Chuyên đề Phương Pháp Dạy Học Về An Toàn Giao Thông Trung Học Phổ Thông

1.1. Dạy học ATGT không chỉ cung cấp cho HS những kiến thức pháp luật về ATGT, mà trọng tâm là :

Phát triển ở HS thái độ tôn trọng pháp luật về ATGT.

Rèn luyện các kĩ năng như kĩ năng đánh giá, kĩ năng ra quyết định, kĩ năng ứng phó giúp HS có khả năng ứng dụng kiến thức và kĩ năng vào thực tế, chủ động tham gia giao thông an toàn.

Làm thay đổi hành vi của HS, hình thành thói quen tự giác tuân thủ những quy định của pháp luật về ATGT.

 

ppt47 trang | Chia sẻ: hongmo88 | Lượt xem: 1640 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Phương Pháp Dạy Học Về An Toàn Giao Thông Trung Học Phổ Thông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
 thực tế, chủ động tham gia giao thông an toàn.Làm thay đổi hành vi của HS, hình thành thói quen tự giác tuân thủ những quy định của pháp luật về ATGT. 1. Một số yêu cầu chung1.2. Phương pháp dạy học ATGT ở THPT phải phát huy vai trò chủ động, tích cực của học sinh thông qua việc tổ chức các hoạt động học tập. Thông qua hoạt động, HS tự khai thác thông tin và vận dụng kinh nghiệm sống của bản thân để tìm tòi, khám phá, tự kiến tạo kiến thức, kĩ năng và hình thành thái độ, niềm tin. 1. Một số yêu cầu chung1.3. Phải đa dạng hoá các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học.Phải biết lựa chọn và sử dụng kết hợp một cách hợp lí, khéo léo các phương pháp dạy học, đặc biệt là các phương pháp cùng tham gia như động não, giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, xử lí tình huống, sắm vai, . 1. Một số yêu cầu chung1.4. Dạy học ATGT phải gắn với thực tiễn cuộc sống xã hội và cuộc sống của HS. Thực tiễn là những vấn đề, hiện tượng, những bức xúc... liên quan đến ATGT. Đối với HS, là nhu cầu tham gia GT, những khó khăn, nguy hiểm mà HS thường gặp, những lỗi vi phạm phổ biến ở HS, .1. Một số yêu cầu chung1.5. Tăng cường tính chất đối thoại, tạo không khí cởi mở và môi trường học tập thân thiện, sự tin cậy và tôn trọng lẫn nhau giữa GV với HS, giữa HS với nhau để các em mạnh dạn, tự do bày tỏ quan điểm, trao đổi, tìm kiếm giải pháp cho những vấn đề mà bài học đặt ra.1. Một số yêu cầu chung	1.6. Tăng cường sử dụng và sử dụng có hiệu quả các phương tiện, thiết bị dạy học về ATGT. * Các phương tiện, thiết bị: Tranh ảnh, băng hình, mô hình, sa hình giao thông, đèn tín hiệu, biển báo giao thông, sa bàn giao thông, các phương tiện kĩ thuật nghe nhìn . * Cần tích cực ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ATGT giúp cho việc dạy và học được dễ dàng, sinh động và tạo ra những sân chơi bổ ích, lí thú đối với HS.1. Một số yêu cầu chung	1.7. Phối hợp các lực lượng giáo dục trong dạy học về ATGT.Các lực lượng trong nhà trường: Học sinh, tập thể HS, các GV, cán bộ Đoàn Đội. Các lực lượng ngoài nhà trường: gia đình, cộng đồng dân cư, Công an, Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, các tổ chức xã hội, đoàn thể, các doanh nghiệp, . 2. Các hoạt động dạy học ATGT Nhiệm vụ của bạnĐọc tài liệu tập huấn mục “Gợi ý các hoạt động dạy học ATGT” trang 2- 3Trả lời câu hỏi : Bạn đã tổ chức những hoạt động nào ? Trong đó, những hoạt động nào bạn thấy có hiệu quả cao ?2. Các hoạt động dạy học ATGT trường THPTQuan sát tranh ảnh, băng hình, kể chuyện và phân tích, nhận xét, đánh giá về những vấn đề, sự kiện có liên quan đến ATGT.Thảo luận lớp, thảo luận nhóm, tranh luận để phân tích, đánh giá những ý kiến, quan điểm, trường hợp, việc làm, thông tin, sự kiện có liên quan đến ATGT. HS chơi sắm vai trong các tình huống, trường hợp có liên quan đến ATGT.HS sáng tác văn thơ, vẽ tranh, làm triển lãm, báo tường.2. Các hoạt động dạy học ATGT Phân tích, xử lí tình huống :- HS vận dụng hiểu biết của bản thân để nhận xét, đánh giá tình huống, đánh giá hành vi của người tham gia giao thông so với quy định của pháp luật là đúng hay sai, từ đó GV hướng dẫn các em rút ra quy tắc đi đường trong tình huống đó.- HS đề xuất cách ứng xử trong những tình huống đi đường khác nhau - Tình huống với những cách ứng xử khác nhau để HS lựa chọn cách ứng xử đúng đắn 2. Các hoạt động dạy học ATGT Chơi trò chơi, diễn tiểu phẩm, hoạt cảnh về ATGT.Tham quan, điều tra, tìm hiểu tình hình ATGT Sưu tầm tranh ảnh, số liệu, tư liệu về ATGT và giới thiệu, trình bày các sản phẩm sưu tầm được.Tổ chức các hoạt động thực hành rèn luyện kĩ năng tham gia giao thông an toàn. HS tham gia công tác tuyên truyền ATGT cho mọi người. Tham gia các hoạt động bảo vệ, giữ gìn trật tự ATGT ở địa phương.2. Các hoạt động dạy học ATGT Tổ chức giao lưu với những người làm công tác trật tự ATGT, chính quyền địa phương, HS lớp khác, trường khác về chủ đề ATGT.Thi tìm hiểu, thi vẽ, viết, hùng biện, văn nghệ  về ATGT.Xây dựng và thực hiện các dự án thực tiễn về ATGT. Nêu gương tốt về thực hiện trật tự ATGT và góp phần giữ gìn trật tự ATGT.Liên hệ và tự liên hệ, xây dựng kế hoạch hành động của cá nhân và tập thể.- .Các hình thức tổ chức dạy học ATGTHọc ở trong lớpHọc ở sân trường, học ngoài trờiHọc ở địa điểm tham quanHọc theo lớpHọc theo nhóm - tổHọc cá nhânHọc trong hoạt động Đoàn- ĐộiHọc trong sinh hoạt tập thể.................KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ VỀ GIÁO DỤC ATGT TRƯỜNG THPTKIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ VỀ GIÁO DỤC ATGT TRƯỜNG THPT1. Một số yêu cầu chung2. Một số ví dụ về đề kiểm tra ATGT ở THPTNhiệm vụ của bạnĐọc tài liệu mục “Một số yêu cầu chung” trang 4- 5Tóm tắt các yêu cầu kiểm tra, đánh giá ATGT1. Một số yêu cầu chung1.1. Chú trọng kiểm tra đánh giá thái độ và hành vi, thói quen thực hiện ATGT của HS. 1.2. Nội dung kiểm tra phải thể hiện 3 mức độ của tư duy 1.3. Đổi mới các hình thức đề kiểm tra1.4. Phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường trong kiểm tra đánh giá về ATGT. 1. Một số yêu cầu chung (tiếp)1.1. Chú trọng kiểm tra đánh giá thái độ và hành vi, thói quen thực hiện ATGT của HS: 	Lí do :- Xuất phát từ đặc trưng của môn GDCD và giáo dục trật tự ATGT: tính thực tiễn và tính giáo dục cao.- Để phát triển, củng cố ý thức thực hiện ATGT ở HS.- Hành vi thực hiện an toàn giao thông là cái đích cuối cùng phải đạt được.1. Một số yêu cầu chung (tiếp1.2. Nội dung kiểm tra phải thể hiện 3 mức độ của tư duy : Nhận biết, thông hiểu, vận dụng. 	Tuy nhiên, cần giảm nhẹ kiểm tra mức độ nhận biết, tăng cường yêu cầu HS vận dụng kiến thức theo hướng ra đề mở để HS liên hệ thực tế, phân tích, bình luận, biểu đạt chính kiến và định hướng hành vi của mình.3 mức độ của tư duy Mức độ nhận biết : Là mức độ chỉ yêu cầu HS nhận ra, nhớ lại nội dung đã học (tái hiện kiến thức).Mức độ thông hiểu : Yêu cầu HS nhận biết được các kiến thức cơ bản đã được thay đổi hoặc mở rộng ít nhiều so với kiến thức đã học. Để trả lời câu hỏi ở mức độ này, yêu cầu HS phải biết phân tích, lý giải và có thể khái quát (ở mức độ đơn giản) để tự rút ra kết luận trả lời câu hỏi trắc nghiệm hoặc nhận xét, đánh giá, giải thích bằng cách diễn đạt riêng trong câu tự luận. Mức độ vận dụng : Yêu cầu HS sử dụng kiến thức đã học để liên hệ một vấn đề trong thực tế phù hợp với lứa tuổi hoặc đưa ra cách ứng xử phù hợp trong 1 tình huống cụ thể.1. Một số yêu cầu chung (tiếp1.3. Đổi mới các hình thức đề kiểm tra Hình thức tự luậnTrắc nghiệm khách quanBài tập tình huốngThực hànhCác hình thức kiểm tra thực hành 1. Kiểm tra qua quan sát hoạt động của HS và nghiên cứu sản phẩm hoạt động của HS về ATGT: Tham quan, điều tra tìm hiểu tình hình ATGT ; sưu tầm tranh ảnh, số liệu ; sáng tác (viết, vẽ, xây dựng tiểu phẩm ...) ; làm báo tường, triển lãm ; hoạt động thực tế về giữ gìn ATGT ; thực hiện các dự án ATGT ... 2. Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện ATGT trong thực tế cuộc sống hằng ngày của HS.3. Kiểm tra, đánh giá qua quan sát việc xử lí, giải quyết các tình huống có thực trong cuộc sống của HS liên quan đến ATGT. 1. Một số yêu cầu chung (tiếp)1.4. Phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường trong kiểm tra đánh giá về ATGT. Thường xuyên liên hệ, kịp thời thu nhận thông tin, nhận xét từ các lực lượng về thái độ, hành vi ATGT của HS.Phải có những hình thức khuyến khích HS tự kiểm tra, đánh giá. Tạo điều kiện để HS kiểm tra, đánh giá lẫn nhau. 2. Một số ví dụ về đề kiểm tra ATGT THPTĐề tự luận :Em hãy cho biết hệ thống báo hiệu giao thông đường bộ bao gồm những gì ? Theo em, vì sao chúng ta phải thực hiện những quy định của pháp luật về trật tự, an toàn giao thông ? Hiện nay có hiện tượng một số bạn trẻ tham gia đua xe hoặc cổ vũ đua xe trái phép.	a/ Em có suy nghĩ gì trước hiện tượng đó ? 	b/ Em sẽ làm gì nếu người đó là bạn của em ? 2. Một số ví dụ về đề kiểm tra ATGT THPTĐề trắc nghiệm (nhiều lựa chọn)	Biển báo nào được mô tả dưới đây là biển báo cấm ? (khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng) A. Hình tròn, viền đỏ, nền màu trắng, hình vẽ màu đen.B. Hình tròn, nền màu xanh lam, hình vẽ màu trắng.C. Hình tam giác đều, viền đỏ, nền màu vàng, hình vẽ màu đen.D. Hình vuông hoặc chữ nhật, nền màu xanh lam.2. Một số ví dụ về đề kiểm tra ATGT THPTNguyên nhân nào dưới đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tai nạn giao thông? (khoanh tròn chữ cái trước câu mà em chọn) A. Đường hẹp và xấu.B. Người tham gia giao thông không chấp hành quy định của pháp luật về ATGT.C. Người và phương tiện tham gia giao thông ngày càng nhiều.D. Pháp luật xử lí các vi phạm chưa nghiêm.2. Một số ví dụ về đề kiểm tra ATGT THPTNhững ý kiến dưới đây là đúng hay sai ? (ghi chữ Đ hoặc chữ S vào trước chữ cái đầu câu)A. Tất cả những người đủ 18 tuổi trở lên được phép lái xe mô tô.B. Những người từ đủ 16 tuổi trở lên được phép lái xe gắn máy.C. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến vi phạm ATGT ở HS là do gia đình không quản lí chặt chẽ. D. Khi xảy ra tai nạn giao thông, HS không có trách nhiệm phải giúp đỡ người bị nạn.2. Một số ví dụ về đề kiểm tra ATGT THPTBài tập tình huống :	An điều khiển xe đến đường giao nhau có báo hiệu đi theo vòng xuyến thì làm tín hiệu rẽ trái và cho xe chạy theo vòng xuyến. Một chiếc xe khác do Nguyên điều khiển chạy bên trái An theo chiều đi thẳng. Hai xe va vào nhau. 	Câu hỏi :	Hãy cho biết ai là người có lỗi ? Vì sao ?2. Một số ví dụ về đề kiểm tra ATGT THPT	Tan học, Sơn chở Hưng và Bảo phóng thẳng từ cổng trường ra đường. Ba bạn vừa đi vừa cười đùa ầm ĩ giữa trưa vắng. Đi đến ngã tư, thấy đèn đỏ vừa bật lên, Sơn vội vàng phóng nhanh, tạt qua đầu một chiếc xe máy để rẽ vào đường ngược chiều. Vì bị bất ngờ không kịp tránh nên người đi xe máy đã đâm (tông) vào xe của Sơn, làm Sơn bị ngã đau và xe đạp bị hỏng. Sơn đòi người đi xe máy phải bồi thường cho mình. 	Câu hỏi :Theo em, Sơn đã vi phạm những quy định gì về an toàn giao thông ?Các bạn Hưng, Bảo có vi phạm không ? Nếu có thì vi phạm gì ?Người đi xe máy có phải bồi thường cho Sơn không ? Vì sao ?Phụ lụcTai nạn giao thông Tai nạn giao thôngLĐĐT) - Rạng sáng ngày 21.9, một vụ tai nạn thảm khốc đã xảy ra tại Km 432+500, thuộc xóm 4, xã Diễn An, huyện Diễn Châu (Nghệ An) làm 16 người thiệt mạng, 13 người khác bị thương nặng. 

File đính kèm:

  • pptPhuong phap day hoc ve ATGT THPT.ppt