 
III. Nội dung. 
1. Thực trạng HS về việc học tập bộ môn Sinh Học ở trường THPT Hiệp Hoà số 3. 
- Hầu hết các em HS mới chỉ đầu tư học phần lý thuyết kiểu học thuộc lòng mà chưa quan tâm đúng mức cho phần bài tập. 
- SGK mới cung cấp số lượng ít bài tập và đa phần là những bài tập sơ đẳng. Do đó HS chưa gặp và va chạm với những bài tập đòi hỏi phải có sự tư duy phức tạp. 
- Thị trường sách tham khảo về bài tập Sinh học rất đa dạng phong phú, tuy nhiên HS chưa có định hướng và chưa được tư vấn về các đầu sách có chất lượng. 
2. Thực trạng vấn đề dạy học Sinh Học ở trường THPT Hiệp Hoà số 3. 
* Thực trạng chung: phân phối chương trình do sở GD& ĐT chưa dành nhiều thời lượng cho các giờ bài tập ở trên lớp. SGK chưa giới thiệu nhiều bài tập đòi hỏi HS phải tính toán để tìm ra kết quả. 
* Đặc thù riêng: 
- HS chưa thấy hết tầm quan trọng của bộ môn Sinh Học trong thực tiễn sản xuất và đời sống. Trong việc thi cử, đặc biệt HS còn thiếu thông tin về các trường Đại học có tổ chức thi môn Sinh học. 
- Đội ngũ Thầy, Cô giáo phụ trách bộ môn của trường có nhiều thay đổi nên việc tổ chức ôn luyện cho các em HS còn nhiều khó khăn. 
3. Các dạng bài tập chủ yếu trong học phần Sinh Học Phân Tử. 
* Dạng 1: Cấu trúc của Axits Nucleic ( ADN và ARN). 
* Dạng 2: Cơ chế tự sao và sao mã của gen. 
* Dạng 3: Protein và cơ chế giải mã. 
* Dạng 4( ít gặp) : Bài tập về đột biến gen. 
4. Những yêu cầu và công cụ cần thiết để giải được các bài tập phần Sinh Học Phân Tử. 
4.1. Kiến thức lý thuyết. 
- Các kiến thức mô tả về cấu trúc và chức năng của ADN, ARN: HS phải luôn tưởng tượng được hình ảnh của phân tử ADN, ARN, đặc biệt là mối quan hệ giữa các thành phần cấu tạo nên chúng và vị trí tương đối của các thành phần đó trong cấu trúc không gian của phân tử. 
- Mô tả được diễn biến của các quá trình Tự sao, Sao mã và Dịch mã. 
- Vận tốc giải mã, mối quan hệ giữa mã di truyền, axit amin, các thành phần cấu trúc của protein. 
- Những sai khác của gen đột biến và sản phẩm của nó so với ở trạng thái bình thường không có đột biến. 
Các công thức cần nhớ: 
Một số ví dụ: 
Bài Tập 1 . Một gen có khối lượng 720000 đvc. Trên mạch thứ nhất của gen có 25%A và 25%G, trên mạch thứ 2 có 20%A. 
Xác định: 
Tỉ lệ và số lượng từng loại nucleotit trên mỗi mạch của gen?. 
2. Tỉ lệ và số lượng từng loại nucleotit của cả gen ?. 
3. Số liên kết hidro và số liên kết hóa trị của gen ?. 
Bài Tập 2 . 
1. Gen thứ nhất có 90 vòng xoắn và có tỉ lệ giữa Adenin với Guanin bằng 2/3. Trên mạch thứ nhất của gen có tổng số giữa Adenin với Timin bằng 40% số nucleotit của mạch; hiệu số giữa Adenin và Timin và giữa Guanin và Xitozin đều bằng 20% số nucleotit của mạch. 
Xác định: 
a. Tỉ lệ từng loại nucleotit, số liên kết hidro và số liên kết hóa trị giữa các nucleotit của gen. 
b. Tỉ lệ và số lượng từng loại nucleotit trên mỗi mạch của gen. 
2. Gen thứ 2 có chiều dài giống với gen thứ nhất nhưng có số liên kết hidro của một loại nucleotit nhiều hơn số liên kết hidro của loại nucleotit đó trong gen thứ nhất là 180. 
Xác định số lượng từng loại nucleotit và số liên kết hidro của gen thứ hai. 
Bài Tập 3 . 
Môi trường đã cung cấp 12600 nu, trong đó có 2520 A trong quá trình nhân đôi của một gen. Mỗi gen con tạo ra đều được sao mã một số lần. Mỗi phân tử mARN được tổng hợp có 300 X và đều cho 5 Riboxom trượt một lần với vận tốc như nhau. Trong quá trình đó môi trường tiếp tục cung cấp 3360 U cho sao mã và 23920 axits amin cho giải mã. 
1. Tính số lượng ribonucleotit môi trường cung cấp cho cả quá trình sao mã. 
2. Mỗi riboxom trượt qua phân tử mARN mất 60 giây, khoảng cách giữa 2 riboxom kế tiếp nhau đều là 1,6 giây. 
a. Tính vận tốc trượt của Riboxom. 
b. Tính thời gian của cả quá trình giải mã trên mỗi phân tử mARN. 
c. Trên mỗi mARN, khi riboxom thứ nhất vừa giải mã xong thì môi trường còn phải tiếp tục cung cấp thêm bao nhiêu axits amin cho mỗi riboxom còn lại. 
Cho biết mỗi chuỗi polipeptit có từ 198 đến 498 axit amin. 
Bài Tập 4 . Gen I và gen II đều có 2025 liên kết hidro. 
- Chuỗi polipeptit do gen I tổng hợp có khối lượng 27280 đvc. 
- Gen II có G ít hơn G của gen I là 180 nucleotit. 
1. Tính số lượng từng loại nucleotit của mỗi gen. 
2. Mạch thứ nhất của mỗi gen đều có 20% A và 30% X. Tính số lượng từng loại nucleotit trên mỗi mạch đơn của gen. 
3. Gen I nhân đôi 3 đợt đã tạo ra các gen con có 1800 A và 4201 G. Xác định dạng đột biến gen và tỉ lệ của số gen đột biến trên tổng số gen con tạo thành. 
4. Gen II nhân đôi 2 đợt, đã nhận 1483 A và 1035 G. Xác định dạng đột biến gen và tỉ lệ của số gen đột biến trên tổng số gen con tạo thành và giải thích hiện tượng đã xảy ra. 
Cho khối lượng trung bình của một axit amin là 110 đvc và đột biến xảy ra ở không quá 2 cặp nucleotit của gen. 

File đính kèm:

  • pptbai_tap_sinh_hoc_lop_10_sinh_hoc_phan_tu_duong_van_manh.ppt