Chuyên đề Giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và có hiệu quả

I. NĂNG LƯỢNG VÀ VAI TRÒ CỦA NĂNG LƯỢNG ĐỐI VỚI CON NGƯỜI

1.1 Năng lượng

- Theo Từ điển bách khoa Việt Nam: Năng lượng là độ đo định lượng chung cho mọi dạng vận động khác nhau của vật chất.

- Theo Từ điển tiếng Việt và Từ điển vật lý phổ thông: Năng lượng là đại lượng vật lý đặc trưng cho khả năng sinh công của một vật.

- Theo Nghị định số 102/2003/NĐ-CP của chính phủ về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả thì năng lượng được hiểu là dạng vật chất có khả năng sinh công, bao gồm nguồn năng lượng sơ cấp: than, dầu, khí đốt và nguồn năng lượng thứ cấp: nhiệt năng, điện năng, quang năng sinh ra do quá trình chuyển hóa năng lượng sơ cấp.

 

doc21 trang | Chia sẻ: hongmo88 | Lượt xem: 2950 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và có hiệu quả, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
ùng biện pháp gì để duy trì thế năng lâu dài của nguồn nước ?
4.(SGK 8 - Bài 26 - trang 61) Mỗi loại nhiên liệu chỉ có thể có một năng suất tỏa nhiệt nhất định . Ta có nên khai thác và tìm kiếm thêm nhiên liệu mới hay không?
5.(SGK 9 - Bài 13 - trang 37) Điện năng có thể chuyển hóa thành nhiều dạng năng lượng khác . Em hãy cho ví dụ minh họa và nêu biện pháp tiết kiệm điện năng trong các trường hợp này ? có nên sử dụng các thiết bị điện có công suất dư thừa hay không ?
6 .(SGK 9 - Bài 19 - trang 51) Vì sao phải sử dụng tiết kiệm điện năng . Hãy nêu một số ví dụ về tiết kiệm điện năng mà em biết .
7 .(SGK 9 - Bài 36 - trang 98) Sự hao phí điện năng trên đường dây tải điện được xác định bằng cách nào ?
8 .(SGK 9 - Bài 36 - trang 98) Cùng công suất điện được tải đi trên cùng một sợi dây dẫn . Hãy so sánh công suất hao phí khi dùng hiệu điện thế 500 000V với khi dùng hiệu điện thế 1000 000V .
9 .(SGK 9 - Bài 38 - trang 103) Khi vận hành máy biến thế , mặc dù hiệu điện thế ở cuộn dây thứ cấp tỷ lệ thuận với số vòng dây của nó nhưng vẫn xảy ra hiện tượng hao phí điện năng . Em hãy nêu nguyên nhân và biện pháp hạn chế hao phí này? 
10. .(SGK 9 - Bài 56 - trang 146) Ánh sáng có năng lượng rất lớn , để sử dụng nguồn năng lượng đó , em có biện pháp gì ?
11. .(SGK 9 - Bài 59 - trang 154) Năng lượng có thể chuyển hóa từ dạng năng lượng này sang dạng năng lượng khác . Em hãy cho ví dụ và nêu biện pháp hao hụt năng lượng trong quá trình chuyển hóa này ?
12. Một đèn ống loại 40W được chế tạo để có độ sáng bằng đèn dây tóc loại 100W. Hỏi nếu dùng đèn ống này trung bình mỗi ngày 5 giờ thì trong một tháng (30 ngày) sẽ giảm được bao nhiêu tiền điện so với sử dụng đèn dây tóc nói trên? Cho rằng giá tiền điện 800 đồng/kWh.
13. Một đèn ống nếu dùng chấn lưu bình thường thì có công suất tiêu thụ điện năng 40W nếu dùng chấn lưu điện tử thì giảm được 20% công suất. Một gia đình sử dụng 6 bóng đèn. Hỏi nếu sử dụng đèn ống này trung bình mỗi ngày 6 giờ thì trong 1 năm (365 ngày) sẽ giảm được bao nhiêu tiền điện khi sử dụng chấn lưu điện tử? Cho rằng giá tiền điện 800 đồng/1kWh.
14. Một đèn ống loại "ống" có công suất 36W được chế tạo để có độ sáng bằng đèn ống loại 40W thường dùng. Một gia đình dùng 10 bóng đèn, nếu sử dụng đèn ống loại này trung bình mỗi ngày 5 giờ. Hỏi trong 1 năm (365 ngày) sẽ giảm được bao nhiêu tiền điện so với sử dụng đèn 40W? Cho rằng giá tiền điện 800 đồng/kWh.
15. Một đèn compact loại công suất 15W được chế tạo có độ sáng bằng đèn ống loại 40W thường dùng. Một xí nghiệp sử dụng 300 bóng đèn, trung bình mỗi ngày 10 giờ thì Hỏi trong 1 năm (365 ngày) sẽ giảm được bao nhiêu tiền điện khi sử dụng đèn compact thay cho đèn 40W? Cho rằng giá tiền điện là 1350 đồng/1kWh.
16. Một nguồn điện có hiệu điện thế U1 = 2.500V và công suất P = 100KW được dùng đề truyền tải điện năng đến nơi tiêu thụ bằng dây dẫn, cho biết điện trở của dây dẫn R =10W. Hãy tính :
a. Công suất hao phí trên đường dây tải điện.
b. Hiệu điện thế ở nơi tiêu thụ.
c. Hiệu điện thế phải tăng lên khi muốn giảm công công suất hao phí đi bốn lần.
2. 2 Câu hỏi trắc nghiệm :
1. Trong TN người ta muốn sử dụng nhiên liệu có khối lượng ít nhất nhưng lại tỏa nhiệt nhiều nhất .Em hãy chọn phương án đúng ?
A. Khí đốt .	B. Dầu hỏa.
C. Xăng	D. Hidro.
2. Để tiết kiệm năng lượng điện, người ta thường dùng loại đèn nào dưới đây :
A. Đèn ống .	B. Đèn Compact.
C. Đèn LED	D. Cả 3 loại đèn nói trên .
3. Khi tải điện đi xa , điện năng hao phí trên đường dây dẫn chủ yếu là do :
A. Tác dụng từ của dòng điện .	B. Tác dụng hóa học của dòng điện.
C. Hiện tượng tỏa nhiệt trên đường dây 	D. cả A,B,Cđều đúng.
4. Để giảm hao phí trên đường dây tải điện người ta thường dùng cách nào ?
A. Tăng điện trở của đường dây tải điện .
B. Giảm công suất của nguồn điện .
C. Tăng hiệu điện thế hai đầu dây tải điện.
D. cả A,B,Cđều đúng.
5. Thiết bị có vai trò quan trọng làm giảm hao phí trong quá trình truyền tải điện năng đi xa là :
A. Cột điện	B. máy biến thế .
C. Dây dẫn .	C. Tất cả các thiết bị trên.
6. Cách sử dụng nào dưới đây là tiết kiệm điện ?
A. Sử dụng đèn bàn công suất 100W.
B. Sử dụng mỗi thiết bị điện khi cần thiết .
C. Cho quạt chạy mỗi khi đi khỏi nhà.
D. Bật sáng tất cả các đèn trong nhà suốt đêm .
7. Trong các biện pháp sau đây, biện pháp nào không tiết kiệm điện?
A. Thay đèn sợi tóc bằng đèn ống.
B. Thay dây dẫn to bằng dây dẫn nhỏ cùng loại.
C. Chỉ sử dụng thiết bị điện trong thời gian cần thiết.
D. Hạn chế sử dụng các thiết bị nung nóng.
8. Cần phải sử dụng tiết kiệm điện năng vì:
A. dùng nhiều điện ở gia đình dễ gây ô nhiễm môi trường.
B. dùng nhiều điện dễ gây tai nạn nguy hiểm tới tính mạng con người. 
C. để giảm bớt chi phí cho gia đình và dành nhiều điện năng cho sản xuất.
D. càng dùng nhiều điện thì tổn hao vô ích càng lớn và càng tốn kém cho gia đình và xã hội.
9. Cách sử dụng điện nào dưới đây là tiết kiệm điện năng?
A. Sử dụng đèn bàn có công suất 100W.
B. Sử dụng các thiết bị đun nóng bằng điện.
C. Sử dụng mỗi thiết bị điện khi cần thiết.
D. Không dùng bếp điện để đun nấu thức ăn.
V. Tư liệu tham khảo :Sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả
1. Mục tiêu: 	Sau hoạt động, học sinh có khả năng:
- Biết được điện là nguồn năng lượng quý giá đối với cuộc sống và nhu cầu sản xuất.
- Biết được ý nghĩa của việc sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày.
- Thực hành sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả ở lớp, trường và gia đình.
2. Nội dung và hình thức tổ chức
2.1. Nội dung
- Điện là nguồn năng lượng to lớn được sử dụng trong nhiều lĩnh vực kinh tế. Điện phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, cho các ngành công nghiệp khác.
- Điện là nhu cầu thiết yếu đối với cuộc sống. Nhu cầu và chi phí về điện đối với nước ta rất lớn, nếu không sử dụng điện tiết kiệm hiệu quả thì chúng ta có nguy cơ thiếu điện.
- Các biện pháp sử dụng điện tiết kiệm hiệu quả ở gia đình, trường lớp. 
2.2. Hình thức tổ chức
- Thảo luận nhóm về tầm quan trọng của điện năng trong cuộc sống sinh hoạt và sản xuất.
- Xây dựng ”Dự án” sử dụng điện tiết kiệm hiệu quả ở gia đình, trường lớp và địa phương.
3. Thời gian: 45 phút
4. Chuẩn bị
- Các giỏ đựng phiếu hoạt động.
- Tranh, ảnh minh họa thực tiễn sử dụng điện năng trong cuộc sống và sản xuất.
- Một số thiết bị sử dụng bằng điện thông thường minh họa các giải pháp sử dụng điện tiết kiệm hiệu quả.
5. Tổ chức hoạt động
Khởi động: Cả lớp hát một bài
Hoạt động 1: Thảo luận nhóm
a) Mục tiêu: HS biết vai trò và tầm quan trọng của điện năng trong cuộc sống sinh hoạt và sản xuất.
b) Cách tiến hành:
- Chia lớp thành các nhóm từ 4-6 HS, cử nhóm trưởng.
- GV treo lên bảng các bức tranh, ảnh về sử dụng điện trong các lĩnh vực kinh tế: Điện trong sinh hoạt, điện trong sản xuất công nghiệp, điện trong sản xuất nông nghiệp, điện trong kinh doanh,...và hướng dẫn HS quan sát tranh để trả lời các câu hỏi sau:
+ Điện được sử dụng như thế nào trong cuộc sống và sản xuất?
+ Điều gì xảy ra nếu chúng ta thiếu hoặc không có điện?
- Các nhóm hoạt động
- Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận
- Các nhóm trao đổi chung
- Kết luận: 
+ Điện là nguồn năng lượng quan trọng đối với cuộc sống con người , điện được sử dụng trong nhiều lĩnh vực kinh tế. Điện phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, cho các ngành công nghiệp khác và đóng vai trò quyết định sự phát triển của các lĩnh vực kinh tế.
+ Điện không phải là nguồn năng lượng vô hạn, nước ta hiện nay đang thiếu điện, đã và đang phải bỏ ra một khoản chi phí lớn cho nhập khẩu điện. Vì vậy, chúng ta cần sử dụng điện một cách tiết kiệm và hiệu quả 
Hoạt động 2: Điều tra về tình hình sử dụng điện ở gia đình và cộng đồng
a) Mục tiêu: HS biết được thực tế sử dụng điện ở gia đình và địa phương
b) Cách tiến hành:
- GV nêu vấn đề và dùng kĩ thuật động não: 
+ Theo các em thế nào là sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả?
+ Hãy nêu những trường hợp sử dụng điện chưa tiết kiệm và hiệu quả ở gia đình và cộng đồng.
- GV ghi các nội dung phát biểu của HS lên bảng, tổng hợp các ý kiến của cả lớp.
- Kết luận: 
+ Sử dụng năng lượng nói chung, sử dụng điện nói riêng tiết kiệm hiệu quả là sử dụng điện một cách hợp lí nhằm giảm mức tiêu thụ điện cho các phương tiện, thiết bị và hoạt động sử dụng điện mà vẫn đảm bảo nhu cầu điện cần thiết cho các quá trình sản xuất, dịch vụ và sinh hoạt. 
+ Các trường hợp sử dụng điện chưa tiết kiệm và hiệu quả ở gia đình và cộng đồng có thể là: sử dụng bóng đèn công suất lớn không cần thiết; sử dụng bóng đèn sợi đốt; ra khỏi phòng không tắt đèn, không tắt quạt, điều hòa nhiệt độ; dùng nhiều phương tiện, thiết bị sử dụng điện trong giờ cao điểm ; tắt tivi bằng điều khiển ; đèn đường sáng vào ban ngày,....
Hoạt động 3: Các cách sử dụng điện tiết kiệm hiệu quả trong gia đình
a) Mục tiêu : HS biết các cách sử dụng điện tiết kiệm hiệu quả trong gia đình
b) Cách tiến hành :
- GV chia lớp thành các nhóm, cử nhóm trưởng
- Giao nhiệm vụ : Các nhóm thảo luận và liệt kê vào bảng hoạt động các biện pháp sử dụng điện tiết kiệm hiệu quả
- Các nhóm thảo luận
- Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận.
- GV kết luận hoạt động.
 Kết luận chung:
+ Năng lượng luôn đóng một vai trò “đặc biệt quan trọng và không thể thiếu” trong quá trình sản xuất và đời sống của chúng ta, sự khan hiếm và thiếu hụt năng lượng là một trong những nguyên nhân lớn làm kìm hãm sự phát triển kinh tế xã hội, hạn chế việc nâng cao chất lượng cuộc sống và .
+ Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là một trong giải pháp đơn giản nhưng thiết thực và tối ưu đối với hoàn cảnh của đất nước ta hiện nay.
Trên cơ sở những định hướng, gợi ý về nội dung, hình thức, phương pháp tổ chức học tập của chuyên đề .Các thầy giáo, cô giáo có thể xây dựng kế hoạch giáo dục cụ thể nhằm thực hiện hiệu quả nhiệm vụ giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả quả môn Vật lí ở THCS, thực hiện tốt chủ trương của Bộ.
	Để chuyên đề đáp ứng tốt hơn yêu cầu của việc thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện ở THCS, rất mong nhận được ý kiến đóng góp của Các Quí vị .

File đính kèm:

  • docCHUYEN DE TIET KIEM NANG LUONG.doc