Bộ đề thi và đáp án tuyển sinh đại học năm 2010 môn: Sinh học; khối B
I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (40 câu, từ câu 1 đến câu 40)
Câu 1: Ở một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen
B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa vàng. Hai cặp gen này nằm trên cặp nhiễm
sắc thể tương đồng số 1. Alen D quy định quả tròn trội hoàn toàn so với alen d quy định quả dài, cặp gen
Dd nằm trên cặp nhiễm sắc thể tương đồng số 2. Cho giao phấn giữa hai cây (P) đều thuần chủng được F1
dị hợp về 3 cặp gen trên. Cho F1 giao phấn với nhau thu được F2, trong đó cây có kiểu hình thân thấp, hoa
vàng, quả dài chiếm tỉ lệ 4%. Biết rằng hoán vị gen xảy ra cả trong quá trình phát sinh giao tử đực và giao
tử cái với tần số bằng nhau. Tính theo lí thuyết, cây có kiểu hình thân cao, hoa đỏ, quả tròn ở F2 chiếm tỉ
lệ
A. 54,0%. B. 49,5%. C. 16,5%. D. 66,0%.
eo một chiều từ sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng tới môi trường và được sinh vật sản xuất tái sử dụng. Câu 43: Cho các sự kiện diễn ra trong quá trình dịch mã ở tế bào nhân thực như sau: (1) Bộ ba đối mã của phức hợp Met – tARN (UAX) gắn bổ sung với côđon mở đầu (AUG) trên mARN. (2) Tiểu đơn vị lớn của ribôxôm kết hợp với tiểu đơn vị bé tạo thành ribôxôm hoàn chỉnh. (3) Tiểu đơn vị bé của ribôxôm gắn với mARN ở vị trí nhận biết đặc hiệu. (4) Côđon thứ hai trên mARN gắn bổ sung với anticôđon của phức hệ aa1 – tARN (aa1: axit amin đứng liền sau axit amin mở đầu). (5) Ribôxôm dịch đi một côđon trên mARN theo chiều 5’ → 3’. (6) Hình thành liên kết peptit giữa axit amin mở đầu và aa1. Thứ tự đúng của các sự kiện diễn ra trong giai đoạn mở đầu và giai đoạn kéo dài chuỗi pôlipeptit là: A. (1) → (3) → (2) → (4) → (6) → (5). B. (5) → (2) → (1) → (4) → (6) → (3). C. (2) → (1) → (3) → (4) → (6) → (5). D. (3) → (1) → (2) → (4) → (6) → (5). Câu 44: Để tạo ra một giống cây thuần chủng có kiểu gen AAbbDD từ hai giống cây ban đầu có kiểu gen AABBdd và aabbDD, người ta có thể tiến hành: A. Lai hai giống ban đầu với nhau tạo F1 rồi chọn các cây có kiểu hình (A-bbD-) cho tự thụ phấn qua một số thế hệ để tạo ra giống cây có kiểu gen AAbbDD. B. Lai hai giống ban đầu với nhau tạo F1; cho F1 lai trở lại với cây có kiểu gen AABBdd tạo F2. Các cây có kiểu hình (A-bbD-) thu được ở F2 chính là giống cây có kiểu gen AAbbDD. C. Lai hai giống ban đầu với nhau tạo F1; cho F1 tự thụ phấn tạo F2; chọn các cây F2 có kiểu hình (A-bbD-) rồi cho tự thụ phấn qua một số thế hệ để tạo ra giống cây có kiểu gen AAbbDD. D. Lai hai giống ban đầu với nhau tạo F1; cho F1 tự thụ phấn tạo F2; chọn các cây F2 có kiểu hình (A-bbD-) rồi dùng phương pháp tế bào học để xác định cây có kiểu gen AAbbDD. Câu 45: Hiện tượng nào sau đây phản ánh dạng biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật không theo chu kì? A. Ở Việt Nam, hàng năm vào thời gian thu hoạch lúa, ngô, chim cu gáy thường xuất hiện nhiều. B. Ở Việt Nam, vào mùa xuân khí hậu ấm áp, sâu hại thường xuất hiện nhiều. C. Ở đồng rêu phương Bắc, cứ 3 năm đến 4 năm, số lượng cáo lại tăng lên gấp 100 lần và sau đó lại giảm. D. Ở miền Bắc Việt Nam, số lượng ếch nhái giảm vào những năm có mùa đông giá rét, nhiệt độ xuống dưới 8oC. Trang 6/8 - Mã đề thi 958 Câu 46: Ở cà độc dược (2n = 24), người ta đã phát hiện được các dạng thể ba ở cả 12 cặp nhiễm sắc thể. Các thể ba này A. có số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào xôma giống nhau và có kiểu hình khác nhau. B. có số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào xôma giống nhau và có kiểu hình giống nhau. C. có số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào xôma khác nhau và có kiểu hình giống nhau. D. có số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào xôma khác nhau và có kiểu hình khác nhau. Câu 47: Các kết quả nghiên cứu về sự phân bố của các loài đã diệt vong cũng như các loài đang tồn tại có thể cung cấp bằng chứng cho thấy sự giống nhau giữa các sinh vật chủ yếu là do A. chúng sống trong cùng một môi trường. B. chúng sử dụng chung một loại thức ăn. C. chúng có chung một nguồn gốc. D. chúng sống trong những môi trường giống nhau. Câu 48: Giao phấn giữa hai cây (P) đều có hoa màu trắng thuần chủng, thu được F1 gồm 100% cây có hoa màu đỏ. Cho F1 tự thụ phấn, thu được F2 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 9 cây hoa màu đỏ : 7 cây hoa màu trắng. Chọn ngẫu nhiên hai cây có hoa màu đỏ ở F2 cho giao phấn với nhau. Cho biết không có đột biến xảy ra, tính theo lí thuyết, xác suất để xuất hiện cây hoa màu trắng có kiểu gen đồng hợp lặn ở F3 là A. 1 81 . B. 1 6 8 1 . C. 81 256 . D. 1 1 6 . Câu 49: Hiện nay, liệu pháp gen đang được các nhà khoa học nghiên cứu để ứng dụng trong việc chữa trị các bệnh di truyền ở người, đó là A. gây đột biến để biến đổi các gen gây bệnh trong cơ thể người thành các gen lành. B. thay thế các gen đột biến gây bệnh trong cơ thể người bằng các gen lành. C. đưa các prôtêin ức chế vào trong cơ thể người để các prôtêin này ức chế hoạt động của gen gây bệnh. D. loại bỏ ra khỏi cơ thể người bệnh các sản phẩm dịch mã của gen gây bệnh. Câu 50: Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, các gen phân li độc lập, gen trội là trội hoàn toàn và không có đột biến xảy ra. Tính theo lí thuyết, phép lai AaBbDdEe × AaBbDdEe cho đời con có kiểu hình mang 2 tính trạng trội và 2 tính trạng lặn chiếm tỉ lệ A. 9 256 . B. 27 128 . C. 9 64 . D. 9 128 . B. Theo chương trình Nâng cao (10 câu, từ câu 51 đến câu 60) Câu 51: Khi nói về quá trình nhân đôi ADN (tái bản ADN) ở tế bào nhân thực, phát biểu nào sau đây là không đúng? A. Trong quá trình nhân đôi ADN, enzim ADN pôlimeraza không tham gia tháo xoắn phân tử ADN. B. Trong quá trình nhân đôi ADN, có sự liên kết bổ sung giữa A với T, G với X và ngược lại. C. Trong quá trình nhân đôi ADN, enzim nối ligaza chỉ tác động lên một trong hai mạch đơn mới được tổng hợp từ một phân tử ADN mẹ. D. Sự nhân đôi ADN xảy ra ở nhiều điểm trong mỗi phân tử ADN tạo ra nhiều đơn vị nhân đôi (đơn vị tái bản). Câu 52: Cặp nhân tố tiến hoá nào sau đây có thể làm xuất hiện các alen mới trong quần thể sinh vật? A. Giao phối không ngẫu nhiên và di - nhập gen. B. Chọn lọc tự nhiên và các yếu tố ngẫu nhiên. C. Đột biến và di - nhập gen. D. Đột biến và chọn lọc tự nhiên. Câu 53: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về sản lượng sinh vật sơ cấp tinh (sản lượng thực tế để nuôi các nhóm sinh vật dị dưỡng)? A. Trong sinh quyển, tổng sản lượng sơ cấp tinh được hình thành trong các hệ sinh thái dưới nước lớn hơn tổng sản lượng sơ cấp tinh được hình thành trong các hệ sinh thái trên cạn. B. Những hệ sinh thái như hồ nông, hệ cửa sông, rạn san hô và rừng ẩm thường xanh nhiệt đới thường có sản lượng sơ cấp tinh thấp do có sức sản xuất thấp. C. Sản lượng sơ cấp tinh bằng sản lượng sơ cấp thô trừ đi phần hô hấp của thực vật. D. Những hệ sinh thái có sức sản xuất cao nhất, tạo ra sản lượng sơ cấp tinh lớn nhất là các hoang mạc và vùng nước của đại dương thuộc vĩ độ thấp. Câu 54: Một quần thể ngẫu phối, ở thế hệ xuất phát có thành phần kiểu gen là 0,36BB + 0,48Bb + 0,16bb = 1. Khi trong quần thể này, các cá thể có kiểu gen dị hợp có sức sống và khả năng sinh sản cao hơn hẳn so với các cá thể có kiểu gen đồng hợp thì A. alen trội có xu hướng bị loại bỏ hoàn toàn khỏi quần thể. B. tần số alen trội và tần số alen lặn có xu hướng không thay đổi. C. tần số alen trội và tần số alen lặn có xu hướng bằng nhau. D. alen lặn có xu hướng bị loại bỏ hoàn toàn khỏi quần thể. Trang 7/8 - Mã đề thi 958 Câu 55: Bằng phương pháp nghiên cứu tế bào, người ta có thể phát hiện được nguyên nhân của những bệnh và hội chứng nào sau đây ở người? (1) Hội chứng Etuôt. (2) Hội chứng Patau. (3) Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS). (4) Bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm. (5) Bệnh máu khó đông. (6) Bệnh ung thư máu. (7) Bệnh tâm thần phân liệt. Phương án đúng là: A. (3), (4), (7). B. (1), (2), (6). C. (2), (6), (7). D. (1), (3), (5). Câu 56: Phương pháp tạo giống thuần chủng có kiểu gen mong muốn dựa trên nguồn biến dị tổ hợp gồm các bước sau: (1) Cho các cá thể có tổ hợp gen mong muốn tự thụ phấn hoặc giao phối cận huyết qua một số thế hệ để tạo ra các giống thuần chủng có kiểu gen mong muốn. (2) Lai các dòng thuần chủng khác nhau để chọn ra các tổ hợp gen mong muốn. (3) Tạo ra các dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau. Trình tự đúng của các bước là: A. (3) → (2) → (1). B. (2) → (3) → (1). C. (3) → (1) → (2). D. (1) → (2) → (3). Câu 57: Ở một loài thực vật, cho giao phấn giữa cây hoa đỏ thuần chủng với cây hoa trắng có kiểu gen đồng hợp lặn (P), thu được F1 gồm toàn cây hoa đỏ. Tiếp tục cho cây hoa đỏ F1 giao phấn trở lại với cây hoa trắng (P), thu được đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 3 cây hoa trắng : 1 cây hoa đỏ. Cho biết không có đột biến xảy ra, sự hình thành màu sắc hoa không phụ thuộc vào điều kiện môi trường. Có thể kết luận màu sắc hoa của loài trên do A. một gen có 2 alen quy định, alen trội là trội không hoàn toàn. B. hai gen không alen tương tác với nhau theo kiểu cộng gộp quy định. C. một gen có 2 alen quy định, alen trội là trội hoàn toàn. D. hai gen không alen tương tác với nhau theo kiểu bổ sung quy định. Câu 58: Ở một loài thực vật, nếu trong kiểu gen có mặt cả hai alen trội A và B thì cho kiểu hình thân cao, nếu thiếu một hoặc cả hai alen trội nói trên thì cho kiểu hình thân thấp. Alen D quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen d quy định hoa trắng. Cho giao phấn giữa các cây dị hợp về 3 cặp gen trên thu được đời con phân li theo tỉ lệ 9 cây thân cao, hoa đỏ : 3 cây thân thấp, hoa đỏ : 4 cây thân thấp, hoa trắng. Biết các gen quy định các tính trạng này nằm trên nhiễm sắc thể thường, quá trình giảm phân không xảy ra đột biến và hoán vị gen. Phép lai nào sau đây là phù hợp với kết quả trên? A. Bd bD Aa × Bd bD Aa. B. AD ad Bb × AD ad Bb. C. ABd abD × Abd aBD . D. ABD abd × AbD aBd . Câu 59: Theo Jacôp và Mônô, các thành phần cấu tạo của opêron Lac gồm: A. gen điều hoà, nhóm gen cấu trúc, vùng khởi động (P). B. vùng vận hành (O), nhóm gen cấu trúc, vùng khởi động (P). C. gen điều hoà, nhóm gen cấu trúc, vùng vận hành (O). D. gen điều hoà, nhóm gen cấu trúc, vùng vận hành (O), vùng khởi động (P). Câu 60: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về mối quan hệ giữa các loài trong quần xã sinh vật? A. Mối quan hệ vật chủ - vật kí sinh là sự biến tướng của quan hệ con mồi - vật ăn thịt. B. Quan hệ cạnh tranh giữa các loài trong quần xã được xem là một trong những động lực của quá trình tiến hoá. C. Những loài cùng sử dụng một nguồn thức ăn không thể chung sống trong cùng một sinh cảnh. D. Trong tiến hoá, các loài gần nhau về nguồn gốc thường hướng đến sự phân li về ổ sinh thái của mình. ---------------------------------------------------------- HẾT ---------- Trang 8/8 - Mã đề thi 958
File đính kèm:
- DeSinhBCt_DH_K10_M958_2010.pdf
- DeSinhBCt_DH_K10_M381_2010.pdf
- DeSinhBCt_DH_K10_M473_2010.pdf
- DeSinhBCt_DH_K10_M615_2010.pdf
- DeSinhBCt_DH_K10_M724_2010.pdf
- DeSinhBCt_DH_K10_M826_2010.pdf
- zzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzz1.pdf