Đề tài Một vài biện pháp quản lý của Hiệu trưởng trong việc xây dựng trường sở tại trường trung học cơ sở Đông Hồ 1- Thị xã Hà Tiên- Kiên Giang

 PHẦN MỞ ĐẦU

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

1. Lý do khách quan

Nhà nước ta coi giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Sau hơn 20 năm đổi mới, giáo dục Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng. Tuy nhiên, so với yêu cầu phát triển của đất nước còn nhiều việc phải làm. Làm thế nào để phát triển giáo dục luôn là mối trăn trở, băn khoăn không chỉ của các ban ngành có liên quan mà còn là sự quan tâm của toàn xã hội. Bên cạnh các giải pháp chiến lược như đổi mới quản lý giáo dục, đổi mới chương trình và tài liệu dạy học, đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá học tập. . .thì việc đầu tư tốt cơ sở vật chất cho trường học góp phần quan trọng trong việc giúp giáo viên, học sinh có điều kiện đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.

 

doc33 trang | Chia sẻ: ngochuyen96 | Lượt xem: 851 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một vài biện pháp quản lý của Hiệu trưởng trong việc xây dựng trường sở tại trường trung học cơ sở Đông Hồ 1- Thị xã Hà Tiên- Kiên Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
ủa nhiều người còn có hạn nên để nâng cao hiệu quả sử dụng Hiệu trưởng cần phải:
+ Bồi dưỡng trình độ tin học, ngoại ngữ cho cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường. 
+ Cử giáo viên tham gia các lớp tập huấn về sử dụng thiết bị dạy học do Sở Giáo dục tổ chức, phân công những giáo viên có kinh nghiệm sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học kèm cặp những giáo viên mới.
2. Trách nhiệm của cán bộ, giáo viên công nhân viên
Thực hiện kế hoạch mà hiệu trưởng đã ban hành.
 - Quán triệt các cam kết về bảo vệ tài sản của lớp học mà nhà trường và các lớp đã lập được khi lớp nhận phòng học; cam kết trách nhiệm với bảo vệ trong công tác bảo vệ tài sản nhà trường; nội quy các phòng máy vi tính và các phòng chức năng của các tổ bộ môn để cán bộ giáo viên, công nhân viên trường cùng ý thức gìn giữ.
- Giáo viên chủ nhiệm các lớp tổ chức cho học sinh vệ sinh thường xuyên, định kì , giáo dục học sinh chăm sóc và bảo vệ cây xanh, có kế hoạch tu bổ thêm cây xanh cho vườn trường.
 Tạo cảnh quang môi trường “Xanh- Sạch- Đẹp” bằng cách lên kế hoạch trồng cây xanh vào ngay đầu mùa mưa năm nay, giao hẵn cho các lớp trông và chăm sóc bảo vệ cây theo đúng qui hoạch và yêu cầu chung của nhà trường. Qua đó tạo được cảnh quan môi trường, đồng thời giáo dục học sinh được cái đẹp về thẩm mỹ và ý thức trách nhiệm với tập thể.
-Trong từng buổi lên lớp của giáo viên bộ môn và giáo viên chủ nhiệm có trách nhiệm giáo dục học sinh giữ gìn và bảo quản tài sản của lớp. Giáo viên chủ nhiệm chịu trách nhiệm bảo quản tài sản trong phòng học lớp mình, bảo vệ chịu trách nhiệm theo dõi chung kịp thời báo cáo với trưởng ban cơ sở vật chất.
3. Phối hợp với các löïc löôïng trong nhaø tröôøng
- Hiệu trưởng quản lý trường sở theo quan điểm tổng hợp thống nhất trên 03 mặt: Sử dụng, bảo quản và sửa chữa có hiệu quả các khối trình, diện tích đất và tất cả trang thiết bị khác đúng quy định, đúng chức năng, không sử dụng vào mục đích tư lợi. Đối với cách làm này mà hiệu trưởng đã phát hiện một số dụng cụ của phòng máy tính bị thay vào gây thất thoát tài sản nhà trường đã tiến hành xử lý. 
Phối hợp với công đoàn cơ sở tổ chức thi đua, phát động mọi cá nhân tích cực tham gia phong trào bảo vệ của công, giữ gìn môi trường sư phạm, xây dựng ngôi trường xanh-sạch-đẹp theo 15 tiêu chí.
- Đẩy mạnh phong trào thi đua làm đồ dùng dạy học trong cán bộ giáo viên nhằm tạo ra nhiều mô hình, tranh ảnh, mẫu vật giúp nâng cao chất lượng giảng dạy và giáo dục.
- Phối hợp với tổng phụ trách đội tổ chức các hoạt động ngoại khóa, các buổi sinh hoạt, những đợt thi đua theo chủ đề để nhắc nhở mọi thành viên giữ sạch đẹp trong và ngoài nhà trường bằng những việc làm cụ thể 
 	- Đẩy mạnh xã hội hóa trong công tác thư viện, vận động học sinh tặng sách thư viện. 
- Vận động phụ huynh học sinh, mạnh thường quân đóng trên địa bàn có sự đóng góp, hỗ trợ như cây xanh, hoa kiểng, các thiết bị cho nhà trường để phục vụ học tập, giáo dục học sinh được thuận lợi.
PHẦN KẾT LUẬN 
1. Đánh giá khái quát về thực trạng	
Qua phân tích thực trạng tình hình quản lý trường sở ở trường THCS Đông Hồ 1, tôi nhận thấy Hiệu trưởng đã nhận thức đúng, đầy đủ tầm quan trọng của việc xây dựng, quản lý trường sở nhằm nâng cao chất lượng dạy – học và hiệu quả giáo dục. Công tác quản lý trường sở được thực hiện một cách có nền nếp. Các phòng học được duy trì tốt, khuôn viên của trường khang trang, đáp ứng nhu cầu giảng dạy và học tập tối thiểu của thầy và trò. Phụ huynh học sinh đa số hài lòng khi cho con học ở trường này. Hiệu trưởng xây dựng được kế hoạch phát triển trường sở, trong đó có đề cập đến các nguồn lực để phát triển nhà trường. Tất cả mọi thành viên trong nhà trường, từ cán bộ quản lý, đến giáo viên, học sinh đều có ý thức bảo quản trường sở, tiết kiệm điện nước.
Tuy nhiên so với yêu cầu thì công tác quản lý trường sở của Hiệu trưởng còn có những hạn chế nhất định. Hiệu trưởng thực hiện khá tối việc giữ gìn, bảo quản, tu sửa cơ sở vật chất, trường sở nhưng việc xây dựng trường sở để phù hợp với sự phát triển, đáp ứng nhu cầu giảng dạy, học tập ngày càng cao thì Hiệu trưởng không đáp ứng được. Một điều mà ai cũng dễ dàng nhận thấy, tất cả mọi công trình dù có bảo quản tốt thế nào đi nữa cũng đều xuống cấp, lạc hậu. Nếu không muốn điều này xảy ra thì việc cải tạo, xây dựng lại là điều không thể tránh khỏi. Nhận thức vấn đề là khó nhưng bắt tay vào thực hiện sẽ khó hơn rất nhiều. Có lẽ Hiệu trưởng trường trung học cơ sở Đông Hồ 1 cũng thế. Trong hơn 10 năm, trường chưa tu sửa, cải tạo hay xây dựng thêm phòng học mới. Nguyên nhân thì có nhiều nhưng không thể phủ nhận trách nhiệm của người lãnh đạo. Công tác xã hội hóa giáo dục trên địa bàn trung tâm thị xã, có nhiều doanh nghiệp như phường Đông Hồ là rất thuận lợi, tuy nhiên nhà trường chưa thực hiện tốt điều này. Với mục đích rõ ràng, sử dụng đồng vốn hợp lý, một chút khéo léo trong giao tiếp Hiệu trưởng sẽ huy động được sự đóng góp của xã hội cho công tác xây dựng trường sở, đầu tư cơ sở vật chất phục vụ tốt nhất cho nhu cầu giảng dạy của giáo viên và học sinh. Mặt khác, sự tham mưu tích cực, chỉ ra những khiếm khuyết về cơ sở vật chất, nhu cầu đất đai cũng như sự hoạch định chiến lược phát triển của nhà trường trong những năm tới, lộ trình phấn đấu xây dựng trường chuẩn Quốc gia. . . Hiệu trưởng sẽ tranh thủ được sự ủng hộ của lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo, của chính quyền địa phương trong việc bổ sung quĩ đất, đầu tư kinh phí xây dựng trường sở.
2. Bài học kinh nghiệm
 Để thực hiện tốt mục tiêu của Giáo dục – Đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, hình thành đội ngũ lao động có tri thức và có tay nghề, có năng lực thực hành, tự chủ năng động và sáng tạo, có đạo đức cách mạng, tinh thần yêu nước yêu chủ nghĩa xã hội thì bản thân trường trung học cơ sở phải tổ chức tốt hoạt động dạy và học. Muốn hoạt động dạy và học đạt kết quả cao, nâng cao chất lượng giáo dục thì cơ sở vật chất – kỹ thuật là yếu tố hàng đầu, đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc phục vụ giảng dạy và học tập. Trách nhiệm để có được cơ sở vật chất – kỹ thuật tốt đòi hỏi có sự hợp tác, giúp đỡ từ nhiều phía, trong đó trách nhiệm người Hiệu trưởng nhà trường phải làm tốt các vấn đề sau:
- Với vai trò là người lập kế hoạch, Hiệu trưởng phải dự báo tốt sự phát triển của đơn vị mình để có tham mưu kịp thời với các cấp lãnh đạo trong công tác xây dựng trường sở. 
	- Hiệu trưởng phải quản lý tốt cơ sở vật chất – kỹ thuật trường học có sẵn một cách khoa học, không để hư hao mất mát; mọi mất mát hư hao do ý muốn chủ quan của người sử dụng phải được quy trách nhiệm cụ thể và phải có đền bù thích đáng.
	- Vận động từ nhiều nguồn kinh phí cho việc trang bị thiết bị trường học, xây dựng thư viện nhà trường trở thành trung tâm sinh hoạt văn hóa và khoa học của nhà trường.
- Lấy việc bảo trì, bảo dưỡng định kỳ cơ sở vật chất làm đầu, không chờ khi hư hỏng mới sửa chữa, đặc biệt là các thiết bị hiện đại như máy tính, máy phô tô coppy,...
- Phát huy tốt vai trò của quần chúng trong nhà trường, các ban ngành có liên quan cùng hỗ trợ cho công tác xây dựng, bảo quản trường sở, các thiết bị giáo dục.
- Nâng cao ý thức bảo vệ và bảo quản tài sản trường sở, trang thiết bị giáo dục.
- Thực hiện “đi tắc, đón đầu” trong việc xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật của nhà trường.
3. Đề xuất vaø kiến nghị
-  Ủy ban nhân dân thị xã phân bổ kinh phí đầy đủ cho các đơn vị trường học  được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt tương ứng theo cơ cấu: 80% chi cho con người 20% chi cho các hoạt động khác ( hiện nay chi cho hoạt động chỉ khoảng 10 %); dành quỹ đất để trường có đủ diện tích xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia vào năm 2015.
- Lãnh đạo phòng Giáo dục và chính quyền địa phương cần quan tâm tạo mọi điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật tốt nhất cho nhà trường nhằm thực hiện lời dạy của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng “ Trường ra trường, lớp ra lớp”.
4. Lời kết
	Việc thực hiện chương trình sách giáo khoa mới, đổi mới phương pháp giảng dạy đòi hỏi rất lớn sự tương thích về cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học. Một sự đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị xứng tầm là hết sức cần thiết để đổi mới chương trình, phương pháp đạt được hiệu quả như mong muốn.
Cơ sở vật chất – kỹ thuật nhà trường đóng vai trò quan trọng như vậy, nhưng vấn đề quản lý cơ sở vật chất – kỹ thuật nhằm nâng cao được chất lượng dạy – học trong trường phổ thông lại càng quan trọng hơn, nó đòi hỏi người hiệu trưởng phải có tâm, có tầm và có tài thì mới phát huy được hết vai trò của cơ sở vật chất – kỹ thuật nhà trường.
Với nhận thức đó, đề tài : “ Một vài biện pháp quản lý của Hiệu trưởng trong việc xây dựng trường sở tại trường trung học cơ sở Đông Hồ 1- thị xã Hà Tiên- Kiên Giang ” là đề tài mà bản thân tôi thấy tâm đắc nhất.
Vì điều kiện tư liệu còn thiếu, thời gian nghiên cứu còn ít; trình độ khả năng của bản thân còn hạn chế, cho nên việc khai thác đề tài chưa hết những tinh túy của nó, rất mong được quý Thầy Cô giáo góp ý chỉ bảo.
LỜI CẢM TẠ
	Trong suốt quá trình học tập tại trường Cán bộ Quản lý Giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh, bản thân em đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của thầy cô giáo. Các thầy cô đã giúp em có thêm những kiến thức không chỉ trong lĩnh vực quản lý giáo dục mà còn trong cách ứng xử, những tình cảm của thầy cô đối với anh chị em học viên. Đặc biệt để hoàn thành bài tổng thu hoạch, bản thân đã nhờ sự hướng dẫn tận tình của thầy Trần Quốc Bảo và cô giáo chủ nhiệm Lê Hồng Quảng. 
	Một lần nữa xin trân trọng cám ơn sự giúp đỡ của quí thầy cô. Em xin hứa sẽ vận dụng những kiến thức mà quí thầy cô giảng dạy vào thực tế để mang lại hiệu quả công việc cao nhất.
 	 Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2009
	Người viết đề tài
	Lưu Thị Bé Ba
 Goùp yù:
Baøi TTH vieát coâng phu
Boå sung phaàn muïc luïc, taøi lieäu tham khaûo
Caùc yeâu caàu chung vaø rieâng veà tröôøng sôû vieát coâ ñoïng, goïn roõ nhöng phaûi day ñuû!
Neáu coù phuï luïc thì ñöa theâm vaøo TTH ñeå laøm phong phuù TTH: hình aûnh, caùc quyeát ñònh veà ñaùt ñai, xaây döïng cô baûn  
Thaêm coâ vaø gia ñình. 

File đính kèm:

  • docTong thu hoạch CSVC.doc
Bài giảng liên quan