Chương Trình Đào Tạo Cử Nhân Toán Học
Tên chương trình: Chương trình đào tạo cử nhân Toán học
Trình độ đào tạo: Đại học
Ngành đào tạo: Toán học
Loại hình đào tạo: Cử nhân chính quy
1. Mục tiêu đào tạo
Đào tạo cử nhân Toán học có năng lực chuyên môn, phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khỏe tốt.
Trang bị những kiến thức đại cương về khoa học xã hội và nhân văn, về khoa học tự nhiên, cũng như các kiến thức cơ bản về toán học cho sinh viên nhằm đào tạo họ thành những giáo viên chuyên sâu về toán hoặc có khả năng ứng dụng toán vào các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kinh tế, xã hội.
Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể làm công tác giảng dạy tại các trường Đại học, Cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề và trung học phổ thông, hoặc làm việc tại các viện nghiên cứu, các cơ quan quản lý có sử dụng kiến thức toán học, hoặc nếu có đủ điều kiện có thể được đào tạo tiếp ở các trình độ Thạc sĩ, Tiến sĩ.
2. Thời gian đào tạo
Thời gian đào tạo cho chương trình cử nhân Toán học là 4 năm.
3. Khối lượng kiến thức toàn khoá
Khối lượng kiến thức tối thiểu cho toàn khóa là 210 đơn vị học trình, chưa kể phần nội dung về Giáo dục thể chất (5 đvht) và Giáo dục Quốc phòng (210 tiết).
4. Đối tượng tuyển sinh
Đối tượng tuyển sinh là tất cả các học sinh đã có bằng tốt nghiệp phổ thông trung học.
5. Quy trình đào tạo, điều kiện tốt nghiệp
5.1. Quy trình đào tạo
Sinh viên được đào tạo tập trung.
5.2. Điều kiện tốt nghiệp
Kết thúc khoá học, những sinh viên có đủ các điều kiện sau thuộc diện xét tốt nghiệp:
Maple BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ĐỘC LẬP - TỰ DO – HẠNH PHÚC CHƯƠNG TRÌNH TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC Ngành đào tạo: Toán học ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN Tên học phần: TOÁN RỜI RẠC VÀ LÝ THUYẾT ĐỒ THỊ Số đơn vị học trình: 3 Trình độ: Năm thứ hai Phân bổ thời gian: Lý thuyết: 30 tiết Bài tập: 15 tiết Điều kiện tiên quyết: Sinh viên chỉ cần các kiến thức toán cơ bản ở bậc phổ thông trung học. Mục tiêu của học phần: Cung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ bản về toán rời rạc và lý thuyết đồ thị cũng như các thuật toán trên lý thuyết đồ thị. Mô tả vắn tắt nội dung học phần: Học phần được cấu trúc thành 2 phần: phần toán rời rạc và phần lý thuyết đồ thị. Phần đầu sẽ trình bày các vấn đề quan trọng của toán rời rạc như: phép đếm, quan hệ, đại số Boole. Phần hai sẽ cung cấp cho sinh viên các khái niệm và thuật toán cơ bản trên đồ thị như: đồ thị Euler, đồ thị Hamilton, bài toán đường đi ngắn nhất, cây Nhiệm vụ của sinh viên: Tham dự đầy đủ các giờ lên lớp và thực hành. Tài liệu học tập: Nguyễn Hữu Anh, Toán rời rạc, NXB Giáo dục, 2001. Keneth – HH Rosen, Toán học rời rạc và ứng dụng trong tin học , NXB Khoa học và kỹ thuật, 1997. Nguyễn Đức Nghĩa – Nguyễn Tô Thành, Toán rời rạc, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội - 2003. Nguyễn Cam – Chu Đức Khánh, Lý thuyết đồ thị , NXB Trẻ - 1998. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên: Thi lý thuyết : 70% Thực hành – đồ án: 30% Thang điểm: 10 Nội dung chi tiết học phần: Chương 1 : Phép đếm Các nguyên lý cơ bản của phép đếm Giải tích tổ hợp. Nguyên lý Dirichlet. Chương 2 : Quan hệ Quan hệ - Quan hệ tương đương. Quan hệ thứ tự - Biểu đồ Hasse. Dàn. Chương 3 : Đại số Boole Định nghĩa – tính chất. Hàm boole – Dạng nối rời chính tắc. Bài toán mạch điện – mạng các cổng. Ước lượng công thức – Phương pháp Karnaugh. Chương 4 : Đại cương về đồ thị Định nghĩa – các dạng đồ thị. Đường đi – chu trình – đồ thị liên thông. Biểu diễn đồ thị trên máy tính. Chương 5 : Đồ thị Euler và đồ thị Hamilton Đồ thị Euler. Đồ thị Hamilton. Chương 6 : Đồ thị có trọng số và bài toán đường đi ngắn nhất Đồ thị có trọng số. Bài toán đường đi ngắn nhất. Chương 7 : Cây Định nghĩa – tính chất. Các phương pháp duyệt cây. Tìm cây khung nhỏ nhất. Chương 8 : Bài toán luồng cực đại trong mạng Mạng. Luồng trong mạng. Bài toán luồng cực đại. Lát cắt. Đường tăng luồng. Định lý Ford-Fulkerson. Thuật toán tìm luồng cực đại trong mạng. Giới thiệu một số bài toán luồng tổng quát. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ĐỘC LẬP - TỰ DO – HẠNH PHÚC CHƯƠNG TRÌNH TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC Ngành đào tạo: Toán học ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN Tên học phần: MẠNG MÁY TÍNH CƠ BẢN Số đơn vị học trình: 3 Trình độ: Năm thứ hai Phân bổ thời gian: Lý thuyết: 30 tiết Thực hành: 30 tiết Điều kiện tiên quyết: Sinh viên phải được học trước Tin học đại cương A1, Tin học đại cương A2. Mục tiêu của học phần: Môn học này sẽ cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về mạng máy tính. Mô tả vắn tắt nội dung học phần: Học phần gồm có các nội dung sau: - Các kiến thức cơ bản về mạng máy tính - Mô hình tham chiếu OSI, mô hình mạng TCP/IP - Các thiết bị mạng - Mô hình hoạt động của mạng Internet, các tiện ích mạng. Nhiệm vụ của sinh viên: Tham gia đầy đủ lý thuyết và thực hành Thực hiện đồ án môn học Tài liệu học tập: [1] Nancy Hawkins, Joern Wettern, Karanjit S., Ph.D. Siyan, Karanjit Siyan, Inside TCP/IP: A Comprehensive Introduction to Protocols and Concepts, New Rider [2] W. Richard Stevens , TCP/IP Illustrated, Volume 1: The Protocols, Addison-Wesley [3] Gary R. Wright, W. Richard Stevens , TCP/IP Illustrated, Volume 2: The Implementation, Addison-Wesley [4] Charles Kozierok , The TCP/IP Guide: A Comprehensive, Illustrated Internet Protocols Reference, No Starch Press [5] Nguyễn Trung Thành , Mạng máy tính, NXB Đại học KH Tự Nhiên Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên: Thi lý thuyết : 70% Thực hành – đồ án: 30% Thang điểm: 10 Nội dung chi tiết học phần: Chương 1: Khái niệm về mạng máy tính Lịch sử hình thành và phát triển của mạng máy tính Ứng dụng của mạng máy tính Chương 2:Mô hình mạng Mô hình OSI: Vai trò của việc phân tầng giao thức mạng. Vai trò và chức năng của các tầng. Giao thức hoạt động ở các tầng. Mô hình TCP/IP Kiến trúc mạng (network topology): Mạng dạng BUS. Mạng dạng STAR. Mạng dạng RING. Mạng dạng TREE. Mạng dạng MESH. Chương 3: Các thiết bị mạng Card mạng Hub/switch Chương 4: Mô hình mạng Internet Mô hình hoạt động của mạng Internet Các dịch vụ mạng phổ biến: Web. FTP. Mail. Cách khai thác tài nguyên mạng BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ĐỘC LẬP - TỰ DO – HẠNH PHÚC CHƯƠNG TRÌNH TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC Ngành đào tạo: Toán học ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN Tên học phần: ĐO LƯỜNG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP Số đơn vị học trình: 2 Trình độ: dành cho sinh viên năm thứ 4 Phân bổ thời gian: Lý thuyết: 20 tiết. Bài tập: 10 tiết Điều kiện tiên quyết: Các học phần cần học trước: xác suất thống kê tóan Mục tiêu của học phần: Vận dụng lý thuyết Xác suất Thống kê vào việc nghiên cứu giáo dục và đánh giá kết quả học tập của học sinh Mô tả vắn tắt nội dung học phần: Môn học giới thiệu sơ lược về các phương pháp chính dùng đánh giá việc học toán và cách ứng dụng lý thuyết xác suất thống kê vào việc xem xét kết quả học tập của học sinh Nhiệm vụ của sinh viên: Dự lớp lý thuyết để nắm được các vấn đề cơ bản và trên cơ sở đó tự đọc thêm các tài liệu tham khảo, làm các bài tập được giao Tài liệu học tập: [1] Dương Thiệu Tống, Thống kê ứng dụng trong nghiên cứu khoa học giáo dục, Phần 1: Thống kê mô tả, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2000 [2] Dương Thiệu Tống, Thống kê ứng dụng trong nghiên cứu khoa học giáo dục, Tập II: Thống kê suy diễn, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2000 [3] SPSS Professional Statistics 6.1. Marija J. Norusis/SPSS Inc., 1993 Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên: Việc đánh giá mức độ tiếp thu dựa chủ yếu vào kỳ thi cuối học kỳ, tuy nhiên đối với sinh viên khá trở lên việc đánh giá có thể thông qua kết quả trong báo cáo của bài tập lớn được giao và thuyết trình ở lớp Thang điểm: 10 Nội dung chi tiết học phần: Chương 1: Sơ lược về các phương pháp chính dùng đánh giá việc học toán của học sinh Phương pháp tự luận, Phương pháp trắc nghiệm Phương pháp vấn đáp So sánh ưu nhược điểm của các phương pháp trên Chương 2: Ứng dụng lý thuyết xác suất thống kê vào việc xem xét kết quả học tập của học sinh Sự cần thiết phải dùng lý thuyết toán học trong việc nghiên cứu kết quả học tập của học sinh Ứng dụng thống kê mô tả trong nghiên cứu giáo dục, đánh giá kết quả học tập Ứng dụng thống kê suy diễn trong nghiên cứu giáo dục, đánh giá kết quả học tập Một số mô hình cụ thể: Đánh giá kết quả kiểm tra _ Đánh giá độ khó bài kiểm tra _ Đánh giá kết quả tự học của học sinh. Sử dụng phần mềm vi tính (ví dụ các phần mềm bảng tính hay SPSS) trong nghiên cứu giáo dục, đánh giá kết quả học tập BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ĐỘC LẬP - TỰ DO – HẠNH PHÚC CHƯƠNG TRÌNH TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC Ngành đào tạo: Toán học ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN Tên học phần: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Số đơn vị học trình: 2 Trình độ: Năm thứ tư Phân bổ thời gian: 20 tiết lý thuyết và 20 thực hành Điều kiện tiên quyết: Sinh viên phải được học trước các học phần Tin học đại cương A1 và Tin học đại cương A2. Mục tiêu của học phần: Môn học này giới thiệu cho sinh viên một số vấn đề về nghiên cứu khoa học và việc nghiên cứu khoa học do sự phát triển của trình độ được đào tạo. Ngoài ra cung cấp cho sinh viên công cụ báo cáo kết quả nghiên cứu bằng Latex. Mô tả vắn tắt nội dung học phần: Sơ lược về nghiên cứu khoa học trong sinh viên, vấn đề nghiên cứu khoa học và viết báo cáo kết quả khoa học bằng Latex. Nhiệm vụ của sinh viên: Tham gia đầy đủ các buổi lên lớp lý thuyết và thực hành trên máy tính. Nắm vững mục đích, yêu cầu và các bước cần thiết của việc nghiên cứu khoa học. Sử dụng thành thạo phần mềm Latex để viết báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học. Tài liệu học tập: LesLie Lamport, LaTeX: A Document Preparation System, Second Edition, Addison Wesley Longman (1999). Michel Goossens, Frank Mittelbach, Alexander Samarin, The LaTeX Companion, Addison Wesley Longman (1999). Lyn Dupré, BUGS in Writing: A Guide to Debugging Your Prose,Addison Wesley Longman (1999). Dan Hyde, How To Write a Research Paper, Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật, 1999. Phương pháp thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học trong sinh viên, Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật, 1999. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên: Bài thi viết cuối học phần Thang điểm: 10 Nội dung chi tiết học phần: Chương 1: Đại cương về nghiên cứu khoa học trong sinh viên. Mục đích và yêu cầu của viện nghiên cứu khoa học trong sinh viên. Tìm kiếm các thông tin liên quan đến đề tài. (Internet, thư viện,) và tổng hợp thông tin tìm kiếm được. Đề xuất mục tiêu nghiên cứu của đề tài và các bước tiến hành. Chương 2: Vấn đề nghiên cứu khoa học. 2.1 Nghiên cứu khoa học xuất phát từ nhu cầu phát triển của thực tiễn. 2.2 Nghiên cứu khoa học dựa vào sự phát triển của trình độ được đào tạo. 2.3 Đề xuất mục tiêu nghiên cứu và các bước tiến hành. 2.4 Đăng ký đề tài nghiên cứu khoa học với cơ quan chủ quản. Tìm kiếm thông tin về việc đăng ký đề tài. 2.5 Hồ sơ đăng ký đề tài và bảo vệ đề tài trước hội đồng. 2.6 Quá trình tiến hành nghiên cứu đề tài và báo cáo kết quả nghiên cứu. Chương 3: Viết báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học bằng Latex. 3.1 Vài nét về hệ sắp chữ Tex và sự phát triển của nó. 3.2 Tài liệu Tex dạng article và report. 3.3 Xử lý công thức toán học và các hình vẽ trong toán học. 3.4 Xử lý hình ảnh, âm thanh và video clip với Latex. 3.5 Chuyển một văn bản soạn bằng Tex sang chương trình trình diễn (pdfslide, pdfscreen, beamer, powerdot,).
File đính kèm:
- CTtoan-tin.doc