Bệnh trứng cá - Nguyên nhân và xử trí (phần III)
Đa số người bị mụn trứng cá trong thời kì thanh thiếu niên nếu không để nhiễm khuẩn thì có thể tự khỏi.
Một số trường hợp kèm theo các rối loạn nội tiết, viêm tổ chức dưới da.cần đi khám thày thuốc chuyên khoa.
BS Phạm Huy Hoạt biên soạn & tổng hợp BỆNH TRỨNG CÁ NGUYÊN NHÂN VÀ XỬ TRÍ(Phần III: Xử trí & điều trị) I. Thái độ xử trí chungĐa số người bị mụn trứng cá trong thời kì thanh thiếu niên nếu không để nhiễm khuẩn thì có thể tự khỏi. Một số trường hợp kèm theo các rối loạn nội tiết, viêm tổ chức dưới da...cần đi khám thày thuốc chuyên khoa. Giữ vệ sinh da dẻ nói chung và da vùng mặt, mũi, cằm nói riêng, không để mồ hôi, bụi bẩn, khói ảnh hưởng xấu đến daHạn chế ăn uống các chất kích thích mạnh như rượu bia, cà-fê, tiêu ớtTăng cường ăn các chất có nhiều vitamin A, vitamin CThái độ xử trí chung (tiếp)Không lạm dụng các hóa mĩ phẩm, nhất là các loại không rõ nguồn gốc, không rõ thành phần. Không nên cố tình nặn, chích mụn trứng cá, vì chỉ làm tổn thương và tạo nhiều cơ hội nhiểm khuẩn.Nếu tổn thương mọc quanh miệng mũi, có mủ, khi nặn không vô khuẩn có thể gây nhiễm khuẩn huyết,viêm xoang tĩnh mạch nông.Việc sửa chữa sẹo chỉ tiến hành khi bệnh trứng cá đã ổn định.2.Hướng Điều trị bệnh trứng cáNên biết rằng trứng cá không phải là bệnh thoáng qua, không thể chữa khỏi trong vòng vài tuần mà kéo dài trong nhiều tháng, nhiều năm sau tuổi trưởng thành. Sau khi điều trị ổn định bệnh nhân cần phải điều trị duy trì với một phương thức nhất định.Mục đích của điều trị trứng cá - Giảm tiết chất bã. - Giảm ứ đọng chất bã. - Giảm sừng hoá - Chống viêm và diệt khuản Các thuốc dùng trong điều trị trứng cá(để tham khảo, khi dùng phải có BS hướng dẫn)1- Thuốc làm giảm da dầu:+ Thuốc bôi tại chỗ: Thuốc kháng Androgen về mặt lý thuyết có tác dụng nhất định nhưng thực tế điều trị ít có kết quả. Do vậy, thuốc đó chỉ được coi là thuốc phụ, ít người dùng.+ Điều trị bằng hormon toàn thân: Ostrogen, acetate de cyproteron, Spironolactone.2 - Ngăn chặn sự căng ứ chất bã (chống sừng hoá cổ tuyến bã):+ Vitamin A acid (Trétinoine) tại chỗ.+ Isotrétinoine.+ Peroxyde de benzoyle .+ Adapalene: Là dẫn xuất của Acid naphthoic, có tác dụng giống Trétinoine nhưng ít tác dụng phụ hơn. Sử dụng dưới dạng gel 0.1% bôi tại chỗ.Chỉ điều trị tại các cơ sở y tế đã được phép hành nghề;khi dùng thuốc phải có BS hướng dẫnCác thuốc dùng trong điều trị (tiếp)(để tham khảo, khi dùng phải có BS hướng dẫn)3- Thuốc hạn chế viêm:+ Peroxyde de benzoyle.+ Tiêm Corticoid vào trong nang.+ Điều trị lạnh đối với tổn thương dạng cục nang.4- Chống nhiễm trùng:+ Kháng sinh tại chỗ: Erythromycine, Clindamycine.+ Kháng sinh uống : Tetracycline, ErythromycineTham khảo 1 số thuốc điều trịThuốc bôi tại chỗ:- Bôi sáng một trong các chế phẩm có chứa kháng sinh như: eryfluid, fucidin, bactroban...- Bôi tối một trong các chế phẩm trị mụn như isotretinoin 0,05 - 0,1%. Thuốc dùng toàn thân: Thuốc uống phải theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa da liễu.- Nếu có viêm nhẹ và trung bình: uống 1 đợt thuốc kháng sinh.- Nếu viêm nặng, số lượng mụn nhiều, da nhờn và điều trị như trên không đỡ thì có thể lựa chọn liệu pháp nội tiết tố hoặc uống vitamin A acid trong trị liệu trứng cá Tham khảo cách dùng chanh trị trứng cá thông thườngNước chanh được xem là một biện pháp điều trị tự nhiên tốt nhất cho làn da mụn trứng cá vì nó chứa đầy đủ vitamin C có tác dụng như một chất sát khuẩn & làm se da giúp khô mụn.Có thể dụng hỗn hợp lòng trắng trứng gà, nước cốt chanh: thoa hỗn hợp này lên khuôn mặt mụn và để15 phút và sau đó rửa sạch với nước ấm. Đang dung D D này không nên áp dụng thêm bất kỳ loại kem trị mụn hoặc thuốc trị mụn nào vì các thuộc tính có tính axit của nước ép chanh có thể phản ứng với các hóa chất trong kem trị mụn và gây phát ban da hoặc kích thích da.
File đính kèm:
- BỆNH TRỨNG CÁ (PIII).ppt