Chuyên đề Một số giá trị nghệ thuật của " Truyện Kiều"

I/ Nghệ thuật miêu tả:

 Có thể nói nghệ thuật miêu tả là một sáng tạo, tài hoa của đại thi hào Nguyễn Du. Gồm có nghệ thuật miêu tả cảnh thiên nhiên, tả người,tả cảnh ngụ tình, miêu tả tâm trạng của người.

1/ Tả cảnh:

Thiên nhiên trong Truyện Kiều của Nguyễn Du đa dạng, phong phú, chính xác ,đặc sắc.Nếu đem so sánh với thiên nhiên " Kim vân Kiều truyện "ta thấy trong " Kim Vân Kiều truyện " của Thanh Tâm tài nhân thiên nhiên vắng vẻ đơn điệu, chỉ thấy mờ nhạt, rời rạc, loáng thoáng năm bảy lần. Còn ở đoạn trường tâm thanh - truyện kiều thì thiên nhiên đi đó về đây khắp cả cốt truyện.Thiên nhiên được xây dựng,miêu tả bao giờ cũng gắn chặt với cuộc sống con người,mang linh hồn và hơi thở của con người.

 

doc5 trang | Chia sẻ: gaobeo18 | Lượt xem: 2556 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Một số giá trị nghệ thuật của " Truyện Kiều", để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
điển hình trong thơ ca dân tộc.
Đọc truyện Kiều ai mà chả đọc câu thơ:
 Dưới trăng, quyên đã gọi hè
 Đầu tường lửa lựu lập loè đơm bông.
 Hồn quê Việt nam vào hè là thế đó. Dòng thời gian trôi chảy như mang khát vọng con người trong tiếng gọi hè ấy. Vừa rạo rực, vừa nóng hổicnhư đang thức tỉnh hồn người. Bốn chữ có phụ âm "L" " lửa lựu, lập loè" được Nguyễn Du sử dụng thật đắc địa. Những âm thanh uyển chuyển, luyến láy gợi nên nét hối hả, rạo rực của mùa hè.
 Bên cạnh bút pháp tả thực, tả cảnh ngụ tình được Nguyễn Du sử dụng hết sức điêu luyện, cảnh mang hồn người, cảnh và tình hài hoà, sống động,hình tượng, biểu cảm,tâm trạng. Qua trên ta có thể hình dung được tâm trạng, cảm xúc của nhân vật. Ví vụ khi viếng mộ nàng Đạm Tiên:
 " Nao nao dòng nước uốn quanh
 Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang
 Sè sè nấm mộ bên đàng
 Rầu rầu ngọn cỏ nửa vàng, nửa xanh.
Nhưng cũng tại nơi đây cũng "dịp" cầu và dòng nước ấy, tâm trạng Kiều khác hẳn khi gặp Kim Trọng, cảnh đường cũng như chuyển đổi sắc. "Khách đà lên ngực người còn ghé theo":
 " Dưới cầu nước chảy trong veo
 Bên cầu tơ liễu bóng chiều thiết tha."
Còn đoạn trích " Kiều ở lầu ngưng bích" với 8 câu cuối, thiên nhiên hiện lên đồng thời với nỗi lòng, tâm trạng của Thuý Kiều:
 Buồn trông cửa bể chiều hôm
 Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa.....
Rõ ràng buồn rồi lại trông cảnh, trông cảnh lại càng buồn. Cảnh mang hồn người, cảnh chính là bức tranh tâm trạng của nàng Kiều lúc bấy giờ. Mỗi hình ảnh thiên nhiên đều mang ý nghĩa ẩn dụ, tượng trưng cho nỗi lo âu, sợ hãi, tủi nhục của nàng. Với những dẫn chứng trên ta thấy những bức hoạ phong cảnh của Nguyễn Du là những tác phẩm nghệ thuật có quan hệ mật thiết đến thái độ, tâm lý cuộc sống của nhân vật - con người.
2- Nghệ thuật xây dựng nhân vật.
 Trong "Truyện Kiều" của Nguyễn Du được xây dựng ba nhóm nhân vật. Nhân vật chính diện, nhân vật phản diện, nhân vật trung gian.
- Nhân vật chính diên như: Thuý Kiều, Kim Trọng, Từ Hải, Vương Ông vv...
- Nhân vật phản diện: Mã giám Sinh, Tú Bà, Hồ Tôn Hiến, Bạc Bà vv...
- Nhân vật trung gian: Thuc Sinh vv....
a, Với nhân vật chính diện: ông tiếp thu và kế thừa bút pháp miêu tả của văn học cổ điển là nhân vật được lý tưởng hoá, điển hình hoá, miêu tả bằng bút pháp ước lệ, tượng trưng:
 Ví dụ khi miêu tả Thuý Kiều:
 "Làn thu thuỷ nét xuân sơn
 Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh
 Một hai nghiêng nước nghiêng thành
 Sắc đành đòi một, tài đành hoạ hai...."
Hay khi miêu tả vẻ phong nhã, hào hoa, tahnh tú, thư sinh của chàng Kim Trọng.
 "Hài văn lần bước dặm xanh
 Một vừng như thể cây quỳnh cành dao
 Sắc in tuyết ngựa câu giòn
 Cỏ pha màu áo nhuộm no da trời."
Còn hình ảnh chàng anh hùng Từ Hải được Nguyễn Du miêu tả:
 " Râu hùm hàm én mày ngài
 Vai năm tấc rộng, thân mười thước cao
 Đường đường một đấng anh hào
 Côn quyền hơn sức, lược thao gồm tài."
b, Với nhân vật phản diện:
Nguyễn Du miêu tả bằng bút pháp hiện thực hoá, bằng ngòi bút tả thực.
Khi đặc tả Mã Giám Sinh Nguyễn Du viết.
 " Quá niên trạc ngoại tứ tuần
 Mày râu nhẫn nhụi áo quần bảnh bao.."
Chỉ từng ấy thôi ta thấy được đầy đủ và sinh động vẻ lố bịch, nhố nhăng, lưu manh của tên buôn thịt, bán người. Còn khi miêu tả mụ Tú Bà tác giả lại viết:
 " Nhác trông nhờn nhộn màu da
 Ăn gì cao lớn đẫy đà làm sao."
Với cách miêu tả trên Nguyễn Du đã không chỉ làm nổi bật ngoại hình mà còn cả tính cách, số phận củ nhân vật. Một điểm nữa cần khẳng định đó là sự sáng tạo của Nguyễn Du trong việc miêu tả diễn biến tâm lý của nhân vật.
c, Miêu tả tâm trạng nhân vật:
 Tuy dựa vào cốt truyện của Thanh Tâm Tài Nhân, nhưng ông không hoàn toàn bị chi phối theo cánh kể của Thanh Tâm Tài Nhân mà sáng tạo theo như ý của mình. Chẳng hạn trong đoạn trích " Kiều ở lầu ngưng bích". Nguyễn Du đã miêu tả tâm trạng Thuý Kiều với nhiều cung bậc khác nhau. Đó là nỗi cô đơn tủi hổ, lòng nhớ thương Kim Trọng, xót thương cha mẹ, xót xa cho thân phận nổi trôi tàn úa của mình. Hãi hùng lo lắng vô vọng trước tai ương vạ gió.Còn Thanh Tâm Tài Nhân chỉ lướt qua khi nói đến nỗi buồn nhứ chàng Kim và nàng Kiều làm một bài thơ nhưng không thực sự rõ ràng tâm trạng của nàng lúc bấy giờ.
 Rõ ràng cánh phân tích và miêu tả tâm lý nhân vật của Nguyễn Du tinh tế và phù hợp hơn của Thanh Tâm.
 Hay ở đoạn"Thuý Kiều báo ân , báo oán" trong " Kim vân kiều truyện" thì Kiều đã đấnh đòn Hoạn Thư phải an dưỡng mất nửa năm mới khỏi. Còn cánh giải quyết của Nguyễn Du thì
 " Tha ra thì cũng may đời
 Làm ra thì cũng ra người nhỏ nhen."
Với cách giải quyết của Nguyễn Du Kiều trở thành người phụ nữ cao cả nhân hậu. Còn Kiều trong "Kim vân Kiều truyện" chỉ là người đàn bà sòng phẳng quyết liệt mà thôi.
 Tóm lại, nghệ thuật miêu tả của Nguyễn Du đã đem đến đỉnh cao về nghệ thuật. Miêu tả thiên nhiên chứa đựng cả tâm hồn,âm hương,màu sắc,nét đặ trưng riêng biệt của cảnh cua tình. ông đã trở thành nghệ sỹ thiên tài vừa thấu hiểu tâm lý con người,vừa tài tình và tinh tế trong việc miêu tả diễn biến phức tạp của tâm lý con người. Đây là mọt trong những phương diện quyết định đến sự thành công của truyện Kiều.
II/ Nghệ thuật sử dụng ngôn từ:
 Về nghệ thuật chúng ta có thể kể đến rất nhiều thành tựu,những đặc biệt trong"Truyện Kiều" của nguyễn Du vẫn là ngôn ngữ và thể loại.
 Ngôn ngữ trong"Truyện Kiều" đã đạt đến đỉnh cao,đạt đến hoàn mỹ. Đến "Truyện kiều" ngôn ngữ tiếng Việt đã trở thành ngôn ngữ văn học hết sức giàu và đẹp,vừa có chức năng biểu đạt,vừa có chức năng thẩm mỹ.Từ ngữ được tu chỉnh,gọt dũa trở nên trong sáng,tinh tế và chính xác.
 Ngôn ngữ trong Truyện kiều vừa mang tính dân tộc,vừa mang tính bác học.Tác giả vận dụng ngôn ngữ của ca dao,dân ca,thành ngữ,tục ngữ,lời ăn tiếng nói của ngân dân nên Truyện Kiều dễ đọc,dễ nhớm,dễ thuộc,dê hiểu,dễ ngâm.Nó giống như một lời ru của mẹ hiền đã thấm sâu vào kiến thức bao thế hệ.
1, Tính dân tộc:
Tính dân tộc thể hiện ngay ở chữ viết,đó là chữ Nôm,và thể thơ lục bát. Đây rõ ràng là chữ viết của người Việt,thể thơ của người Việt.
( Văn học trung đại thì chữ Hán vẫn chiếm ưu thế và thể thơ Đường Luật đóng vai trò chủ đạo.) 
Tính dân tộc thể hiện cụ thể và rõ nét ở sử dụng từ ngữ,tác giả rất tài tình trong việc đua lời ăn tiếng nói, chữ nghĩa của nhân dân vào sáng tác của mình như ở trường hợp"Cỏ áy bóng tà", " bén duyên tơ"," " Dẫu lìa ngỏ ý" ... ( Theo ý kiến của nhà văn Tô Hoài ở SGK ngữ văn 9 tập 1)
 Hay ở câu thơ trong đoạn trích " Chị em Thuý Kiều"
 " Đầu lòng hai ả Tố Nga
 Thuý Kiều là chị, em là Thuý Vân."
các từ "ả", "đầu lòng", "chị em" là lời ăn tiếng nói hàng ngày của nhân dân, đồng thời còn mang đặc điểm của phương ngữ của vùng trung bộ .
 Ngôn ngữ trong truyện Kiều đọc lên nghe như ca dao, lời ru.Người ta không phân biệt nổi Nguyễn du đã vận dụng ca dao của nhân dân hay ở những câu ca dao của nhân dân chịu ảnh hưởng của những câu Kiều. Ví dụ:
 " còn non, còn nước, còn trời
 Còn về, còn nhớ đến ngày hôm nay"
 ( Truyện Kiều)
nếu ta so sánh với câu ca dao:
 " Còn non, còn nước, còn trời
 Còn cô bán rượu, anh còn say sưa."
 ( Ca dao)
Trong " Truyện Kiều" thành ngữ, tục ngữ cũng được đưa vào một cách khéo léo: 
Ví dụ. " Vợ chàng quỷ quái tinh ma
 Phen này kẻ cắp, bà già gặp nhau".
 ( Thuý Kiều báo ân báo oán)
Phạm Văn Đồng đã từng nói: " Truyện Kiều còn thì tiếng ta còn, tiếng ta còn thì nước ta còn, " Nhận xét này đã đủ để khẳng định sự sáng tạo của Nguyễn Du chính là sự kết tinh hoá ngôn ngữ dân tộc và tiếp thu truyền thống.
2, Tính bác học:
 Bên cạnh tính dân tộc, gần gũi, trong sáng, mộc mạc, thì ngôn ngữ Truyện Kiều còn thể hiện tính bác học. Nó thể hiện trên các phương diện:
- Sử dụng các điển cổ, điển tích, tầm chương trích cú.
- Ngôn ngữ mang tính triết học, thần học, nho học.
- Ngôn ngữ được gọt dũa, tu chỉnh một cách tinh lọc đến mức hoàn mỹ.
Ví dụ: Khi tả sắc đẹp của Thuý Kiều tác giả viết:
 " Một hai nghiêng nước nghiêng thành
 Sắc đành đòi một, tài đành hoạ hai."
 Tác giả đã nhắc đến điển tích về sắc đẹp của nàng tiểu Kiều và đại Kiều ở thời tam quốc. Sắc đẹp mà ngoảnh lại lần thứ nhất làm mất nước, lần thứ hai làm nghiêng đổ thành quách.
Hay khi nói đến lòng hiếu thảo của Thuý Kiều, Nguyễn Du đã viết:
 " Sân lai cách mấy nắng mưa
 Có khi gốc tử đã vừa người ôm."
Lão Lai Tử đã hơn 70 tuổi mà vẫn ra sân để nhảy múa làm trò cho cha mẹ vui cười. Quả là lòng hiếu thảo của Lão Lai Tử xưa nay hiếm. Khi nhắc đến " Sân lai", " ggốc tử" là nói đến lòng hiếu thảo của Thuý Kiều.
 Trong câu: " Trăm năm trăm cõi người ta
 Chữ tài, chữ mệnh khéo là ghét nhau
 Trải qua một cuộc bể dâu
 Những điều trông thấy mà đau đớn lòng."
Đoạn thơ trên đã thể hiện quan niệm của triết học và thần học đó là thuyết " Tài mệnh tương đối" 
 Ngôn ngữ trong " Truyện Kiều" được sử dụng vừa đúng vừa hay, vừa độc đáo, đặc sắc.
Ví dụ từ " Cậy" trong câu: " Cậy em em có chịu lời..... Từ "cậy" ở đây vừa có ý chỉ sự cần thiết được giúp đỡ, vừa có ý chỉ sự tin tưởng. Từ "cậy" tạo ra sắc thái cho lời thỉnh cầu, nhờ vả của Thuý Kiều khi trao duyên cho Thuý Vân.
 Từ "tót" trong câu: "Ghế trên ngồi tót sỗ sàng...."
không chỉ là miêu tả cách ngồi của Mã Giám Sinh mà còn lột tả bản chất lố lăng, vô học của y. Hay từ " Nhờn nhợt", " đẫy đà" vừa đặc tả dáng vẻ to béo, gian mãnh vừa bóc trần được bản chất của một mụ chủ nhà chứa.
 Trong " Truyện Kiều" còn một sự thành công đặc biệt về ngôn ngữ, đó là việc sử dụng rất tinh tế và sáng tạo các từ láy, từ tượng thanh, tượng hình. Ví dụ từ "nao nao","nho nhỏ", "tà tà", trong cảnh ngày xuân hay các từ "thấp thoáng", "xa xa", "man mác","rầu rầu", "ầm ầm" trong đoạn trích, "Kiều ở lầu ngưng bích". Các từ đó vừa giàu sắc thái biểu cảm, vừa đặc tả tinh tế và chính xác khung cảnh, tâm trạng.
 Trên đây là những nhận định rất cơ bản của chúng tôi về nghệ thuật và ngôn ngữ của Nguyễn Du trong Truyện Kiều. Hai phương diện này đã góp phần to lớn trong việc khắc hoạ nội dung của Truyện Kiều. Nó là sự gam màu chủ đạo cho bức tranh nghệ thuật của tác giả, thể hiện trong " Truyện Kiều".
 Người báo cáo
 Dương Nhật Hân
 Thái Thị Hoài

File đính kèm:

  • docnghe thuat trong truyen kieu.doc