Tài liệu Bồi dưỡng Giáo viên dạy Ngữ văn Lớp 10 - Những đổi mới ở phần văn học và phần văn học dân gian, văn học trung đại Việt Nam, văn học nước ngoài trong sách giáo khoa Ngữ văn 10 - Lã Nhâm Thìn

NỘI DUNG BÁO CÁO

A- NHỮNG ĐỔI MỚI Ở PHẦN VĂN HỌC (NÓI CHUNG)

B- NHỮNG ĐỔI MỚI Ở PHẦN VĂN HỌC DÂN GIAN

C- NHỮNG ĐỔI MỚI Ở PHẦN VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM

D- NHỮNG ĐỔI MỚI Ở PHẦN VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI

 

ppt22 trang | Chia sẻ: hienduc166 | Lượt xem: 527 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tài liệu Bồi dưỡng Giáo viên dạy Ngữ văn Lớp 10 - Những đổi mới ở phần văn học và phần văn học dân gian, văn học trung đại Việt Nam, văn học nước ngoài trong sách giáo khoa Ngữ văn 10 - Lã Nhâm Thìn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
 10 gồm sáu phần: Kết quả cần đạt, Tiểu dẫn, Văn bản, Hướng dẫn học bài, Ghi nhớ, Luyện tập. 	Cấu trúc bài học vừa hướng tới yêu cầu toàn diện, vừa xác định trọng tâm, vừa cung cấp kiến thức, vừa rèn luyện kỹ năng.b. Nội dung:- Kiến thức văn học trong sách Ngữ văn 10 rộng hơn: nhiều thể loại văn học hơn, nhiều kiểu văn bản hơn.	+ Phần văn học dân gian: đưa thêm truyền thuyết, truyện cười, ca dao hài hước. Có những văn bản, những trích đoạn mới.	+ Phần văn học trung đại: tăng thêm đáng kể văn bản nghị luận, đưa thêm các kiểu văn bản sử ký, văn bia, tựa.	+ Phần văn học nước ngoài: đưa thêm thơ haikư (Nhật Bản) vào đọc thêm.- Kiến thức văn học sử trong sách Ngữ văn 10 có phần nhẹ hơn so với sách Văn học 10:	+ Chương trình Ngữ văn 10 hướng chủ yếu vào đọc văn, những tri thức về tác phẩm, về thể loại chứ không phải văn học sử. Tri thức văn học sử chủ yếu giúp cho đọc văn có căn cứ về ngữ cảnh lịch sử. 	+ Sách Ngữ văn 10 có 5 bài văn học sử trong đó 3 bài về lịch sử văn học, 2 bài về tác gia văn học: Nguyễn Trãi, Nguyễn Du. B-NHỮNG ĐỔI MỚI Ở PHẦN 	VĂN HỌC DÂN GIAN1- Về cấu trúc chương trình2- Về nội dung1- Về cấu trúc chương trình	 	SGK Ngữ văn 10 không có những thay đổi lớn so với SGK Văn học 10. 	- Bài văn học sử: Khái quát văn học dân gian Việt Nam.	- Các bài học được sắp xếp theo lịch sử thể loại: 	+ Tự sự dân gian với sử thi (Đăm Săn), truyền thuyết (Truyện An Dương Vương và Mị Châu-Trọng Thủy), truyện cổ tích (Tấm Cám), truyện cười (Tam đại con gà, Nhưng nó phải bằng hai mày), truyện thơ (Tiễn dặn người yêu).	+ Trữ tình dân gian với ca dao (ca dao than thân, yêu thương, tình nghĩa, ca dao hài hước). 2. Về nội dung	- Nhiều thay đổi về văn bản văn học, nội dung bài học. 	Xem bảng so sánh sau:Thể loạiSGK Văn 10SGK Ngữ văn 10Sử thi Đăm Săn- Trích đoạn Đi bắt nữ thần Mặt Trời- Trích đoạn Chiến thắng Mtao Mxây Truyền thuyết- Không học- Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng ThủyTruyện cổ tích- Chử Đồng Tử- Làm theo vợ dặn- Tấm CámTruyệncười- Không học- Tam đại con gà- Nhưng nó phải bằng hai mày Truyệnthơ- Thân em chỉ bằng thân con bọ ngựa (trích Tiễn dặn người yêu)- Vượt biển (trích Vượt biển) - Đọc thêm: Lời tiễn dặn (trích Tiễn dặn người yêu)Ca dao- Những câu hát than thân- Những câu hát tình nghĩa- Không học ca dao hài hước- Ca dao than thân, yêu thương, tình nghĩa- Ca dao hài hước	Sự thay đổi văn bản văn học và nội dung bài học ở phần VHDG là hướng tới những mục đích:	- Thấy được khá đầy đủ diện mạo VHDG. 	- Thấy được những giá trị cơ bản của VHDG:C- NHỮNG ĐỔI MỚI Ở PHẦN VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM I- ĐỔI MỚI VỀ CẤU TRÚC VÀ NỘI DUNG1. Về cấu trúc chương trình	a. Văn học trung đại Việt Nam được chia thành bốn giai đoạn theo tiến trình lịch sử và các văn bản tác phẩm được sắp xếp theo cụm thể loại	b. Việc phân chia giai đoạn văn học trung đại Việt Nam ở sách Ngữ văn 10 có khác so với sách Văn học 102. Về nội dung	a- SGK Ngữ văn 10 đưa thêm một số thể loại văn học mới (hoặc kiểu văn bản), một số tác phẩm mới, trích đoạn mới	b- Bổ sung một số nội dung kiến thức mới hoặc cách nhìn mới về văn học sử, về những tác phẩm đã được chọn dạy trong sách Văn học 10	c - Một số vấn đề, một số bài cụ thể có một số điểm mới cần lưu ýII- ĐỔI MỚI VỀ PHƯƠNG PHÁP2- Chú trọng cung cấp tri thức đọc hiểu1- Chú trọng phương pháp tích hợpa. Văn học trung đại Việt Nam được chia thành bốn giai đoạn theo tiến trình lịch sử và các văn bản tác phẩm được sắp xếp theo cụm thể loại:- Trữ tình: thơ, phú, ngâm khúc.- Nghị luận: cáo, tựa, văn bia.Tự sự: sử kí, truyện văn xuôi, truyện thơ Nôm.Nhìn chung nội dung kiến thức trong chương trình và SGK Ngữ văn 10 được trình bày theo hệ thống thể loại, kết hợp với tiến trình lịch sử văn học. - Ưu điểm của cách cấu trúc chương trình và SGK mới:	+ Làm nổi bật đặc trưng của kiểu văn bản, giúp người học cách tiếp cận, khai thác văn bản.	+ Biết cách vận dụng kiểu văn bản, sáng tạo văn bản.b. Việc phân chia giai đoạn văn học trung đại Việt Nam ở sách Ngữ văn 10 có khác so với sách Văn học 10:Giai đoạnSGK Văn 10 SGK Ngữ văn10IThế kỉ X - Thế kỉ XVThế kỉ X - Thế kỉ XIVIIThế kỉ XVI-Nửa đầu thế kỉ XVIIIThế kỉ XV- Thế kỉ XVIIIIICuối TK XVIII-Nửa đầu TK XIXThế kỉ XVIII - Nửa đầu TK XIXIVCuối thế kỉ XIXCuối thế kỉ XIX- Cơ sở khoa học để phân kì lịch sử văn học là dựa vào sự phát triển về tư duy văn học, về nội dung, về thể loại và ngôn ngữ văn học.- Do việc sắp xếp tác phẩm theo thể loại trong từng giai đoạn văn học nên có những tác phẩm ở SGK Văn 10 được đưa vào SGK Ngữ văn 11. a- SGK Ngữ văn 10 đưa thêm một số thể loại văn học mới (hoặc kiểu văn bản), một số tác phẩm mới, trích đoạn mới:- Thể loại văn học: sử ký, văn bia, tựa.- Tác phẩm văn học (kể cả văn bản học chính thức và văn bản đọc thêm): tổng số là 12 tác phẩm hoặc trích đoạn mới - Tăng một số lượng đáng kể những văn bản nghị luận, trong đó có cả nghị luận xã hội và nghị luận văn học. Mục đích:	+ Chú ý bản chất văn hóa của văn học.	+ Giúp học sinh vận dụng văn học trong cuộc sống. - Việc đưa thêm vào SGK một số thể loại, một số tác phẩm mới là phù hợp với quan niêm văn học thời trung đại đồng thời giúp học sinh:	+ Thấy được tính chất đa dạng, phong phú, toàn diện của văn học trung đại Việt Nam.	+ Biết cách đọc hiểu nhiều kiểu văn bản khác nhau. 	+ Vận dụng kiến thức văn học vào đời sống.b- Bổ sung một số nội dung kiến thức mới hoặc cách nhìn mới về văn học sử, về những tác phẩm đã được chọn dạy trong sách Văn học 10:- Văn học sử về thời kì văn học trung đại: đưa thêm:	+ Các thành phần của văn học từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX	+ Cảm hứng thế sự.	+ Khuynh hướng trang nhã và và xu hướng bình dị...- Văn học sử về tác giả Nguyễn Trãi: nhấn mạnh:	+ Vị trí đỉnh cao của Nguyễn Trãi cả về tư tưởng và thành tựu nghệ thuật. 	+ Vị trí hàng đầu về văn chính luận	+ Vị trí khai sáng thơ ca tiếng Việt.- Văn học sử về tác giả Nguyễn Du: nhấn mạnh:	+ Sáng tạo ở nội dung cảm hứng.	+ Sáng tạo về thể loại. - Tác phẩm Chinh phụ ngâm: trích đoạn phù hợp với cảm hứng chủ đạo của khúc ngâm.	- Việc bổ sung những kiến thức mới hoặc cách nhìn mới ở các vấn đề quen thuộc là cần thiết, bảo đảm tính cập nhật - cập nhật về khoa học và cập nhật với đời sống.c - Một số vấn đề, một số bài cụ thể có một số điểm mới cần lưu ý:- Bài Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỷ X đếnhết thế kỷ XIX 	Cơ sở khoa học để chia các giai đoạn văn học: sự phát triển về tư duy nghệ thuật, về nội dung, về thể loại và ngôn ngữ văn học.- Văn học từ thế kỷ X đến thế kỷ XVII (gồm hai giai đoạn: Thế kỉ X - thế kỉ XIV và Thế kỉ XV- Thế kỉ XVII): 	+ Tư duy văn học: quan niệm “văn, sử, triết bất phân”, “thi dĩ ngôn chí”, “văn dĩ tải đạo” (đạo Nho và đạo lý nói chung). 	+ Cảm hứng chủ đạo: cảm hứng yêu nước, khẳng định dân tộc và vương triều phong kiến. 	+ Thể loại văn học: tiếp thu phương Bắc, dân tộc hoá thể loại văn học nước ngoài. 	+ Ngôn ngữ văn học: chữ Hán, ngôn ngữ văn chương bác học. - Văn học từ thế kỷ XVIII đến thế kỷ XIX (gồm hai giai đoạn: Thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX và Cuối thế kỉ XIX): 	+ Tư duy văn học: phân biệt văn với sử, với triết, quan niệm sáng tác từ “những điều trông thấy”. 	+ Cảm hứng chủ đạo: nhân văn, khẳng định con người (có con người cá nhân).	+ Thể loại: các thể loại văn học dân tộc, văn chương hình tượng. 	+ Ngôn ngữ văn học: chữ Nôm, ngôn ngữ đời sống...Thêm- Bài Nguyễn Trãi: 	Về tư tưởng: ý thức dân tộc phát triển tới đỉnh cao và rất sâu sắc. .	Về yếu tố nhân bản: Con người trần thế trong người anh hùng Nguyễn Trãi.	Về văn chính luận: văn học dân tộc đã có nhà văn chính luận. Nghệ thuật văn chính luận đạt tới trình độ mẫu mực (xác định đối tượng, sử dụng bút pháp thích hợp, nghệ thuật kết cấu, lập luận chặt chẽ, kết hợp tư duy lôgic và tư duy hình tượng...	Về vai trò khai sáng thơ ca tiếng Việt, với Quốc âm thi tập, văn học dân tộc có bước phát triển nhảy vọt: xuất hiện trong thực tế dòng văn học viết tiếng Việt, thể loại thơ Nôm Đường luật. Tiếng Việt trở thành ngôn ngữ văn học.- Bài Nguyễn Du: * Sáng tạo ở nội dung cảm hứng:	+ Nhận thức mới và lí giải lại triết lí của Kim Vân Kiều truyện.	+ Xuất phát từ "những điều trông thấy mà đau đớn lòng" .	+ Giá trị hiện thực: phê phán hiện thực một cách sắc sảo và ước mơ đầy lãng mạn về một xã hội công bằng, tốt đẹp. 	+ Giá trị nhân đạo: khẳng định quyền sống của con người trần thế.	*Sáng tạo về mặt thể loại:	Truyện Kiều vừa có khả năng tự sự, vừa có khả năng trữ tình.	+ Nghệ thuật tự sự: lựa chọn chi tiết tiêu biểu, ngôn ngữ kể chuyện kết hợp với bộc lộ thái độ và cảm xúc, xây dựng nhân vật (bút pháp ước lệ, bút pháp tả thực).	+ Nghệ thuật trữ tình: trực tiếp bộc lộ cảm xúc, tham gia vào sự kiện, hoá thân vào nhân vật. Nghệ thuật "tả cảnh ngụ tình". Tác dụng nghệ thuật của thể thơ lục bát. 1- Chú trọng phương pháp tích hợp:	- Kết hợp cả ba phần Văn, Tiếng Việt, Làm văn.	 	Qua đọc hiểu văn bản mà cung cấp cho HS cả tri thức, cả kĩ năng về văn, tiếng Việt và làm văn.	* Ví dụ giảng Đại cáo bình Ngô 	- Tích hợp kĩ năng về tiếng Việt: sử dụng từ ngữ chính xác, giàu giá trị biểu đạt, biểu cảm:	+ Phân tích ý nghĩa nhan đề Bình Ngô đại cáo: tác dụng biểu đạt, biểu cảm của từ Ngô.	+ Tính chất hiển nhiên, vốn có từ lâu đời của nước Đại Việt độc lập, tự chủ qua từ ngữ: "từ trước", "vốn xưng", "đã lâu", "đã chia", "cũng khác" (nguyên văn chữ Hán: "duy ngã", "thực vi", "kí thù", "diệc dị"). Thêm- Tích hợp kĩ năng về Làm văn: 	+ Kết cấu bài Đại cáo bình Ngô rất tiêu biểu cho kết cấu bài văn chính luận. 	Phần mở đầu nêu nguyên lí, chân lí. 	Phần thứ hai soi tiền đề đã được thừa nhận ở phần đầu vào thực tiễn 	Phần cuối rút ra kết luận trên cơ sở tiền đề và thực tiễn. 	+ Bài Đại cáo bình Ngô là áng văn chính luận nhưng giàu sắc thái văn chương hình tượng: sử dụng hình ảnh để biểu đạt cảm xúc, tư tưởng. Sử dụng văn tự sự thuật lại quá trình cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Sử dụng văn miêu tả khắc hoạ những trận đánh v.v...2- Chú trọng cung cấp tri thức đọc hiểu:	- Tri thức về văn hoá trung đại (tư tưởng Nho, Phật, Đạo, những đặc thù trong quan niệm nhân sinh, thẩm mĩ v.v... ). 	- Tri thức về thể loại: đặc trưng thể loại về nội dung, hình thức...XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN !

File đính kèm:

  • ppttai_lieu_van_10_cho_gv.ppt