Chuyên đề Một vài biện pháp giúp học sinh học tốt trong phân môn vẽ trang trí

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

 A. Lời mở đầu :

 Mỹ thuật là môn nghệ thuật. Hiện nay môn mỹ thuật được Bộ GD và ĐT đưa vào giảng dạy ở cấp THCS nhiều năm gần đây. Mỹ thuật được xác định như các môn học tự nhiên xã hội khác, là một trong các môn góp phần hoàn thiện nhân cách con người .

 

ppt22 trang | Chia sẻ: baobinh26 | Lượt xem: 1889 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một vài biện pháp giúp học sinh học tốt trong phân môn vẽ trang trí, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
nh vực khác nhau như : trang trí thời trang, trang trí nội thất....Với tất cả mọi người nói chung và học sinh trường trung học nói riêng, nếu được tiếp xúc với nghệ thuật trang trí và biết kết hợp, áp dụng những kiến thức đã học, chắc chắn sẽ làm và khám phá được nhiều điều bổ ích, thú vị, góp phần làm cho đời sống thêm sinh động và tươi đẹp. Vậy nhiệm vụ của người giáo viên rất quan trọng. Muốn HS thực hiện tốt phân môn vẽ trang trí giáo viên cần phải biết cách hướng dẫn cho học sinh tự khám phá kiến thức , kết hợp các phương pháp đổi mới phù hợp với môn học. Từ đó, giúp các em tiếp thu và sáng tạo mẫu thể hiện bằng ý tưởng của mình.Với những mong muốn trên, tôi đưa ra một vài kinh nghiệm để giúp học sinh học tốt trong phân môn vẽ trang trí. B. Thực trạng nghiên cứu vấn đề :	 Đối với HS : Mỹ thuật được đưa vào giảng dạy ở trường THCS toàn huyện năm 2003. Đối với HS trường THCS Quang Trung chỉ 2 năm trở lại đây HS mới được tiếp xúc môn mỹ thuật vì vậy đây là bộ môn mới đối với trường và các em Do đặc thù HS nông thôn, môi trường thẩm mỹ hạn hẹp, HS ít có điều kiện được quan sát, ít tham quan danh lam thắng cảnh và bảo tàng .Vì thế hiểu về mỹ thuật, về cái đẹp chưa sâu rộng, chưa kích thích các em học tập. Đa số các em bị chi phối, ảnh hưởng về các môn chính, phụ .Vì thế môn mĩ thuật chưa được coi trọng nên hiệu quả của bộ môn chưa cao. Hơn nữa HS Trường THCS Quang Trung đa phần là con nhà nông khó khăn nên thiếu phương tiện, dụng cụ học tập rất nhiều (như màu vẽ, bút chì, giấy .) đặc biệt là HS dân tộc thiểu số .Nên phương pháp thực hành thiếu linh hoạt vì vậy bài làm các em chưa đạt được yêu cầu . Mặt khác thời gian thực hành trên lớp chỉ có 20 phút là quá ít ,trong khi bộ môn mỹ thuật phải thực hành nhiều mới đạt hiệu quả. Mỹ thuật là môn học thuộc về năng khiếu mà số lượng HS thuộc năng khiếu rất ít, đòi hỏi các em phải tư duy sáng tạo, vì vậy về nhà các em cần phải có thời gian để rèn luyện làm bài. Phần lớn các em kinh tế gia đình rất khó khăn, đi học còn phụ giúp gia đình, nên bài vẽ các em rất qua loa mang tính chất đối phó, tư duy thẩm mỹ chưa cao. Trường chúng ta cơ sở vật chất còn thiếu thốn chưa có phòng học riêng dành cho bộ môn Tuy điều kiện hoàn cảnh như thế , vẫn có nhiều em khi tiếp xúc học bộ môn mới có nhiều sự cố gắng và tinh thần học tập rất nhiệt tình trong việc chuẩn bị bài học.  Đối với giáo viên : Trong trường chỉ có một giáo viên dạy môn mỹ thuật nên việc học hỏi kinh nghiệm cũng hạn chế - Do đặc thù bộ môn nhiều giáo viên mĩ thuật chưa thật sự coi trọng đây là một trong những bộ môn cần thiết. Nên ít tìm kiếm phương tiện , đồ dùng có sẵn trong thực tế . Đồ dùng dạy học ở trường THCS quá ít, vì thế không tránh khỏi những mặt hạn chế khi truyền thụ kiến thức và thực hành. II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ :Trong môn mỹ thuật gồm có 4 phân môn : Vẽ theo mẫu, Vẽ tranh, Vẽ trang trí, Thường thức mỹ thuật .Trong 4 phân môn ,vẽ trang trí là phân môn khó đòi hỏi phải sáng tạo ,tư duy trong thế giới quan, trong sự vận động của thế giới tự nhiên Từ cơ sở của thực trạng và yêu cầu giáo dục của môn mỹ thuật, tôi có một số biện pháp trong môn dạy vẽ trang trí như sau 1. Giao nhiệm vụ về nhà ( phần HS chuẩn bị bài ) : - Sau mỗi tiết học GV đều giao nhiệm vụ để HS chuẩn bị bài mới ở nhà cho tiết học sau học tốt hơn. Đối với mỹ thuật việc chuẩn bị những đồ dùng, dụng cụ học vẽ cho tiết học tiếp theo là khâu rất quan trọng, không thể thiếu, nếu chuẩn bị không tốt thì hiệu quả của tiết học khó đạt được kết quả như mong muốn. - Trong phân môn Vẽ theo mẫu, nhiệm vụ mà GV cần giao cho các em là tự tìm mẫu như : lọ, hoa và quả, hướng dẫn cho các em biết chọn những quả có hình dáng đẹp, những vật chất có sẵn trong thế giới xung quanh. Khi học bài vẽ tĩnh vật vẽ những mẫu mà mình chuẩn bị các em sẽ hứng thú hơn và thích vẽ hơn . - Trong phân môn vẽ trang trí, GV cần dặn dò HS đọc trước nội dung và chuẩn bị một số vật dụng cần thiết, từ thực tế cuộc sống : hoa, cỏ, cây khô hoặc xác ép của bướm để trang trí , hoặc là những bức tranh mà em yêu thích, hoặc những bức tranh mà các em tự vẽ . Và biết cách vận dụng vào trang trí một cách có hiệu quả. Ngoài ra các em còn có thể chuẩn bị những dụng cụ cần thiết như : giấy màu, kéo, hồ dán, bút chì, thước kẻ, màu vẽđể khi làm bài trang trí các em có thể vừa kết hợp cắt dán với vẽ hình để tạo bài vẽ cho phong phú và sinh động hơn.Ví dụ : * Bài 4 - Tạo dáng và trang trí túi xách (lớp 9) Các em phải chuẩn bị những chất liệu làm nên túi xách như : rơm khô, lá dừa, lá bàng khô, cọng đốt, nan tre .những hoạ tiết trang trí túi như : hoa khô, giấy màu . * Bài 15 - Tạo dáng và trang trí thời trang (lớp 9 )Các em chuẩn bị những chất liệu để tạo nên áo quần như : vải, giấy màu các loại, hoặc ni lông, bao látvà một số hoa khô * Bài 32 -Trang trí đồ vật có dạng hình vuông, hình tròn, HCN ( lớp 8) các em chuẩn bị giấy màu các loại . * Bài 17 - Trang trí bìa lịch ( lớp 7)Các em chuẩn bị những hình ảnh để trang trí như : sưu tầm tranh ảnh phong cảnh, ảnh hoạt động của các cơ quan, ảnh con vật, chữ nghệ thuật, hoa khô..Kết hợp chuẩn bị màu, bút chì, thước kẻ, hồ dán. để thực hiện .Khi đã chuẩn bị những vật dụng và dụng cụ cần thiết ,các em sẽ chờ đợi tiết học mau đến để trình bày và hoàn thành sản phẩm của mình. Tuy nhiên bên canh đó vẫn còn một số em chưa chịu năng động trong việc khám phá sưu tầm cảnh vật xung quanh nếu chuẩn bị không tốt còn thiếu nhiều đồ dùng khi thực hành sẽ mượn của bạn như vậy sẽ gây ồn trong giờ thực hành và ít tập trung vào bài bài làm sẽ khó mà đạt được hiệu quả. GV cần có biện pháp thưởng phạt kịp thời để khuyến khích việc chuẩn bị của các em cho tiết học sau tốt hơn. 2. Học sinh tư duy bằng trực quan : - Trực quan là phương pháp cần thiết trong tất cả các môn .Riêng đối với mỹ thuật trực quan rất quan trọng không thể thiếu : tranh, ảnh biểu tượng cần thiết để HS tư duy, hình thành khái niệm trong các em .Từ đó giúp các em sáng tạo hơn khi học môn mĩ thuật. - Tư duy bằng trực quan là HS tự khám phá kiến thức bằng cách xem một số hình vẽ, ảnh chụp do GV chuẩn bị với một hệ thống câu hỏi gợi ý để HS trả lời . - GV chú ý khi dùng hình ảnh trực quan, đồ dùng đưa ra phải đúng yêu cầu đảm bảo tính thẩm mỹ ,phong phú về màu sắc, hình dạng đem lại hiêu quả cao trong quá trình tư duy của các em .khi sử dụng đồ dùng trực quan phải đúng lúc, đúng chỗ tránh sự phân tán của các em. - Sau mỗi phần học lý thuyết GV nên cho HS tham khảo thêm bài làm của các HS khoá trước để học hỏi và rút kinh nghiệm .3. Học sinh hoạt động nhóm : - Hoạt động nhóm giúp các em trao đổi thông tin với nhau . Mỗi em có sự chuẩn bị riêng, ý tưởng riêng khi hoạt động nhóm sẽ tạo thành 1 ý tưởng chung .Hoạt động nhóm nhằm giúp các em yếu học hỏi cách sắp xếp, cách vẽ hình và cách vẽ màu cuả các em có khả năng hơn ( hoạt động này có thể bằng phương pháp trò chơi ) - Tìm bố cục (tức là Sắp xếp hình, mảng một cách hợp lý ) là một bước rất quan trọng trong mỹ thuật. Để bước này hiệu quả hơn, GV có thể sử dụng thêm trò chơi hoạt động nhóm để HS tự tìm ra cách sắp đặt bố cục sao cho hợp lí để áp dụng vào bài làm của mình .Ví dụ : Bài 17 : Trang trí bìa lịch (lớp 7 )GV cho HS hoạt động trò chơi. Các em hãy lựa chọn những hình ảnh thích hợp để ghép vào bìa lịch cho hoàn thiện. GV làm rời hoạ tiết : - Phần hình ảnh ( có thể là tranh hoặc ảnh phong cảnh,con vật, ảnh hoạt động của các cơ quan. những hình ảnh xung quanh cuộc sống - Phần chữ (những chữ được cách điệu tên của năm (bằng chữ hay bằng số),tên và biểu tượng của cơ quan, nhà xuất bản - Phần lịch ghi ngày tháng . Thể lệ trò chơi: Chia làm 2 đội trong thời gian 3 phút đến 4 phút các em tìm chọn và ghép những phần lại với nhau sao cho hài hoà hợp lý cách sắp xếp đẹp, thuận mắt. Từ đó GV chốt ý và hình thành cho các em về bước tìm bố cục để hoàn thiện hơn trong trang trí. Nhưng nếu nhiều nhóm chơi Không tránh khỏi gây lộn xộn trong giờ học .GV phải có biện pháp khắc phục tình trạng này.Hoạt động nhóm HS tích cực hơn, tự mình chủ động hơn. Hoạt động này có thể áp dụng cho phân môn vẽ tranh và vẽ trang trí. 4. Nhận xét đánh giá : Trong môn mỹ thuật với phân môn vẽ tranh, vẽ theo mẫu, vẽ trang trí việc đánh giá bài làm của HS rất quan trọng. Khi đánh giá về cách vẽ hình, cách tìm bố cục và cách dùng màu đã đạt hay là chưa đạt. Từ đó HS học hỏi được nhiều điều hay ở bạn mình và rút kinh nghiệm cho bản thân để làm bài sau đạt hiệu quả hơn. Điều đặc biệt chú ý ở đây GV không nên chê bài vẽ của các em , mà cần có nghệ thuật khéo léo để khuyến khích tinh thần của các em , có như vậy các em mới có hứng thú khi tham gia tiết học sau.- Sau khi đánh giá bài làm GV đánh giá sự chuẩn bị của các em tuyên dương khen thưởng hợp lý 5. Kết quả đạt được : Với một số biện pháp trên nếu giáo viên thực hiện tốt tiết học sẽ sôi nổi, HS tiếp thu hiệu quả hơn, việc tiếp cận kiến thức dễ dàng hơn, bước đầu cảm nhận được bộ môn giúp các em biết được cái hay cái đẹp trong cuộc sống, không còn thờ ơ, xa lạ với môn mỹ thuật góp phần tạo nhân cách các em hoàn thiện hơn III. KẾT THÚC VẤN ĐỀ Trang trí là một phân môn khó đòi hỏi HS phải có óc sáng tạo, sự cần cù và linh hoạt và khi làm một bài trang trí các em phải thật sự tìm tòi sáng tạo để biết tìm và chọn sắp xếp các hoạ tiết hợp lý với các mảng hình Như vậy GV phải có những biện pháp giúp một phần nào cho HS làm bài trang trí có hiệu quả để HS có hứng thú hơn trong môn mỹ thuật và các môn học khác, nâng cao hiểu biết hoàn thiện hơn trong cuộc sống .Trên đây là một và kinh nghiệm của tôi . Bản thân tôi cũng là GV mới .Khi sử dụng phương pháp trên trong học sinh bước đầu trong phân môn vẽ trang trí đã có bước chuyển biến mới .Trong quá trình viết và thực hiện chuyên đề không tránh khỏi những hạn chế. Rất mong được sự góp ý chân thành của các đồng nghiệp để chuyên đề đạt hiệu quả hơn. Để môn học mỹ thuật ngày càng đi sâu vào cảm nhận và tạo được sự hứng thú trong các em nhiều hơn. Ngạn ngữ Hy Lạp có câu “ Đừng bắt người ta uống mà phải làm cho người ta khát” CHUYÊN ĐỀ KẾT THÚCXIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN QUÝ THẦY CÔ KÍNH CHÚC QUÝ THẦY CÔ SỨC KHOẺ 

File đính kèm:

  • pptchuyen de(2).ppt