Bài thơ Cảnh ngày hè – Nguyễn Trãi

A. BÀI THƠ CẢNH NGÀY HÈ – NGUYỄN TRÃI

1. Tác giả

- Nguyễn Trãi (1380 – 1442), hiệu là Ức Trai, quê ở làng Chi Ngại, Chí Linh, Hải Dương.

- Xuất thân trong một gia đình có truyền thống yêu nước và văn hoá, văn học.

- Năm 1400, ông ra làm quan cho triều nhà Hồ. Năm 1407, giặc Minh cướp nước ta, Nguyễn Trãi tìm vào Lam Sơn theo Lê Lợi tham gia khởi nghĩa. Ông đã góp phần to lớn vào chiến thắng vẻ vang của dân tộc.

- Năm 1439, Nguyễn Trãi xin về quê ở ẩn tại Côn Sơn. Năm 1440, ông lại được Lê Thánh Tông mời ra giúp việc nước. Năm 1442, án oan Lệ Chi Viên bỗng đổ ập xuống gia đình, dòng họ ông.

- Nguyễn Trãi là một bậc anh hùng dân tộc, một nhà văn hoá lớn. Năm 1980, ông được UNESCO công nhận là danh nhân văn hoá thế giới.

2. Tác phẩm

* Xuất xứ: Bài thơ “Cảnh ngày hè” là bài thơ số 43 thuộc chùm thơ Bảo kính cảnh giới trong Quốc âm thi tập.

* Chủ đề: Bộc lộ nỗi lòng, chí hướng của Nguyễn Trãi.

 

doc4 trang | Chia sẻ: baobinh26 | Lượt xem: 650 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài thơ Cảnh ngày hè – Nguyễn Trãi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
hè” là bài thơ số 43 thuộc chùm thơ Bảo kính cảnh giới trong Quốc âm thi tập.
* Chủ đề: Bộc lộ nỗi lòng, chí hướng của Nguyễn Trãi.
* Nội dung:
- Vẻ đẹp rực rỡ của bức tranh thiên nhiên
 + Mọi hình ảnh đều sống động: hoè lục đùn đùn, rợp mát như giương ô che rợp; thạch lựu phun trào sắc đỏ, sen hồng đang độ nức ngát mùi hương.
 + Mọi màu sắc đều đậm đà: hoè lục, lựu đỏ, sen hồng.
- Vẻ đẹp thanh bình của bức tranh đời sống con người: 
 + Nơi chợ cá dân dã thì “lao xao”, tấp nập. 
 + Chốn lầu gác thì “dắng dỏi” tiếng ve như một bản đàn. 
Cả thiên nhiên và cuộc sống con người đều tràn đầy sức sống. Điều đó cho ta thấy một tâm hồn khát sống, yêu đời mãnh liệt và tinh tế, giàu chất nghệ sĩ của tác giả.
- Niềm khát khao cao đẹp:
 + Đắm mình trong cảnh ngày hè, nhà thơ ước có cây đàn của vua Thuấn, gảy khúc “Nam phong” cầu mưa thuận gió hoà để “Dân giàu đủ khắp đòi phương”.
 + Lấy Nghiêu, Thuấn làm “gương báu răn mình”, Nguyễn Trãi đã bộc lộ chí hướng cao cả: luôn khao khát đem tài trí để thực hành tư tưởng nhân nghĩa yêu nước, thương dân.
* Nghệ thuật
- Hệ thống ngôn từ giản dị, tinh tế xen lẫn từ Hán Việt và điển tích.
- Sử dụng từ láy độc đáo: “đùn đùn, lao xao, dắng dỏi”
- Sử dụng câu lục ngôn xen lẫn những câu thất ngôn.
- Sử dụng biện pháp đảo ngữ.
3. Gợi ý một số đề
Đề 1: Phân tích bài thơ “Cảnh ngày hè” của Nguyễn Trãi.
*Các ý chính cần có:
- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận.
- Vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên và cuộc sống ngày hè.
 + Bức tranh thiên nhiên sinh động và đầy sức sống được tạo nên bởi sự kết hợp giữa đường nét, âm thanh, màu sắc, con người và cảnh vật
 • Thời gian: đang ở vào thời điểm cuối ngày (“lầu tịch dương” – lúc mặt trời sắp lặn).
 • Màu sắc: màu lục của lá hoè, màu đỏ của hoa lựu, màu hồng của hoa sen và được kết hợp với các động từ mạnh: “đùn đùn, phun, tiễn” đã làm cho bức tranh mùa hè tràn đầy sức sống.
 • Cảnh vật được miêu tả với hình ảnh rất đặc trưng: hoa lựu đỏ rực bên hiên nhà, sen đã ngát mùi hươngtất cả đến độ chín mùi, tràn đầy nhựa sống.
 • Âm thanh: tiếng ve dắng dỏi – âm thanh đặc trưng của ngày hè; tiếng “lao xao chợ cá” – âm thanh đặc trưng của làng chài đã gợi nên cuộc sống thanh bình của người dân.
 • Con người: hình ảnh người dân làng chài với nhịp sống đời thường với bao vất vả nhưng tràn ngập niềm vui, ồn ào và nhộn nhịp.
 + Bức tranh thiên nhiên được cảm nhận qua sự giao cảm mạnh mẽ nhưng tinh tế của nhà thơ đối với cảnh vật.
 • Nhà thơ đón nhận cảnh vật với nhiều giác quan: thị giác, thính giác, khứu giác và cả sự liên tưởng.
 • Tác giả gắn liền thơ ca với hội họa và âm nhạc làm cho bức tranh ngày hè vừa có hình, vừa có hồn, vừa gợi tả, vừa sâu lắng.
→ Cả thiên nhiên và cuộc sống con người đều tràn đầy sức sống. Qua đó thể hiện một tâm hồn khát sống, yêu đời mãnh liệt và tinh tế, giàu chất nghệ sĩ của tác giả.
- Vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi
 + Tâm hồn yêu thiên nhiên, yêu đời, yêu cuộc sống.
 • Tâm hồn thư thái, thanh thản, thời gian nhàn rỗi, khí trời mát mẻ, trong lànhĐó là hoàn cảnh lí tưởng và hiếm hoi của nhà thơ, bởi ông là người thân nhàn mà tâm không nhàn.
 • Thiên nhiên qua cảm xúc của nhà thơ trở nên sinh động, đáng yêu và đầy sức sống bởi được xuất phát từ lòng thiết tha yêu đời, yêu cuộc sống của tác giả.
 + Tấm lòng yêu nước, thương dân: Nguyễn Trãi ước có được chiếc đàn của vua Thuấn để gảy khúc “Nam phong” cầu cho dân khắp bốn phương được ấm no, hạnh phúc.
- Bài thơ Cảnh ngày hè cho ta thấy bức tranh ngày hè sinh động, đầy sức sống và tình yêu thiên nhiên, yêu đời, yêu nhân dân, đất nước của Nguyễn Trãi. 
- Sử dụng câu lục ngôn cuối bài thể hiện sự dồn nén cảm xúc của bài thơ. Sử dụng những động từ mạnh, từ láy, điển tích.
Đề 2: Phân tích bài thơ “Cảnh ngày hè” - Nguyễn Trãi để thấy được niềm vui trước cảnh ngày hè và nỗi ước mong của tác giả.
* Các ý chính cần có:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
- Niềm vui trước cảnh ngày hè ( 6 câu đầu)
 + Tác giả viết bài thơ khi đã về ở ẩn tại Côn Sơn, thoát khỏi vòng danh lợi ở chốn quan trường.
 + Niềm vui nhàn hạ được “hóng mát” vào những ngày rỗi rãi.
 + Niềm vui được ngắm cảnh sắc mùa hè của quê hương; thích thú trước màu “lục” của tán hoè, trước sắc đỏ của hoa thạch lựu ngoài hiên, trước sen hồng trong ao.
 + Vui với niềm vui của bà con làng chài, với âm thanh cuộc sống bình dị, yên ả: “Lao xao chợ cá”; vui với tiếng ve dắng dỏi được ngân lên như một bản đàn trong buổi chiều tà. 
 + Tác giả dùng tất cả các giác quan của mình để cảm nhận ngày hè với tình yêu thiên nhiên, gắn bó với quê hương sâu sắc nhất.
- Nỗi ước mong của Nguyễn Trãi.
 + Nhà thơ ao ước có chiếc đàn của vua Thuấn để gảy lên khúc “Nam phong” đem lại cuộc sống bình yên, ấm no cho nhân dân.
 + Nhà thơ lấy sự ấm no, hạnh phúc của nhân dân làm niềm vui của mình. Đó là một biểu hiện của tấm lòng yêu nước của Nguyễn Trãi.
- Bài thơ “Cảnh ngày hè” thể hiện được tình yêu thiên nhiên và tấm lòng yêu nước, lo cho dân của Ức Trai.
- Ngôn ngữ thơ thâm trầm, bình dị; sử dụng điển tích “Ngu cầm”; xen vào câu lục ngôn tạo nên nét độc đáo cho bài thơ.
B. BÀI THƠ NHÀN - NGUYỄN BỈNH KHIÊM
1. Tác giả.
- Nguyễn Bỉnh Khiêm( 1491-1585), quê ở làng Trung Am, nay thuộc Vĩnh Bảo, ngoại thành Hải Phòng.
- Hiệu: Bạch Vân cư sĩ; được người đời suy tôn là Tuyết Giang phu tử ( người thầy sông Tuyết).
- Nguyễn Bỉnh Khiêm đỗ trạng nguyên (1535) và ra làm quan cho nhà Mạc 8 năm.
- Ông là người có uy tín và ảnh hưởng lớn với thời đại. Mặc dù về ở ẩn, ông vẫn tham vấn cho triều đình nhà Mạc.
- Nguyễn Bỉnh Khiêm là nhà thơ lớn của dân tộc. Ông để lại hai tập thơ lớn: Bạch Vân am thi tập (700 bài); Bạch Vân quốc ngữ thi (170 bài).
2. Tác phẩm.
* Xuất xứ: “Nhàn”là bài thơ Nôm trong “Bạch Vân quốc ngữ thi”.
* Nội dung: Thể hiện quan niệm sống “nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm: 
- Nhàn thể hiện sự ung dung phong thái thảnh thơi, vô sự trong lòng, vui với thú điền viên.
- Nhàn là nhận “dại” về mình, nhường “khôn” cho người, xa lánh chốn danh lợi bon chen, tìm về “nơi vắng vẻ”, sống hoà nhập với thiên nhiên để “di dưỡng tinh thần”.
- Nhàn là sống thuận theo lẽ tự nhiên, hưởng những thức có sẵn theo mùa ở nơi thôn dã mà không phải mưu cầu, tranh đoạt.
- Nhàn có cơ sở từ quan niệm nhìn cuộc đời là giấc mộng, phú quý tựa chiêm bao.
* Nghệ thuật:
- Sử dụng phép đối, điển cố.
- Ngôn từ mộc mạc, tự nhiên mà ý vị, giàu chất triết lí.
3. Gợi ý một số đề.
Đề 1: Quan niệm sống “nhàn” được thể hiện như thế nào trong bài thơ “Nhàn”- Nguyễn Bỉnh Khiêm ?
* Các ý chính cần có:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm
- Nội dung: Bài thơ như lời tâm sự thâm trầm, sâu sắc, khẳng định quan niệm sống “nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm là hoà hợp với tự nhiên, giữ cốt cách thanh cao, vượt lên trên danh lợi.
 + Nhàn là trở về cuộc sống thuần hậu, chất phác của một “lão nông tri điền”. Con người trí thức có danh vọng đương thời đã tìm thấy niềm vui trong cuộc sống lao động, làm bạn với cuộc sống giản dị nơi thôn dã.
 + Nhàn là tìm về “nơi vắng vẻ”, xa rời “chốn lao xao”. “Chốn lao xao” chính là nơi quan trường, chốn giành giật tư lợi, sang trọng, tấp nập ngựa xe, kẻ hầu người hạ, bon chen, luồn lọt còn “nơi vắng vẻ” là nơi tĩnh tại của thiên nhiên, nơi tâm hồn tìm thấy sự thảnh thơi. Vậy cái “dại” và “ khôn” ở đây thật ra là cách nói ngược, thâm trầm, ý vị, tự cho mình là “dại”, cho người là “khôn” vừa hóm hỉnh vừa pha chút mỉa mai.
 + Nhàn là sống chan hoà với thiên nhiên; sinh hoạt, ăn uống như những người dân quê chân lấm tay bùn: “Thu ăn măng trúc, đông ăn giá/ Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao”. Nguyễn Bỉnh Khiêm đã tìm thấy niềm vui, sự thanh thản trong cuộc sống “Thơ thẩn dầu ai vui thú nào”. “Thơ thẩn” là trạng thái thảnh thơi, trong lòng không có một chút tư lợi nào.
 + Nhàn là xem thường danh lợi, tránh xa nơi quyền quý. Nhịp thơ 2/5 ( Nhìn xem/ phú quý tựa chiêm bao) cho thấy rõ quan điểm của nhà thơ là xem phú quý như một giấc mộng; ông quay lưng lại với quyền quý, vật chất tầm thường.
- Đánh giá về quan niệm sống “nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm: Nhàn không phải chỉ là một tâm thế sống, niềm vui sống mà còn là một quan niệm sống, một triết lí sống. “Nhàn” là hoà hợp với tự nhiên, sống chan hoà với thiên nhiên để di dưỡng tinh thần. “Nhàn” là giữ cốt cách thanh cao, tránh xa vòng danh lợi, quyền quý.
- Nghệ thuật: Là bài thơ Nôm có ngôn ngữ tự nhiên, giản dị nhưng thâm trầm, sâu sắc. Sử dụng điển tích, điển cố
Đề 2: Phân tích bài thơ “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm để thấy được vẻ đẹp cuộc sống và vẻ đẹp nhân cách của nhà thơ.
* Các ý chính cần có:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
- Nội dung: Vẻ đẹp cuộc sống và vẻ đẹp nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm qua bài thơ “Nhàn”.
 +Vẻ đẹp cuộc sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm.
 • Cuộc sống thuần hậu thể hiện ngay trong hai câu thơ đầu. Cụ Trạng về sống giữa thôn quê như một “lão nông tri điền” với những công cụ lao động: mai để đào đất, cuốc để xới đất, cần câu để câu cá. Cách dùng số từ “một” cho thấy tất cả đã sẵn sàng, chu đáo. Cụ Trạng về với đời sống “tự cung tự cấp” một cuộc sống chất phác nguyên sơ.
 • Sống chan hoà với thiên nhiên – một cuộc sống đạm bạc mà thanh cao. Sự đạm bạc là những thức ăn quê mùa, dân dã như măng trúc, giá đỗ. Tác giả sinh hoạt giống như người dân quê cũng tắm hồ, tắm ao. Thế nhưng, đạm bạc chứ không khắc khổ mà đi với thanh cao. Cuộc sống thanh cao trong sự trở về với tự nhiên, mùa nào thức ấy.
 + Vẻ đẹp nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm.
 • Nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm đối lập với danh lợi, tác giả tìm về “nơi vắng vẻ”- là nơi không người cầu cạnh, là nơi tĩnh tại của thiên nhiên và nơi thảnh thơi của tâm hồn. Nhà thơ rời xa “chốn lao xao”- là chốn cửa quyền, là con đường hoạn lộ, nơi có kẻ hầu người hạ, ngựa xe tấp nập, bon chen, luồn cúi 
 • Nhà thơ giữ cốt cách thanh cao, vượt lên trên danh lợi. Ông nhận ra công danh, của cải, quyền quý chỉ là giấc chiêm bao.
- Khái quát vẻ đẹp bức chân dung Nguyễn Bỉnh Khiêm qua bài thơ “Nhàn”: Chân dung cuộc sống, chân dung nhân cách.
- Nghệ thuật: Sử dụng phép đối, điển cổ. Ngôn ngữ mộc mạc, tự nhiên mà ý vị, giàu chất triết lí

File đính kèm:

  • doctai lieu luu hanh(Bích).doc