Chuyên đề Bệnh chướng hơi dạ cỏ cấp tính, viêm dạ tổ ong do ngoại vật, tắc dạ lá sách

Chăn nuôi gia súc nhai lại là một trong những ngành sản xuất quan trọng trong hệ thống sản xuất nông nghiệp nước ta.

Điều kiện sinh thái và tập quán chăn nuôi ở mỗi vùng khác nhau, thức ăn chủ yếu của gia súc nhai lại là cỏ, rơm, các sản phẩm phụ của trồng trọt phụ thuộc vào mùa vụ vì vậy gia súc nhai lại dễ mắc các bệnh ở dạ dày trước.

 

ppt35 trang | Chia sẻ: gaobeo18 | Lượt xem: 2273 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Bệnh chướng hơi dạ cỏ cấp tính, viêm dạ tổ ong do ngoại vật, tắc dạ lá sách, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
êm mạc có cấu tạo thành ô. Nguyên nhân cần:+ Niêm mạc là các nếp gấp mỏng, chia dạ lá sách thành nhiều ngăn + Chức năng chủ yếu là hấp thu nước.Đặc điểm của dạ tổ ongIII. NGUYÊN NHÂN (tt)Chướng hơi dạ cỏ cấp tínhViêm dạ tổ ong do ngoại vậtTắc dạ lá sách Nguyên nhân đủ:Thức ăn.- Bê, nghé thường mắc bệnh do bú sữa không tiêu.- Do gia súc trúng độc Carbamid.- Do làm việc quá sức hoặc thời tiết thay đổi. Nguyên nhân đủ:+ Thức ăn có lẫn ngoại vật sắc nhọn.+ Phương thức lấy thức ăn và nuốt của loài nhai lại.+ Con vật bị đói lâu ngày, chăn thả. Nguyên nhân đủ:+ Ăn nhiều cám trong thời gian dài hoặc cám có lẫn bùn, đất, rác.+ Ăn nhiều thức ăn thô khô trong thời gian dài lại thiếu nước uống.IV. CƠ CHẾ SINH BỆNH:Chướng hơi dạ cỏ cấp tính Viêm dạ tổ ong do ngoại vật Tắc dạ lá sách Hơi→ thể tích dạ cỏ tăng → áp lực xoang bụng tăng→ cơ hoành → giảm diện tích trao đổi khí của phổi → Chèn ép các mạch quản ở vùng giữa thân:+ Máu tập trung ở phần thân trước. + Giảm lượng máu đến các nội quan phía sau.Ngoại vật theo thức ăn rơi xuống dạ tổ ong → ngoại vật đâm vào vách dạ tổ ong:+ Chất bẩn và vi trùng theo ngoại vật vào gây viêm nhiễm trùng+ Phản xạ đau (do tổn thương cơ học) → ức chế hoạt động của các cơ quan.Dạ lá sách co bóp kém và thức ăn liên tục từ dạ tổ ong xuống, nước trong thức ăn được hấp thu nhanh → thức ăn khô và xuống dạ múi khế khó khăn.V. PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN VÀ TRIỆU CHỨNG Phương pháp chẩn đoán Triệu chứng Chướng hơi dạ cỏ cấp tính Viêm dạ tổ ong do ngoại vật Tắc dạ lá sách 1. Chẩn đoán lâm sàng:a/ Hỏi bệnh:- Bệnh xuất hiện đột ngột. Con vật ngừng ăn, ngừng nhai lại.- Xuất hiện đột ngột sau khi gia súc vận động mạnh. Ăn ít rồi bỏ ăn hoàn toàn- Bệnh xuất hiện từ từ . Con vật ăn bậy, rối loạn khẩu vị. Khát nước và uống nhiều nước.Phương pháp chẩn đoán Triệu chứng Chướng hơi dạ cỏ cấp tính Viêm dạ tổ ong do ngoại vật Tắc dạ lá sách b/ Quan sát: Bụng trái phình to, lõm hông trái nhô cao.- Con vật dùng mõm hoặc chân sau thúc vào bụng trái.- Dạ cỏ căng, đàn hồi như quả banh. - Tĩnh mạch cổ phồng to.- Đứng trường diễn. - Ngại những cua quẹo trái nhất là những cua quẹo hẹp.- Sốt cao 39.5oC-40oC, mũi khô, mắt sung huyết, thở nông và ngắn.- Cơ thể mất nước, suy kiệt- Táo bón: phân lẫn thức ăn chưa tiêu hóa, chất nhầy, máu, màng giả, nhưng khi bệnh kéo dài thì chuyển sang tiêu chảy phân lỏng và rất thối.V. PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN VÀ TRIỆU CHỨNG (tt) Bò chướng hơi, bụng trái phình toc/ Sờ nắn-Gõ nghe- Âm bùng hơi chiếm hầu hết vùng lõm hông trái.- Lúc đầu, nhu động tăng và mạnh, sau đó giảm dần rồi mất hẳn.- Nhịp tim nhanh mạch yếu, huyết áp giảm và tần số hô hấp tăng.- Nhu động ruột giảm, táo bón.- Tim đập nhanh - Gia súc lớn có hiện tượng trống tràng.- Nhu động yếu nhưng đều, sau đó nhu động giảm và mất hẳn.V. PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN VÀ TRIỆU CHỨNG (tt)d/ Phương pháp khác - Phương pháp cổ tay-đầu gối, dùng đòn khênh. - Gõ dọc theo liên sườn 9 con vật rất khó chịu. - Chọc dò dạ lá sách có cảm giác cứng. Góc kim chuyển động theo hình con lắc, không quay hoặc yếu.2. Phương pháp cận lâm sàng - Kiểm tra máu: bạch cầu tăng.- Kiểm tra nước tiểu: có albumin, lượng indican tăng.- Chọc dò xoang bụng và kiểm tra dịch chọc dò.V. PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN VÀ TRIỆU CHỨNG (tt)VI. TIÊN LƯỢNG1. Chướng hơi dạ cỏ cấp tính	Bệnh xảy ra ở thể cấp rất nguy hiểm, nếu không kịp thời can thiệp gia súc có thể bị ngạt thở, trúng độc acid carbonic làm trở ngại tuần hoàn và xuất huyết não gây chết.2. Viêm dạ tổ ong do ngoại vậtGây nên các bệnh kế phát: viêm dính dạ tổ ong với các cơ quan khác; mưng mủ ở gan, lách, phổi, hoành cách mô; viêm bao tim, cơ tim, phế mạc, phổi và cuối cùng sinh huyết nhiễm mủ → trúng độc → chết. - Tổ chức liên kết tăng sinh bao bọc lấy ngoại vật → Con vật có thể khỏi bệnh.VI. TIÊN LƯỢNG3. Tắc dạ lá sách Nếu phát hiện sớm và can thiệp tích cực, con vật thường khỏi bệnh sau 7-10 ngày. Ngược lại, con vật có thể chết sau 2-3 tuần do mất nước, suy kiệt và trúng độc.VI. TIÊN LƯỢNGVII. ĐIỀU TRỊ1. Chướng hơi dạ cỏ cấp tính:a. Hộ lý:- Cho gia súc nghỉ làm việc nhưng vận động nhẹ.- Để gia súc đứng yên trên nền dốc (đầu cao hơn mông), xoa bóp dạ cỏ nhiều lần, 10-15 phút/lần.Giảm áp lực xoang bụng, kích thích đi tiểu.Dùng vòi nước thụt vào trực tràng.- Không cho ăn thức ăn dễ lên men sinh hơi, nhiều nước, có chất nhầy.- Cho uống dầu thực vật hoặc mỡ: 100-300 ml.VII. ĐIỀU TRỊ (tt)Chướng hơi dạ cỏ cấp tính: b. Hạn chế quá trình lên men sinh hơi của vi sinh vật dạ cỏ:- Thay đổi môi trường pH dạ cỏ:Acid boric 3%, giấm hoặc nước dưa chua 300-500ml/con, uống 2-3 lần/ngày.- Dùng thuốc sát trùng hoặc kháng sinh: Dung dịch thuốc tím 0,1% (100-200ml) Penicillin (1-2 triệu UI) + Nước (10-20ml). Cho uống 2-3 lần/ngày.VII. ĐIỀU TRỊ (tt)1. Chướng hơi dạ cỏ cấp tính (tt)c. Kích thích ợ hơi:- Natribicarbonate: 5-10g, 2 lần/ngày.- Kéo lưỡi: nắm chắc gốc lưỡi, kéo nhịp nhàng theo nhịp thở.- Kích thích gốc lưỡi: dùng vật mềm thấm ướt, nhúng vào muối bọt rồi chà sát vào gốc lưỡi kích thích con vật ói và ợ hơi. Hoặc cho ngậm giẻ có tẩm nước gừng, tỏi kích thích ợ hơi.- Dội nước lạnh vào nửa thân sau, bôi Ichthyol vào lưỡi hoặc dùng que ngáng ngang miệng để kích thích gia súc ợ hơi.VII. ĐIỀU TRỊ (tt)Chướng hơi dạ cỏ cấp tính (tt)d.Tăng nhu động dạ cỏ:- Xoa bóp vùng dạ cỏ 10-15 phút/lần, 2-3 lần/ngày.- Dùng thuốc: Pilocarpine, Arecholine hoặc Ergotine (0,1-0,2 g/con) tiêm dưới da.- Dùng thuốc nam: Tỏi + rượu, nước sắc hạt cải, lá trầu,e. Thoát hơi dạ cỏ nhanh (cấp cứu):- Có thể dùng ống thông đưa từ miệng vào thực quản đến dạ cỏ.- Chọc dò dạ cỏ bằng Trochar.VI. ĐIỀU TRỊ (tt)2. Viêm dạ tổ ong do ngoại vật: a. Hộ lý:	Để con vật yên tĩnh, đứng tư thế đầu cao, thân thấp, cho ăn thức ăn dễ tiêu hoặc tiêm glucoza vào tĩnh mạch. b. Điều trị: triệt để hoặc bảo tồn	- Bệnh mới phát: dùng thuốc ức chế sự lên men sinh hơi ở dạ cỏ ( Ichthyol 15g + 1 lít nước, cho uống 2-3 lần/ngày, Natribicarbonate 1% + 1 lít nước cho uống).	2. Viêm dạ tổ ong do ngoại vật (tt) b. Điều trị (tt): - Dùng thuốc giảm đau, an thần (Procain 1-2%) - Dùng kháng sinh để chống vi khuẩn bội nhiễm:Penicilline 15000-20000 UI/kg P + Streptomycine 15-20 mg/kg P. Tiêm bắp 2-3 lần/ngày, liệu trình 7-10 ngày.Septotryl 24% 1ml/10 kg P + Dexamethazole 5-10 mg/trâu, bò. Tiêm bắp 1-2 lần/ngày, liệu trình 7-10 ngày.VI. ĐIỀU TRỊ (tt) 2. Viêm dạ tổ ong do ngoại vật (tt) b. Điều trị (tt): - Trợ tim, trợ sức và giải độc: Calci clorua 10-15g, Cafein natribenzoat 3g, Glucoza 100g, nước cất vừa đủ	1000ml.Hòa tan hỗn hợp, hấp tiêu độc, truyền tĩnh mạch 1 lần/ngày. - Tăng nhu động dạ cỏ và chống táo bón: MgSO4 50-100g/ trâu bò. VII. ĐIỀU TRỊ (tt)3. Tắc dạ lá sách: a. Hộ  lý: Kịp thời điều chỉnh khẩu phần ăn, tăng thức ăn xanh , nhiều nước và không cho ăn thức  ăn thô, khô; cho uống nước tự do.b. Dùng thuốc điều trị: -Thải trừ chất chứa và làm nhão thức ăn trong dạ lá sách: Dung dịch Magiesulphate 300-500g/trâu bò hoặc Natrisulphate 25%: 300-500ml. Tiêm vào dạ  lá sách, nếu nhu động dạ lá sách tăng chậm thì 1-2 giờ sau tiêm thêm lần nữa.VII. ĐIỀU TRỊ (tt)3. Tắc dạ lá sách (tt)Thuốc tăng cường nhu động dạ lá sách:	+ Dung dịch NaCl 10% 300ml, tiêm tĩnh mạch 1 lần/ngày.	+ Hoặc Strychninsulfate 0,1% 10-15ml/trâu, bò. Tiêm dưới da 1 lần/ngày.	+ Hoặc Arecholine hoặc Pilocarpine.- Phòng và chống viêm nhiễm trùng:+ Cho uống dung dịch formol, thuốc tím 0,1%...+ Sulfa Guanidin, Tetraxyline hoặc Chloramphenicol: 20-30g/kgP, cho uống 2 lần/ngày, liệu trình 3-4 ngày. - Trợ  sức, trợ lực và tăng cường giải độc.VIII. KẾT LUẬNNgoài việc điều trị bệnh để mang lại năng suất và chất lượng sản phẩm cao ở gia súc thì việc đầu tiên cần làm là chúng ta nên có những biện pháp phòng bệnh thích hợp để giảm thiểu chi phí sản xuất. Những việc cần làm:Cho gia súc ăn thức ăn đầy đủ, phù hợp.Môi trường chăn nuôi sạch sẽ.Cho gia súc uống đủ nước.Nghỉ ngơi và làm việc phù hợp với sức khỏe gia súc.Giả Định 1Bò đực nặng 300kg (1,5 tuổi) có biểu hiện:- Con vật ngừng ăn, ngừng nhai lại, giảm ợ hơi, vùng hõm hông trái đột ngột phình to rất nhanh sau khi ăn cỏ non.- Con vật khó chịu, không yên, dùng mõm, chân sau thúc vào bụng trái.- Tĩnh mạch cổ nổi rõ.- Đứng vươn cổ, há miệng, thè lưỡi thở.- Thiểu niệu, táo bón.Giả Định 1 (tt)Điều trị: - Hộ lý: Để con vật đứng đầu cao hơn thân.- Cho uống 300 ml dầu thực vật hoặc mỡ.- Giấm ăn 3%: 300 ml, 2 lần/ ngày.- Thuốc tím 0,1%: 100 ml.- Natribicarbonate: 10 g, 2 lần/ngày.- Tiêm Pilocarpine: 0.2g + cho uống Penicilline 2 triệu UI + 20 ml nước.- Kết hợp trợ sức trợ lực: + Cafein natribenzoat 20%: 10-15 ml + Vitamin B1 2.5%: 5-10 ml. Tiêm dưới da ngày một lần.- Lời khuyên: ngừng cho ăn thức ăn nhiều nước, dễ lên men sinh hơi.Giả Định 2Bò đực thịt nặng 300kg (1,5 tuổi) có biểu hiện:- Bỏ ăn, giảm nhai lại, đứng trường diễn, khi thay đổi vị trí thì rất đau đớn, mới phát bệnh hơn 2 ngày. - Nhiệt độ cơ thể 40,5oC- Táo bón, nhịp tim và nhịp thở nhanh và yếu.- Ngại vận động qua cua quẹo và xuống dốc.- Sờ nắn vùng dạ tổ ong con vật thấy rất đau.- Xét nghiệm máu: bạch cầu đa nhân trung tính tăng.- Theo dõi gia súc trong thời gian điều trị, nếu không có tiến triển thì nên loại thải.Giả Định 2 (tt)Điều trị:- Hộ lý: cho nghỉ ngơi, đứng tư thế đầu cao hơn thân sau, cho ăn cháo.- Procain 1%: 30 ml. Tiêm tĩnh mạch 1 lần/ngày, 7 ngày.- Penicilline 4,5 triệu UI và Streptomycine 6g. Tiêm bắp 1 lần/ngày, 7 ngày.	- MgSO4 50 g + 500ml nước, cho uống 1 lần.- Thuốc trợ tim, trợ sức và giải độc:	Canxi chlorua 10%	 10g	Cafein natribenzoat 20%	 2g	Glucoza 20%	 100g	Nước cất	 1000ml	Truyền tĩnh mạch ngày 1 lần.Giả Định 3Bò ta 8 tháng tuổi, khoảng 130kg, có biểu hiện:- Thích thức ăn xanh, không ăn khô, không uống nước.- Da khô, lông xơ xác, hố mắt sâu, đau vùng dạ lá sách. - Nghe nhu động dạ lá sách giảm.- Sờ nắn qua trực tràng có hiện tượng trống tràng.- Tiêm Magiesulfate vào dạ lá sách không được.Giả Định 3 (tt)Điều trị:- MgSO4 300g + 1lít nước hòa nước cho uống một lần.- Cho uống dung dịch thuốc tím 0,1% 200ml.- Kết hợp dùng thuốc trợ sức trợ lực:Cafein natribenzoat 20% 10 ml. Tiêm dưới da ngày một lần.Vitamin B1 2.5% 5- 10 ml. Tiêm dưới da ngày một lần.

File đính kèm:

  • pptChuong hoi da co viem da to ong do ngoai vat tac da la sach.ppt
Bài giảng liên quan