Bài Viết Tập Làm Văn Số 1 Lớp 6 Trường THCS Thị Trấn Khe Tre

* Đề bài: Hãy kể một truyện dân gian đã biết ( truyện Truyền thuyết, cổ tích) bằng lời văn sáng tạo của em.

 * Yêu cầu về kiến thức: HS viết được một bài văn tự sự có nội dung: nhân vật, sự việc , thời gian, địa điểm, nguyên nhân, kết quả theo các bước:

- Tìm hiểu đề

- Tìm ý

- Lập dàn ý, viết bài.

- KT bài

 * Hình thức bài không quá 400 chữ, bố cục rõ ràng, chữ viết sạch sẽ, không sai lỗi chính tả, lỗi câu, lỗi diễn đạt.

 * Yêu cầu về kĩ năng:

 - Trình bày rõ ràng, mạch lạc trôi chảy.

 - Vận dụng kiến thức đã học để viết một văn bản tự sự.

 

doc10 trang | Chia sẻ: hongmo88 | Lượt xem: 5036 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài Viết Tập Làm Văn Số 1 Lớp 6 Trường THCS Thị Trấn Khe Tre, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
 PHÒNG GD& ĐT NAM ĐÔNG 
TRƯỜNG THCS THỊ TRẤN KHE TRE 
 BÀI VIẾT TẬP LÀM VĂN SỐ 1 LỚP 6
 * Đề bài: Hãy kể một truyện dân gian đã biết ( truyện Truyền thuyết, cổ tích) bằng lời văn sáng tạo của em.
 * Yêu cầu về kiến thức: HS viết được một bài văn tự sự có nội dung: nhân vật, sự việc , thời gian, địa điểm, nguyên nhân, kết quả theo các bước:
- Tìm hiểu đề	
- Tìm ý
- Lập dàn ý, viết bài.
- KT bài
 * Hình thức bài không quá 400 chữ, bố cục rõ ràng, chữ viết sạch sẽ, không sai lỗi chính tả, lỗi câu, lỗi diễn đạt... 
 * Yêu cầu về kĩ năng: 
 - Trình bày rõ ràng, mạch lạc trôi chảy.
 - Vận dụng kiến thức đã học để viết một văn bản tự sự.
* Đáp án:
 - Mở bài.Giới thiệu truyện dân gian mà em đã học bằng lời văn của em.
- Thân bài: Kể trình tự câu chuyện đan xen bằng lời của em.nhân vật, sự việc, diễn biến 
 - Kết bài: kết quả và ý nghĩa của truyện.Nêu lên tình cảm của em.
 * Biểu điểm: 
	- Điểm 9 - 10: Đảm bảo được yêu cầu trên, có nhiều sáng tạo trong bài viết.
	- Điểm 7 - 8: Bố cục rõ ràng, đáp ứng tương đối tốt các yêu cầu trên nhưng còn mắc 3,4 lỗi chính tả.
	- Điểm 5 - 6: Bài đạt yêu cầu về nội dung, chữ viết rõ ràng nhưng còn mắc 4,5 lỗi chính tả, 2 lỗi diễn đạt.
	- Điểm 3 - 4: Nội dung sơ sài, chữ viết xấu, sai lỗi chính tả,lỗi diễn đạt...
	- Điểm 1 - 2: Bài viết yếu, bố cục không rõ ràng.
	- Thu bài, nhận xét giờ kiểm tra.
 PHÒNG GD& ĐT NAM ĐÔNG 
 TRƯỜNG THCS THỊ TRẤN KHE TRE 
KIỂM TRA VĂN HỌC
MÔN : NGỮ VĂN 6
 I . MA TRẬN
	Mức độ
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng số điểm
Chủ đề 1: 
Truyền thuyết
Định nghĩa truyền thuyết.Những truyện đã đọc
2đ=20%
2đ=20%
Chủ đề 2: 
Truyện ST-TT
Những chi tiết tưởng tượng kì ảo trong truyện ST-TT
3đ=30%
3đ=30%
Chủ đề 3: 
Thạch Sanh
Viết đoạn văn cảm nhận về nhân vật
3đ=30%
3đ=30%
Chủ đề 4 :
Em bé thông minh
Kể lại các lần thử thách mà em bé vượt qua
2đ=20%
3đ=30%
2đ=20%
Tổng số câu 04
 4đ=40%
 3đ=30% 
 3đ =30% 
 10đ=100%
* Chú thích: 
a. Đề được thiết kế với tỉ lệ 40% nhận biết, 30% thông hiểu, 30% vận dụng (1), tất cả các câu trên đều tự luận.
b. Cấu trúc bài: 4 bài
c. Cấu trúc câu hỏi: 4 câu
II.ĐỀ KIỂM TRA:
 Câu 1: Thế nào là truyền thuyết? Kể tên các truyền thuyết vừa học? ( 2đ)
 Câu 2: Hãy nêu những chi tiết tưởng tượng kì ảo trong truyện Sơn Tinh-Thủy Tinh (3đ )Truyện giải thích điều gì ?
 Câu 3: Trong “truyện em bé thông minh” em bé đã trải qua mấy lần thử thách ? Đó là những lần nào ?( 2điểm)
 Câu 4 : Viết đoạn văn ngắnkhoảng 5 đến 7 dòng nói lên suy nghĩ của em sau khi học xong truyện “Thạch Sanh: (3 điểm)
 III ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM
Câu 1( 2điểm): Truyền thuyết là truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ;
- Thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo.
- Thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử.
- Nhiều truyền thuyết thời vua Hùng có mối quan hệ chặt chẽ với thần thoại.
VD: Con rồng cháu tiên, Sơn Tinh, Thuỷ Tinh, Bánh chưng, bánh giầy.Thánh Gióng...
Câu 2: Những chi tiết tưởng tượng kì ảo trong truyện ST-TT.
 -Tài năng, phép lạ của ST-TT
 - Những món sính lễ kì lạ
 - Cuộc giao tranh của ST-TT
 => Truyện giải thích hiện tượng lũ lụt hằng năm ở đồng bằng Bắc Bộ.
 Câu 3: Sự thông mimh của em bé trải qua 4 lần thử thách.
 -Lần1: câu đố của viên quan:Trâu một ngày cày được mấy đường ?
 - Lần 2: Câu đố của nhà vua : Nuôi làm sao để trâu đực đẻ thành chín con ?
 - Lần 3: Làm 3 cỗthức ăn bằng con chim sẻ ?
 - Lần 4: Câu hỏi của sứ thần nước ngoài: Làm cách nào để sâu sơị chỉ qua đường ruột ốc vặn rất dài ?
Câu 4 ( 4 điểm): 
MĐ: Giới thiệu chung về tác phẩm.
	TĐ: Vẻ đẹp của hình tượnh Thạch Sanh .... Thạch Sanh lạp nhiều chiến công hiển hách. Là một người thật thà tốt bụng.....đối lập với lí thông dối trá , nham hiểm,
 	KĐ: Khẳng định ý nghĩa truyện.
 PHÒNG GD& ĐT NAM ĐÔNG 
 TRƯỜNG THCS THỊ TRẤN KHE TRE
 VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2 MÔN : LỚP 6
I. Đề bài: Kể về người mà em quý mến.
* Yêu cầu kiến thức:
- Thể loại: Văn tự sự ( kể chuyện)
- Nội dung: + kể về người (Ông bà,cha mẹ, anh chị,thầy cô, bạn .......
 + người mà em quý 
* Yêu cầu kĩ năng: trình bày mạch lạc rõ ràng trôi chảy. Vận dụng kiến thức đã học để tạo lập một văn bản tự sự.
II. Đáp án: 
* Mở bài ; Giới thiệu chung về người được kể.
* Thân bài : Kể chi tiết
- Hình dáng
- Tính tình
- Việc làm
- Một kỉ niệm sâu sắc giữa em và người được kể.
- Tình cảm của người đó đối với mình
* Kết bài : Cảm nghĩ của em về người được kể.
III. Biểu điểm 
 - Điểm 9-10: Bài viết lưu loát, có cảm xúc biết lựa chọn những chi tiết, hình ảnh tiêu biểu khi kể, trình bày sạch.
 - Điểm 7- 8: Hành văn mạch lạc, tình cảm sâu sắc, bố cục bài hợp lý, còn mắc một vài lỗi chính tả.
 - Điểm 5- 6: Bài viết đủ 3 phần, song chưa biết lựa chọn những chi tiết, hình ảnh tiêu biểu khi kể, còn mắc một vài lỗi chính tả.
 - Điểm 3- 4: Bố cục bài chưa hợp lý, diễn đạt chưa lưu loát, còn mắc nhiều lỗi.
 - Điểm 1- 2: Bố cục bài chưa hoàn chỉnh, diễn đạt yếu, còn mắc quá nhiều lỗi
 - Điểm 0: Bỏ giấy trắng.
 PHÒNG GD& ĐT NAM ĐÔNG 
 TRƯỜNG THCS THỊ TRẤN KHE TRE 
 KIỂM TRA TIẾNG VIỆT LỚP 6
 I. MA TRẬN
	Mức độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng
Thấp
Cao
Chủ đề 1 từ và cấu tạo từ Tiếng Việt
Nhận biết từ ghép từ láy
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ
1
1đ
10%
Số câu 1
1đ
10%
Nghĩa của từ
Nắm nội dung của nghĩa của từ,giải thích nghĩa
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ
1
2đ
20%
Số câu 1
2đ
20%
Chữa lỗi dùng từ 
Phát hiện lỗi và sữa lỗi
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ
1
2đ
20%
Số câu 1
2đ
20%
Từ mượn
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ:
Cụm danh từ
Nhớ lại khái niệm từ mượn
1a
1
10%
Vận dụng kiến thức về từ mượn để tìm một số từ mượn.
1b
1
10%
Vận dụng kiến thức để viết đoạn văn
Số câu1
2đ 
20%
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ
1
3đ
30%
Số câu 1
3đ
30%
Tổng
Số câu 1,5 
2đ=20%
Số câu 1 2đ=20%
 Số câu 1,5
 3đ=30%
Số câu 1
3đ=30%
Số câu 5
10đ=100%
* Chú thích: 
a. Đề được thiết kế với tỉ lệ 20% nhận biết, 20% thông hiểu, 30% vận dụng (1), 30% vận dụng (2)tất cả các câu trên đều tự luận.
b. Cấu trúc bài: 4 bài
c. Cấu trúc câu hỏi: 5 câu
II.ĐỀ KIỂM TRA:
Câu 1: (1 Điểm)
 Phân biệt từ ghép,từ láy, trong các từ sau: Thút thít, long lanh, rì rào, lom khom, bánh xốp, hoa hồng, nguồn gốc.
Câu 2( 2 điểm): Giải thích các từ sau theo các cách đã biết. Các từ trên giải thích bằng cách nào?
 Hèn nhát, giếng.
Câu 3(2 điểm): 
 a) Từ mượn là gì? 
 b) Hãy kể tên một số từ mượn về đồ dùng học tập của em .
Câu 4(2điểm)
 Chữa lỗi dùng từ trong các câu sau.
Tiếng Việt có khả năng diễn tả linh động mọi trạng thái tình cảm .
Quyển sách này rất hay nên em rất thích đọc quyển sách này.
 Câu 5: Viết đoạn văn từ 3- 5 câu kể về người bạn mà em yêu quí trong đó có sử dụng ít nhất hai cụm danh từ.( 3 điểm)
III ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM (10điểm) 
 Câu 1: (1điểm)Từ ghép: bánh xốp, hoa hồng, nguồn gốc.
 Từ láy: Thút thít, long lanh, rì rào, lom khom.
 Câu 2: (2điểm): - Hèn nhát: Thiếu can đảm -> Giải thích bằng cách đưa ra từ đồng nghĩa, trái nghĩa.
Giếng: Hố đào thẳng đứng, sâu vào lòng đất, thường để lấy nước -> Trình bày khái niệm
 Câu 3:(2điểm)
Từ mượn là những từ được vay mượn từ tiếng của nước ngoài để làm giàu cho vốn từ tiếng Việt.
 Đồ dùng học tập như: Com-pa, Ê-ke, tẩy.
 Câu 4:(2điểm): a) Thay linh động bằng sinh động 
 b) Lặp từ quyển sách này thay bằng nó.
 Câu 5:(3điểm) Viết đúng đoạn văn từ 3- 5 câu kể về người bạn và tình cảm của em với bạn có sử dụng 1- 2 cụm danh từ chính xác.Đoạn văn kể sơ lược về người bạn của em .Trình bày mạch lạc.
 PHÒNG GD& ĐT NAM ĐÔNG 
 TRƯỜNG THCS THỊ TRẤN KHE TRE 
 VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3 LỚP 6
 Đề bài: Hãy kể về những đổi mới ở quê hương em.
 A. Đáp án :
 a. Yêu cầu chung:
 - Hình thức: Bài làm đảm bảo sạch sẽ, rõ ràng, trình bày rõ theo bố cục 3 phần. 
 - Thể loại: Văn tự sự-Kể chuyện đời thường.
 - Nội dung: Kể việc, kể về những đổi mới ở quê em.
 b. Yêu cầu cụ thể: Bài làm theo dàn ý sau:
 * Mở bài: Giới thiệu quê hương em. Khái quát sự đổi mới và cảm xúc của em.
 * Thân bài: - Quê em cách đây mười năm nghèo nàn , lạc hậu , buồn tẻ và lặng lẽ.
 - Quê em hôm nay đổi mới toàn diện và nhanh chóng.
 +Những con đường lầy lội trước kia nay đã được rải nhựa, bê tông hoá, hai bên trồng những hàng cây toả bóng mát....
 +Những ngôi nhà mới ,cao tầng thay cho những căn nhà trước đây lợp lá cọ, tranh phên tre ộp ẹp...
 + Trường học hai tầng khang trang được xây dựng với đầy đủ tiện nghi, dụng cụ tiện cho việc học tập nâng cao chất lượng.
 + Trạm xá, uỷ ban, nhà văn hoá thôn cũng vừa được xây dựng lại trông thật bề thế khang trang đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân và có nơi tổ chức hội họp sinh hoạt vui chơi...
 + Đường rải nhựa, đường bê tông quanh co vào từng ngõ xóm...
 - Đổi mới trong cách sống của mỗi gia đình, trong nếp làm , sinh hoạt , suy nghĩ
 + Mọi nhà đã có đủ tiện nghi sinh hoạt của gia đình: điện đài, ti vi, xe máy...
 + Có cuộc sống vật chất, tinh thần tương đối thoải mái, đầy đủ.
 + Mọi người biết đoàn kết yêu thương giúp đỡ nhau
 + Đổi mới trong cách làm ăn, biết tiếp thu những cái mới những thành tựu khoa học, biết động viên, đầu tư cho con em học hành.
* Kết bài: - Quê em trong tương lai. 
 - Cảm xúc suy nghĩ và ước mơ của em.
 B. Biểu điểm:
 - Điểm 9-10: Đạt được những yêu cầu trên, Bài viết lưu loát, mạch lạc, có cảm xúc biết lựa chọn những chi tiết, hình ảnh tiêu biểu khi kể, xây dựng được những tình tiết hay, có thể mắc vài lỗi nhỏ về chính tả.
- Điểm 7-8: Bài làm khá, hành văn mạch lạc, có cảm xúc, bố cục hợp lý, rõ ràng mắc một vài lỗi về chính tả, diễn đạt.
- Điểm 5-6: Nắm được cách kể chuyện theo mạch cảm xúc song chưa biết lựa chọn những chi tiết, hình ảnh tiêu biểu khi kể, ý còn nghèo, mắc không quá 7 lỗi chính tả, diễn đạt.
- Điểm 3-4: Chưa nắm vững phương pháp kể chuyện,văn viết rối rắm khó theo dõi, bố cục không rõ ràng. Mắc nhiều lỗi chính tả, diễn đạt.
 - Điểm 1-2: Bài làm quá sơ sài chiếu lệ, nội dung không rõ ràng, không theo dõi đươc.

File đính kèm:

  • docITIÊT.doc