Chuyên đề Kĩ Năng Tìm Hiểu Đặc Điểm Tâm Lí Học Sinh Trung Học Cơ Sở

Vì sao giáo viên chủ nhiệm lớp lại phải tìm hiểu đặc điểm phát triển tâm sinh lý của học sinh?

Do đối tượng của hoạt động giáo dục đòi hỏi. Muốn tác động đến người học có hiệu quả nhất định phải hiểu được tâm lý của người học.

Do chức năng nhiệm vụ của người gvcn

 

ppt17 trang | Chia sẻ: hongmo88 | Lượt xem: 1713 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Kĩ Năng Tìm Hiểu Đặc Điểm Tâm Lí Học Sinh Trung Học Cơ Sở, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ TĨNHCHUYÊN ĐỀ:KĨ NĂNG TÌM HIỂU ĐẶC ĐIỂM TÂM LÍ HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ Vì sao giáo viên chủ nhiệm lớp lại phải tìm hiểu đặc điểm phát triển tâm sinh lý của học sinh?Do đối tượng của hoạt động giáo dục đòi hỏi. Muốn tác động đến người học có hiệu quả nhất định phải hiểu được tâm lý của người học.Do chức năng nhiệm vụ của người gvcnHĐ 1: XÁC ĐỊNH QUY LUẬT PHÁT TRIỂN TÂM LÍ Ở LỨA TUỔI HS THCS MỤC TIÊU:Xác định được quy luật chung trong phát triển tâm lí ở lứa tuổi học sinh THCS - Liên hệ được với thực tiễn học sinh ở nhà trường THCS hiện nay Trao đổi, phân tích, rút ra những dấu hiệu thể hiện các quy luật phát triển tâm lý của học sinh THCSChia sẻ những khó khăn mà GVCN gặp phải nếu không hiểu rõ các quy luật đó.Đoạn văn sau thể hiện quy luật phát triển tâm lý nào ở lứa tuổi học sinh THCS?“ Ở xứ sở này khí hậu rất thất thường và kỳ quặc: khi thì nóng nực như ở vùng nhiệt đới, khi thì bỗng nhiên trở lạnh như băng. Xứ sở này có cả mùa xuân hoa nở ngát hương, có cả mùa thu lá vàng rụng tơi tả. Nhưng hai mùa này không phải bao giờ cũng tuần tự nối tiếp nhau. Vả lại, lắm khi mùa đông lại đột nhập vào giữa mùa hạ, còn mùa thu đôi khi lại nhảy vào giữa mùa xuân. Cư dân ở xứ sở này khi thì rất vui vẻ, ồn ào, khi thì bỗng nhiên lại trầm ngâm lặng lẽ; khi có những hành động anh hùng quả cảm, khi thì bỗng trở nên sợ sệt yếu đuối; khi quá tự tin kiêu ngạo, lúc lại khiêm tốn kín đáo; đôi khi họ lại rất buông tuồng, trâng tráo. Trong xứ sở kỳ lạ này không có trẻ con mà cũng chẳng có người lớn...”KẾT LUẬN HĐ 1:- Sự phát triển tâm lí mang tính quy luật. Ở lứa tuổi học sinh THCS ngự trị quy luật về tính mất cân đối tạm thời, tính mâu thuẫn và quy luật về tính không đồng đều của sự phát triển thể hiện ở tất cả các lĩnh vực của nhân cách: trẻ phát triển với tốc độ khác nhau, nhưng đó lại là tính độc đáo.- Các điều kiện phát triển tâm lí ở lứa tuổi học sinh trung học: hoạt động học tập, các hoạt động chung khác, hoạt động giao tiếp với những người xung quanh (với người lớn và các bạn cùng tuổi). KẾT LUẬN HĐ 1 (TIẾP) Đặc thù mang tính quy luật trong sự phát triển tâm lí của học sinh lứa tuổi trung học gây ra những khó khăn nhất định cho giáo viên trong việc nhận diện, đánh giá, có tác động phù hợp đến học sinh. Điều này đòi hỏi phải có những cách thức phù hợp, khoa học, để có thể tìm hiểu học sinh một cách khách quan, đúng đắn.Ở từng lứa tuổi (THCS hoặc THPT), có một số lĩnh vực thể hiện nét riêng, đặc thù của lứa tuổi, chi phối sự phát triển của các lĩnh vực khác và toàn bộ nhân cách học sinh. Đây là điều giáo viên chủ nhiệm cần nắm được để định hướng cho việc tìm hiểu học sinh một cách phù hợp.HĐ 2: CÁC NGUYÊN TẮC, CÁC BƯỚC, CÁC ĐIỀU KIỆN, CÁC MẶT CẦN TÌM HIỂU Ở HỌC SINHMục tiêu: - Xác định được các nguyên tắc chung trong tìm hiểu tâm lí học sinh; - Xác định được các bước tổ chức tìm hiểu tâm lí học sinh một cách phù hợp; - Xác định được các mặt phát triển tâm lí cần tìm hiểu ở học sinh phù hợp theo lứa tuổi; - Xác định được các điều kiện cần thiết để tìm hiểu học sinh phù hợp lứa tuổi.Thảo luận nhómChia sẻ kinh nghiệm đã làm trong việc tìm hiểu hsKẾT LUẬN HĐ 2:Hiện tượng tâm lí không thể được đo đạc một cách trực tiếp nhưng có thể đánh giá gián tiếp thông qua các sản phẩm hoạt động và các mối quan hệ giao tiếp. Đối với lứa tuổi học sinh trung học, đó là hoạt động học tập, các hoạt động chung khác của học sinh, giao tiếp của học sinh với người lớn (trong gia đình, ở nhà trường, ngoài xã hội) và với bạn cùng lứa. Điều này thể hiện nguyên tắc gián tiếp, khách quan, xã hội – lịch sử trong nghiên cứu tâm lí học. Các nguyên tắc này cần được quán triệt trong tổ chức tìm hiểu tâm lí học sinh để đảm bảo thu được tư liệu một cách tin cậy nhất. Ngoài ra, từ phía giáo viên chủ nhiệm cần tránh sự định kiến, nóng vội đối với học sinh.KẾT LUẬN HĐ 2 (TIẾP)- Mục đích cuối cùng của việc tìm hiểu tâm lý học sinh là để giáo viên có thể giúp đỡ, hỗ trợ giáo dục học sinh tốt hơn chứ không phải là để đánh giá, phân loại học sinhHĐ 3: THỰC HÀNH TÌM HIỂU TÂM LÍ HỌC SINH Mục tiêu: - Học viên thực hành sử dụng một số phương pháp tìm hiểu tập thể học sinh và đặc điểm tâm lí cá nhân học sinh vào tìm hiểu học sinh. - Học viên tự xây dựng cách thức riêng để tìm hiểu tâm lí học sinh.Hình 1Hình 2

File đính kèm:

  • pptTim hieu tam li hoc sinh.ppt