Đề tài Một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường trung học cơ sở

Như chúng ta đã biết: Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là một bộ phận cấu thành của hoạt động dạy học và giáo dục. Trong quá trình dạy học ngoài việc cung cấp cho học sinh những trí thức khoa học ở các bộ môn còn hình thành và phát triển nhân cách cho các em. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp làm cơ sở cho các em được bổ sung và hoàn thịên những tri thức đã học ở trên lớp, tạo điều kiện thuận lợi cho các em làm quen với những lĩnh vực khác nhau trong đời sống xã hội, giúp các em có cơ hội liên hệ các kiến thức đã học ở thực tế cuộc sống trong cộng đồng.

 Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là cầu nối tạo ra mối quan hệ hai chiều giữa nhà trường và xã hội , là điều kiện và phương tiện để huy động sức mạnh cộng đồng cùng tham gia vào quá trình giáo dục – đào tạo và sự phát triển của nhà trường. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có vị trí rất quan trọng trong quá trình giáo dục đối với học sinh bậc THCS. Các hoạt động này nhằm:

 - Củng cố và khắc sâu những kiến thức của các môn học, mở rộng và nâng cao hiểu biết cho học sinh về các lĩnh vực của đời sống xã hội, làm phong phú thêm vốn tri thức, kinh nghiệm hoạt động tập thể của học sinh.

 

doc7 trang | Chia sẻ: nbgiang88 | Lượt xem: 1294 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường trung học cơ sở, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
ạt động trong các ngày lễ lớn như: 20/11, 22/12, 03/2, và 26/3
 - Tổ chức các chuyên đề theo chủ điểm tháng hành động của Đoàn, Đội, Công đoàn như: Vui trung thu, Phòng chống các tệ nạn xã hội và HIV/AIDS, tìm hiểu pháp luật về an toàn giao thông .
 - Hăng năm trường tham gia hội khỏe Phù Đổng toàn huyện trong dịp 26/3. Qua ngày hội các em được học tập vui chơi, rèn luyện tính chất đạo đức, những kĩ năng hoạt động xã hội, kĩ năng ứng xử giao tiếp. Đồng thời các em tiếp thu những tinh hoa của dân tộc, biết quý trọng giữ gìn những bản sắc văn hóa dân tộc.
- Hiệu trưởng cần có bản dự thảo kế hoạch hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp từ tháng 8 cùng với dự thảo kế hoạch nhiệm vụ năm học của nhà trường.
	3- Tổ chức chỉ đạo thực hiện:
 	ç Tổ chức các lực lượng thực hiện:
- Trước hết phải thành lập ban chỉ đạo hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp chung toàn trường:
	* Trưởng ban: Đồng chí hiệu trưởng.
	* Phó trưởng ban : + Đồng chí phó hiệu trưởng
 	 +Đồng chí bí thư Đoàn trường hay TPT Đội 
* Các thành viên : Đội ngũ giáo viên chủ nhiệm, , trưởng các đoàn thể , phụ trách tổ chuyên môn , đại diện hội cha mẹ học sinh.
- Ban chỉ đạo có nhiệm vụ lập kế hoạch hoạt động thống nhất với kế hoạch chung của nhà trường, có kế hoạch qui định chế độ sinh hoạt định kì hàng tháng, có phân công nhiệm vụ rõ ràng cho từng thành viên để việc chỉ đạo không được bỏ sót công việc , đạt hiệu quả cao.
- Hiệu trưởng định hướng cho bí thư Đoàn, TPT Đội về nội dung qui trình tổ chức một hoạt động. Cần phối hợp với Đoàn, Đội lập nên kế hoạch, chương trình hành động. Mỗi hoạt động cần phải định mục đích, yêu cầu của hoạt động, đảm bảo thực hiện được ba mục đích giáo dục về nhận thức, về thái độ và nhiệm vụ rèn luyện kỹ năng. Tạo môi trường thuận lợi để các em rèn luyện các kỹ năng giáo dục, biết tự điều chỉnh, thực hiện tốt nhiệm vụ do nhà trường giao.
* Để thực hiện hoạt động có hiệu quả, cần chỉ đạo cho Bí thư Đoàn, TPT Đội xây dựng tiêu chuẩn đánh giá thi đua trong học sinh của từng khối lớp ở từng tuần, tháng. Căn cứ vào tiêu chuẩn đó để đánh giá kết quả hoạt động theo đợt thi đua để khen thưởng kịp thời và nhắc nhở rút kinh nghiệm những hoạt động chưa tốt.
- Hiệu trưởng than mưu với các tổ chức trên địa bàn của địa phương , tổ chức nói chuyện tuyên truyền cách phòng chống các bệnh thông thường , các tệ nạn xã hội , vệ sinh răng miệng, Hoặc nhân ngày 22/12 than mưu với hội chiến binh nói chuyện về truyền thống cách mạng của địa phương, Công an nói chuyện an toàn giao thông.
	4- Xây dựng các điều kiện hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp:
	4.1 . Về đội ngũ giáo viên:
	- Hiệu trưởng cần quán triệt nâng cao nhận thức của đội ngũ giáo viên về vị trí, vai trò và nhiệm vụ của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách của học sinh. Mặt khác tổ chức học tập nghiên cứu kỹ nhiệm vụ của giáo viên để thấy được rằng tham gia tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp vừa là trách nhiệm vừa là nghĩa vụ của mỗi thầy cô giáo.
	- Cần có kế hoạch bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho đội ngũ giáo viên chủ nhiệm thông qua một số hoạt động mẫu trong nhà trường hoặc tổ chức giao lưu học tập rút kinh nghiệm hoạt động ở các đơn vị bạn.
	- Lãnh đạo trường phải co tầm nhìn xa xuyên suốt cả quá trình hoạt động để có chế độ động viên khen thưởng những cá nhân, tập thể lớp có nhiều thành tích trong các mặt hoạt động.
	4.2 . Xây dựng cơ sở vật chất:
	- Phải có kế hoạch bảo quản tốt các dụng cụ, phương tiện phục vụ hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp đã có tại trường.
	- Tham mưu với địa phương, với ngành xây dựng thêm các ngành chức năng còn thiếu, trang bị thêm phương tiện kịp thời để phục vụ tốt cho hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
	- Thương xuyên tu bổ các công trình như sân chơi, bãi tập để hoạt động được lâu dài, liên tục
	- Tổ chức các buổi lao động dể làm sạch môi trường, trông và chăm sóc cây, hoa cảnh trong nhà trường. Huy động giáo viên và học sinh đóng góp sách cho thư viện hàng năm. Đóng góp cây cảnh làm xanh- sạch- đẹp môi trường, cảnh quan của trường.
	4.3. Xây dựng quy trình tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp:
 Cần chú ý một số nguyên tắc sau:
	- Tạo điều kiện cho học sinh quen dần và biết tự quản toàn bộ quá trình hoạt động, các nhà giáo dục chỉ giữ vai trò cố vấn.
	- Nội dung hoạt động luôn gắn liền với các yêu cầu giáo dục của nhà trường, của xã hội ở từng thời điểm cụ thể.
	- Luôn đổi mới và đa dạng hóa các hình thức hoạt động cho phù hợp với nhu cầu và hứng thú của học sinh ở từng lứa tuổi.
 	ç Quy trình chung của việc tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp nên tiến hành các bước sau:
	 - Bước 1: Đặt tên chủ đề hoạt động và xác định các yêu cầu cần phải đạt được:
	* Yêu cầu giáo dục về nhận thức: Hoạt động cung cấp cho học sinh hiểu biết những thông tin gì?
	* Yêu cầu giáo dục về thái độ: Qua đó giáo dục cho các em về mặt tình cảm, thái độ gì? (yêu, ghét, hứng thú, hăng say, tích cực.)
	* Yêu cầu giáo dục về kĩ năng: Qua hoạt động thực tế cần bồi dưỡng hình thành cho học sinh những kĩ năng gì? (kĩ năng điều khiển tập thể hoạt động, kĩ năng tự quản, kĩ năng giao tiếp ứng xử)
	- Bước 2: Bước chuẩn bị cho hoạt động.
	 Hiệu quả của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp phụ thuộc phần lớn vào giai đoạn chuẩn bị. Hiệu trưởng cần vạch ra được tất cả các điều, các yếu tố cần chuẩn bị trướccho hoạt động thành công: 
	* Vạch kế hoạch, thời gian chuẩn bị, thời gian tiến hành hoạt động, địa điểm tiến hành tổ chức ở đâu trong hay ngoài nhà trường? Soạn thảo về nội dung, hình thức hoạt động (hoạt động xã hội và nhân văn; Hoạt động tiếp cận khoa học; Hoạt động văn hóa nghệ thuật và thẩm mĩ; Hoạt động vui khỏe và giải trí; Hoạt động lao động công ích), hình thức trang trí, xây dựng những phương tiện vật chất như bàn ghế, phòng, trang phục, kinh phí, phần thưởng
	* Dự kiến những công việc cụ thể và phân công nhiệm vụ cụ thể cho các lực lượng tham gia chuẩn bị (cả giáo viên và học sinh).
	* Chuẩn bị chuơng trình hoạt động, phân công người điểu khiển cần hướng dẫn cụ thể ( nên tập dượt cho học sinh điều khiển)
	* Dự kiến các tình huống xảy ra trong quá trình tiến hành hoạt động và cách ứng xử giải quyết.
	* Huy động sự phối hợp giúp đỡ của các lực lượng giáo dục khác trong và ngoài nhà trường( nếu có)
	* Họp hội đồng sư phạm thông qua kế hoạch tổ chức và phân công công tác cho từng thành viên.
	* Đôn đốc kiểm tra và hoàn tất giai đoạn chuẩn bị.
	Quá trình chuẩn bị hoạt động cần phát huy tích cực tính dân chủ, khuyến khích học sinh cùng than gia bàn bạc, trao đổi sáng tạo và tìm ra những hình thức sinh động bổ sung hoặc điều chỉnh nội dung hoạt động cho phù hợp với điều kiện và khả năng thực hiện của lớp, của trường.
	-Bước 3 : Tiến hành và kết thúc hoạt động:
	* Tổ chức và tiến hành theo kế hoạch chuẩn bị.
	* Tiến hành nên tạo điều kiện cho học sinh điều kiện cho học sinh điều khiển công tác tự quản, giáo viên tham gia như một đại biểu, một cố vấn chỉ đạo.
	* Kết thúc hoạt động phải có nhận xét đánh giá kết quả hoạt động. Khen chê đảm bảo tính khách quan, công bằng.
	- Bước 4: Tổ chức rút kinh nghiệm và đánh giá kết quả hoạt động:
	* Tổ chức rút kinh nghiệm sau mỗi hoạt động để lần sau tổ chức tốt hơn, thành công hơn.
	* Đánh giá kết quả hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có liên quan đến kết quả giáo dục toàn diện của nhà trường, của lớp. Cho nên cần phải có thời gian mới có thể khẳng định được tính hiệu quả của hoạt động này. Vì vậy, bằng các phương pháp khảo sát, đo đếm ta có thể đánh giá được kết quả sau khi đã tiến hành một số hoạt động hoặc sau một định kì nào đó trong năm học
	5- Kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp:
	- Kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch giáo dục ngoài giờ lên lớp của các bộ phận, của các lớp.
	- Kiểm tra đánh giá hiệu quả giáo dục thông qua hoạt động của học sinh.
	ç Nội dung kiểm tra:
- Kiểm tra công việc nêu trong kế hoạch có được thực hiện hay không? Chỉ ra những công việc chưa làm được, nguyên nhân của nó, so sánh kết quả đạt được (kết quả có thể quan sát, kiểm tra được) với mục đích yêu cầu của hoạt động.
- Kiểm tra việc làm cụ thể của học sinh, giáo viên để đi đến đánh giá về mục tiêu (của hoạt động đang được kiểm tra), nội dung (tính đa dạng, thiết thực, toàn diện của nội dung), hình thức và biện pháp tổ chức các phương pháp thực hiện có đảm bảo tính độc lập, sáng tạo, tự quản của học sinh không?
- Hiệu trưởng chỉ đạo tổ chủ nhiệm, bí thư Đoàn, TPT Đội và ban văn thể xây dựng được các tiêu chí đánh giá hiệu quả giáo dục của hoạt động vào mục đích yêu cầu đã được xác định trong kế hoạch có xếp loại.
- Việc kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục ở học sinh về các mặt :
* Nhận thức.
* Động cơ, thái độ tham gia hoạt động.
* Các nề nếp sinh hoạt, học tập, thói quen đạo đức, kỹ năng hành vi.
* Các thành tích của học sinh đạt được trong các phong trào thi đua.
- Một số phương pháp kỹ thuật kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp:
* Dự một số hoạt động cụ thể.
* Quan sát hoạt động của giáo viên, học sinh.
* Kiểm tra hồ sơ, sổ sách, sản phẩm hoạt động 
* Trao đổi trò chuyện cùng học sinh, giáo viên
Kết quả giáo dục học sinh gắn với kết quả công tác thi đua của giáo viên chủ nhiệm. Do đó, kết quả hoạt động phải được đánh giá công bằng, công khai để động viên, kích thích tích cực của hoạt động .
	Qua học tập và nghiên cứu tài liệu hướng dẫn , thông qua quá trình hoạt động thực tế trong nhà trường , với mục đích là muốn đưa HĐGDNGLL ngày càng đi vào chiều sâu và có tác dụng tích cực đối với CBGV và HS trong nhà trường , nên bản thân đã chọn đề tài này , tuy nhiên thời gian tập trung cho nghiên cứu chưa nhiều , năng lực của bản thân còn hạn chế , do đó nội dung của đề tài không sao tránh khỏi những sai sót , và đôi khi có những nội dung mang tính khả thi chưa cao, do đó kính mong quý đồng nghiệp , các cấp lãnh đạo thông cảm và góp ý chân thành để đề tài được thực hiện tốt hơn .
	Xin chân thành cảm ơn .
	Người thực hiên 
	Nguyễn Tấn Việt 

File đính kèm:

  • docHDNGLL.doc
Bài giảng liên quan