Bệnh trứng cá - Nguyên nhân và xử trí (phần I)
Mụn trứng cá là một bệnh của nang lông tuyến bã được biểu hiện với nhiều hình thái tổn thương đa dạng như nhân, sẩn, mụn mủ, cục, nang Khi nặn ra thấy có nhân như trứng cá có tên goại là TRỨNG CÁ.
Bệnh có thể để lại hậu quả sẹo lồi, sẹo lõm, sẹo quá phát; trừng hợp nhiễm khuẩn biến chứng còn nguy hiểm hơn
Bệnh xuất hiện nhiều nhất ở nam, nữ tuổi dậy thì (có tuổi học đường) cho đến 30 - 40 tuổi. Một số trường hợp trứng cá giảm dần, nhưng còn rất nhiều bệnh nhân tiến triển dai dẳng, từng đợt phát triển.
Bệnh trứng cá nếu không được điều trị kịp thời, phù hợp có thể để lại sẹo vĩnh viễn gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống.
BỆNH TRỨNG CÁ NGUYÊN NHÂN VÀ XỬ TRÍ(Phần I) Giới thiệuMụn trứng cá là một bệnh của nang lông tuyến bã được biểu hiện với nhiều hình thái tổn thương đa dạng như nhân, sẩn, mụn mủ, cục, nangKhi nặn ra thấy có nhân như trứng cá có tên goại là TRỨNG CÁ. Bệnh có thể để lại hậu quả sẹo lồi, sẹo lõm, sẹo quá phát; trừng hợp nhiễm khuẩn biến chứng còn nguy hiểm hơn Bệnh xuất hiện nhiều nhất ở nam, nữ tuổi dậy thì (có tuổi học đường) cho đến 30 - 40 tuổi. Một số trường hợp trứng cá giảm dần, nhưng còn rất nhiều bệnh nhân tiến triển dai dẳng, từng đợt phát triển. Bệnh trứng cá nếu không được điều trị kịp thời, phù hợp có thể để lại sẹo vĩnh viễn gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống. -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Bác sĩ TTUT Phạm Huy Hoạt (5-2014) – Nguồn TK từ SK ĐS & tư liệu cá nhân1.1- Nang lông Nang lông dài: Có ở da đầu, râu, lông nách, lông mu. ở những nơi này lông mọc toàn bộ, tuyến bã bao quanh nang lông không phát triển, chất bã được bài xuất qua những ống ngắn đến nang lông, cổ nang lông rồi ra ngoài.Nang lông tơ: Nằm rải rác trên toàn bộ da cơ thể (trừ lòng bàn tay, bàn chân). - Nang lông tơ không có tuyến bã, - Nang lông tơ có kích thước nhỏ, nhưng tế bào tuyến bã có thể tích lớn dẫn đến kích thước tuyến bã ở nang lông tơ lớn hơn ở nang lông dài. 1. Cấu tạo nang lông, tuyến bã1. Cấu tạo nang lông, tuyến bã (tiếp)1.2 Tuyến bã và hoạt động của tuyến bã - Tuyến bã là chùm nang chia nhánh, nang tuyến bã có đường kính từ 0,2 -2mm. Tế bào tuyến có 2 loại: tế bào chế tiết nằm phía trong (kích thước lớn, bào tương có nhiều hạt mỡ) và tế bào tuyến ít biệt hoá nằm sát màng đáy (có khả năng phân chia, chứa nhiều ARN và các loại men esterase, phosphatase). - Hoạt động của tuyến bã chịu tác động lớn của hormon (nhất là hormon sinh dục nam), ngoài ra còn phụ thuộc vào một số yếu tố khác như di truyền, kích thích. - Chất bã là một hợp chất vô khuẩn, được tiết ra lên trên bề mặt da, làm dẻo hoá lớp sừng có tác dụng giữ độ ẩm và bảo vệ da chống lại vi khuẩn, virus và nấm.- Vùng mặt, tuyến bã phát triển gấp 5 lần so với nơi khác. Đây là lý do tại sao trứng cá hay có ở mặt.So sánh tuyến bã & nang lông1=Tuyến bã của nang lông dài ( tóc, lông nách..)2=Tuyến bã của nang lông tơ (long vùng mặt)122. Nguyên nhân hình thành trứng cá2.1. Cơ chế chính gây nên trứng cá:Sự tăng tiết bã nhờn: Tuyến bã có sự biến đổi liên quan với các hormon, đặc biệt là hormon sinh dục nam và trong đó Testosteron là hormon có hiệu lực chủ yếu ở da đối với tế bào tuyến bã. Vì vậy, người ta coi trứng cá là một trong những dấu hiệu quan trọng nhất của tuổi thành niên Sừng hoá cổ nang lông tuyến bã: sự dầy sừng này là do tác dụng kích thích của chất bã lên thành nang lông và sự thay đổi trong quá trình sừng hoá tại lòng nang lông. Vai trò của vi khuẩn trong nang lông: trực khuẩn Propionibacterium acnes (P. acnes) và một số nấm men Pityrosporum ovale ở một số nang tuyến bã. Ngoài ra, một số yếu tố ngoại cảnh như nóng ẩm, khói bụi hay các chất như sinh diêm, mỹ phẩm có nhiều chất béo tạo ra sự ứ đọng chất bã, làm bít tắc lỗ chân lông. 2.2 Chất bã bị ứ đọng tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển ở phần dưới cổ nang lông tuyến bã - Phản ứng viêm hình thành trứng cá sẩn, mụn mủ, cục và mụn nang.- Các yếu tố hoá ứng động bạch cầu sẽ giải phóng hydrolase thấm vào thành và làm yếu thành nang lông gây viêm và vỡ cùng nhân trứng cá vào lớp trung bì, phản ứng viêm hình thành trứng cá sẩn, mụn mủ, cục và nang.Cơ chế hình thành mụn trứng cá
File đính kèm:
- BỆNH TRỨNG CÁ (P1).ppt