Đề kiểm tra chất lượng học kỳ II môn: Ngữ văn lớp 7
Câu 1(1điểm).
Kể tên những tác phẩm, tác giả đã học trong chương trình ngữ văn 7(tập 2) thuộc thể loại" Văn bản nghị luận"?
Câu 2(1điểm).
Nêu nét đặc sắc về nghệ thuật và nội dung văn bản "Sống chết mặc bay" của Phạm Duy Tốn?
Câu 3(1điểm).
Thế nào là câu đặc biệt? Cho ví dụ minh hoạ?
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ II NĂM HỌC 2008 - 2009 Môn : Ngữ văn -Lớp 7 Thời gian 90 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1(1điểm). Kể tên những tác phẩm, tác giả đã học trong chương trình ngữ văn 7(tập 2) thuộc thể loại" Văn bản nghị luận"? Câu 2(1điểm). Nêu nét đặc sắc về nghệ thuật và nội dung văn bản "Sống chết mặc bay" của Phạm Duy Tốn? Câu 3(1điểm). Thế nào là câu đặc biệt? Cho ví dụ minh hoạ? Câu 4(1điểm). Xác định câu nào là câu chủ động, câu bị động trong các câu dưới đây? a, Thầy giáo phê bình em . b.Em bị thầy giáo phê bình . c. Em được thầy giáo phê bình . d. Sáng nay mình được điểm tốt Câu 5(6 điểm) Trong truyện ngắn: "Sống chết mặc bay" tác giả đã khéo léo kết hợp phép tương phản và phép tăng cấp để bộc lộ tính cách nhân vật, trong đó việc vạch trần bản chất "lòng lang dạ thú" của tên quan phủ trước sinh mạng của người dân. Em hãy giải thích và chứng minh ý kiến trên? BIỂU ĐIỂM CHẤM MÔN NGỮ VĂN 7 - HỌC KỲ II Câu 1(1đ). Những tác phẩm, tác giả đã học thuộc thể loại văn bản nghị luận trong chương trình học kỳ 2: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Tác giả : Hồ Chí Minh. 2. Sự giàu đẹp của Tiếng Việt. - Tác giả : Đặng Thai Mai. 3. Đức tính giản dị của Bác Hồ. - Tác giả : Phạm Văn Đồng. 4. Ý nghĩa văn chương. - Tác giả : Hoài Thanh. Kể tên đúng 1 văn bản 0,25đ . Đúng 4 văn bản (1đ). Câu 2(1đ). Học sinh nêu được. Bằng lời văn cụ thể sinh động, bằng sự khéo léo trong việc vận dụng kết hợp hai phép tương phản và tăng cấp trong nghệ thuật. Sống chết mặc bay đã lên án gay gắt tên quan phủ "lòng lang dạ thú" và bày tỏ niềm cảm thương trước cảnh: "Nghìn sầu muôn thảm" cùa nhân dân do thiên tai và cũng do thái độ vô trách nhiệm của kẻ cầm quyền gây nên. Câu 3:(1đ) Học sinh nêu được định nghĩa: Câu đặc biệt là loại câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ-vị ngữ. Ví dụ: Đoàn người nhốn nháo lên.Tiếng reo.Tiếng vỗ tay. Câu 4:(1đ). Xác định đúng câu chủ động, câu bị động . 1 câu đúng : 0,25 đ. Đúng 4 câu: 1 đ Câu chủ động Câu bị động Câu bị động Câu chủ động Câu 5: ( 6đ) I.Yêu cầu chung: Học sinh cần đạt được những ý sau Giải thích được phép tăng cấp là gì? Phép liệt kê là gì? Phép tương phản có tác dụng như thế nào trong việc khắc họa hình ảnh tên quan phủ khi đi hộ đê? Lấy dẫn chứng để chứng minh. Phép tăng cấp có tác dụng như thế nào trong việc khắc họa mức độ đam mê cơ bạc của tên quan phủ khi đi hộ đê? Lấy dẫn chứng để chứng minh Sự kết hợp giữa hai phép nghệ thuật này có tác dụng như thế nào trong việc vạch trần bản chất " Lòng lang dạ thú" của tên quan phủ trước sinh mạng của người dân. Dẫn chứng đưa ra phải chính xác rỏ ràng phục vụ cho việc giải thích và chứng minh. II. Biểu điểm. 5,5đ - 6đ: Bài làm đầy đủ bố cục ngắn gọn, rỏ ràng, sạch sẽ , không sai lổi chính tả, diễn đạt mạch lạc. 4đ - 5đ: Bài làm hoàn chỉnh rỏ nội dung, nhưng dùng từ chưa được chọn lọc, bài viết chưa sâu, diễn đạt chưa thật trôi chảy, dẫn chứng còn thiếu cụ thể. 2,5đ - 3,5đ: Bài viết phần nào nêu được nội dung các luận điểm chưa đầy đủ chưa sâu, dẫn chứng thiếu. 1đ - 2đ: Bố cục chưa thật rỏ ràng sai nhiều lổi chính tả, bài viết chưa đạt yêu cầu
File đính kèm:
- KIEM TRA HOC KY VAN 7.doc