Đề tài Một vài suy nghĩ về việc tiếp tục tăng cường đổi mới phương pháp giảng dạy môn thể dục nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông bậc TH - THCS trên địa bàn thị xã Kon Tum

Với tư cách là "chiếc chìa khoá cuối cùng mở cửa vào tương lai", giáo dục Việt Nam đang từng ngày đổi mới về hiệu quả và chất lượng nhằm đào tạo một lớp người lao động mới có tri thức, có thể lực phục vụ sự nghiệp đổi mới của Đảng và của dân tộc.

 Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII, Nghị quyết của Đại hội Đảng đã xác định nhiệm vụ cơ bản của toàn ngành Giáo dục là: "mục tiêu, nội dung chương trình phải được đổi mới theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, tiếp cận với trình độ tiên tiến của thế giới. Chú trọng GDTC và bồi dưỡng nhân cách người học. Mau chóng tiếp thu có chọn lọc chương trình đào tạo của các nước phát triển phù hợp với yêu cầu đất nước". Vì lẽ đó, trong những năm qua ngành GD&ĐT Tỉnh Kon Tum đã tập trung cho đổi mới chương trình các cấp học, coi đó là công cụ cơ bản để đổi mới hoạt động giáo dục và chất lượng giáo dục.

 Xuất phát từ mục tiêu nâng cao hiệu quả của chương trình môn học TD và thông qua kết quả 03 năm thực hiện chương trình đại trà tại 16 trường THCS và 32 trường tiểu học trên địa bàn thị xã Kon tum, mặc dù PGD&ĐT thị xã đã chủ động triển khai trong toàn ngành thực hiện đổi mới phương pháp dạy học môn thể dục theo sáng kiến của một số giáo viên cốt cán của ngành, nhưng đến nay vẫn chưa hiệu quả triệt để vì thế nên phòng giáo dục thị xã đã tổ chức nhiều cuộc họp, trưng cầu ý kiến đóng góp cho chuyên đề dạy học môn thể dục. Tại các cuộc họp đó, đã có nhiều ý kiến đóng góp cụ thể để hoàn thiện chương trình. Tuy nhiên, một số vấn đề được đặt ra là chương trình lần này (Đại trà) có sự khác biệt cơ bản nào so với chương trình trước đây (Chưa thí điểm). Sự đổi mới của chương trình trước hết phải được thể hiện ở định hướng giáo dục, tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ về lượng và chất trong giáo dục. Tuyệt nhiên không thể coi sự thêm bớt nội dung, thời gian đào tạo là sự đổi mới, có chăng đó chỉ coi là sự nâng cấp, cải tiến, nhưng kết quả vẫn chưa thực sự cao

 

doc28 trang | Chia sẻ: dung1611 | Lượt xem: 1576 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một vài suy nghĩ về việc tiếp tục tăng cường đổi mới phương pháp giảng dạy môn thể dục nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông bậc TH - THCS trên địa bàn thị xã Kon Tum, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
ọc sinh có thể luyện tập từ 20 - 30 lần xuất phát + đánh đích mà không phải tốn quá nhiều thời gian. Mặt khác, lượng vận động lại được tăng lên rõ rệt và học sinh nhanh chóng tập được kỹ thuật và hình thành kỹ năng. Sau đó giáo viên cho đổi nhóm quay vòng nội dung luyện tập.
* Lưu ý: Ở nội dung điều khiển tập xuất phát thấp và đánh đích thì giáo viên có thể phân công cho cán sự để giáo viên di chuyển đến nhóm kia để sửa sai giúp đỡ và động viên học sinh luyện tập.
Với tinh thần kiên quyết vận động phương pháp trên liên tục trong 3 năm liền tôi đã gặt hái được kết quả đáng khả quan sau:
IV/ KẾT QUẢ VIỆC VẬN DỤNG ĐÃ THU ĐƯỢC:
Kết quả thành tích của từng năm ở môn chạy nhanh 60m (Theo thang điểm của CV445/GDTC và CV 53/BGD-2008) tại trường THCS-THSP Lý Tự Trọng tôi đã thu được:
Niên khoá
T.số HS
Loại chưa đạt
Loại đạt
Loại khá
Loại giỏi
TS
%
TS
%
TS
%
TS
%
2006-2007
396
11
 2,8
158
 39,9
142
 35,9
85
21,4 
2007-2008
432
5
1,2 
126
29,2 
185
42,8 
116
 26,8
HKI:
2008-2009
486
2
0,4 
95
 19,5
218
44,9 
171
35,2 
Qua bảng thống kê điểm kiểm tra cho khối 9 của 3 niên khoá trên, tôi nhận thấy rằng:
- Học sinh ổn định được kết quả học tập điểm chưa đạt và loại đạt có chiều hướng giảm, điểm khá giỏi có chiều hướng tăng.
- Học sinh ở 3 niên khoá trên đều có kết quả điểm khá giỏi cao.
Từ đó, chúng tôi đã giáo dục được học sinh:
+ Ý thức tổ chức kỷ luật của học sinh trong giờ học nghiêm túc hơn.
+ Lượng vận động đảm bảo tốt cho một tiết lên lớp.
+ Học sinh tự giác, tích cực và hưng phấn khi tiếp thu và luyện tập bài.
+ Hạn chế thời gian chết trong giờ học, giáo viên quán xuyến được lớp học dễ dàng hơn.
+ Học sinh ít và không còn bỏ học để chơi bida, điện tử và các trò chơi khác.
+ Học sinh không bỏ cuộc ở các môn học chạy.
+ Học sinh tham gia ngày càng nhiều ở các lớp năng khiếu thể thao do Trung tâm TDTT tỉnh, Nhà Văn hoá Thanh thiếu nhi tỉnh tổ chức và đã đăng ký học ở các câu lạc bộ Bóng bàn - Cầu lông .v.v..ngày càng đông hơn.
+Thành tích thi đấu ở các môn thể thao HS thông qua các giải TT truyền thống của Ngành và Hội khỏe phù đổng toàn Tỉnh đều đạt được thành tích cao và tham gia vào các đội tuyển của Ngành GD&ĐT Kon tum tham gia HKPĐ toàn quốc 2008 với số lượng và chất lượng cao hơn những năm học trước đây.
+Số HS mắc bệnh suy tim và các dịch bện khác cũng được giảm đáng kể.
*Từ những cơ sở lí luận và thực tiển trên, bản thân tôi xin phép được có một vài kết luận và kiến nghị sau:
V- KẾT LUẬN VÀ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT
	1- Kết luận:
	Đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông (trong đó có bộ môn TD) đã có nhiều thay đổi so với chương trình, sách giáo khoa trước đây. Chương trình TD mới đã có sự khác biệt với chương trình cũ ở việc xác định mục tiêu, nội dung, phương pháp giảng dạy và cách kiểm tra đánh giá kết quả học tập.
	Đổi mới chương trình phải gắn liền với phương pháp giảng dạy theo hướng tích cực hóa người học. Điều đó chỉ có thể được khi chính kết cấu chương trình, mục tiêu chương trình và nội dung chương trình được xây dựng theo định hướng tích cực hóa người học.
	Đánh giá chương trình cần phải được tiến hành về nhiều mặt: đánh giá trong, đánh giá ngoài, đánh giá hiệu quả của quá trình thiết kế chương trình, đánh giá hiệu quả của việc ứng dụng chương trình.
	1. Sự nhận thức về vị trí, vai trò GDTC nói chung và giảng dạy TD nói riêng cho học sinh của lãnh đạo các cấp và của đội ngũ GV còn nhiều hạn chế. Trình độ GV giảng dạy TD còn yếu, cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy TD cũng như hoạt động GDTC cho HS chưa đảm bảo....Việc đổi mới phương pháp giảng dạy môn TD trong các trường phổ thông nói chung còn gặp rất nhiều khó khăn.
	2. Để góp phần nâng cao chất lượng GDTC và giảng dạy TD cho HS theo yêu cầu đổi mới chương trình, sách giáo khoa TD mới cần có những biện pháp tích cực về đổi mới phương pháp giảng dạy cho GV. Đó là: 
	- Đổi mới cách thức sử dụng các phương pháp giảng dạy TDTT vào giảng dạy thực hành TD - Đổi mới cách tổ chức giờ học.
2- Kiến nghị:: 
	Một là: Các cấp quản lý giáo dục, các GV cần quan tâm đúng mức đến công tác GDTC. Trước hết là cán bộ quản lý giáo dục phải có cách nghĩ, cách làm đúng về công tác GDTC, xem đây là một hoạt động không thể thiếu được trong nhà trường phổ thông.
	Hai là: Các cấp giáo dục cần quan tâm đến việc tập huấn các chuyên đề để GV giảng dạy nắm vững kiến thức và phương pháp hơn. Bản thân người GV phải không ngừng tự học, tự nghiên cứu, tăng cường tham gia dự giờ, thăm lớp để trao đổi, đúc rút kinh nghiệm giảng dạy ngày càng tốt hơn. Vì vậy, vấn đề chuẩn hoá đội ngũ GV cũng không kém phần quan trọng.
	Ba là: Tăng cường công tác thanh, kiểm tra thường xuyên và liên tục. Nhằm để phát hiện và điều chỉnh kịp thời những hạn chế và sai sót trên. Đồng thời cũng phải tạo mọi điều kiện thuận lợi trong việc dự giờ học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp giữa những trường thuận lợi và trường khó khăn.
	Bốn là: Tăng cường qui hoạch, đầu tư xây dựng đủ và hoàn chỉnh các sân chơi, bãi tập, các công trình phục vụ tập luyện và thi đấu cho học sinh.
	Năm là: Tăng cường đầu tư trang, thiết bị phục vụ đủ và an toàn cho dạy và học.
Trên đây là những suy nghỉ của cá nhân tôi không nằm ngoài mục đích là mong muốn đóng góp xây dựng cho Ngành GD&ĐT Tỉnh nhà nói chung và thị xã nói riêng ngày càng hoàn thiện và nâng cao chất lượng hơn nữa cho đội ngũ GV dạy thể dục. Đặc biệt là nhằm để đáp ứng được yêu cầu về nhiệm vụ cao cả của nghề dạy học trong thời kì mới. Rất mong ý kiến đóng góp, xây dựng của đồng nghiệp và lãnh đạo các cấp. Tôi xin thành thật biết ơn.
–––––– ¯ ——————
Tài liệu tham khảo
1- Sách Lý luận và Phương pháp Huấn luyện thể thao, giáo dục thể chất : 
- Trường Đại học TDTT TW2 - TP. HCM- 1986
- Bộ GD&ĐT, Vụ GDTC-NXB Giáo dục-1995
2- Sách Tâm lý giáo dục 
- Trường Đại học TDTT TW2 - TP. HCM– 1986
3- Sách Sinh lý đại cương- Đặc điểm sinh lí các môn thể thao
- Trường Đại học TDTT TW2 - TP. HCM – 1986- NXB TDTT - 2000
- NXB TDTT - 2000
4- Sách Toán Thống kê - Đo lường
- Trường Đại học TDTT TW2 - TP. HCM – Xuất bản năm 1988
5- Phương pháp giáo dục học
(Sách lưu hành nội bộ của trường QLCB GD 2 TP-HCM)
- NXB Giáo dục - xuất bản năm 2005
6- Phương pháp huấn luyện điền kinh trong các trường PT
- Của NXB - TDTT – Xuất bản năm 1996
	7- Phương pháp dạy học đổi mới theo hướng tích cực
	- Tác giả: Trần Đồng Lâm 
- Vụ Nghiên cứu khoa học giáo dục - Bộ GD&ĐT
- Xuất bản năm 2002
 8- Giáo trình và phương pháp nghiên cứu TDTT-NXB TDTT Hà Nội - 1999
PHỤ LỤC
Bảng 1: Kết quả điều tra về nhận thức, quan điểm và thực hiện giảng dạy Thể dục ở các trường TH-THCS (30 Giáo viên)
Nhận thức (n = 30)
Thực hiện (n = 30)
Quan trọng
Không quan trọng
Nghiêm túc
Hình thức
28 (93,3%)
02 (6,7%)
28 (93,3%)
02 (6,7%)
Bảng 2: Kết quả điều tra về thực hiện chương trình giảng dạy TD ở các lớp TH-THCS theo chương trình cũ.
Năm học
Kết quả thực hiện (n = 30)
Tốt
Khá
Trung bình
Số lượng
%
Số lượng
%
Số lượng
%
2006-2007
08
26,7
20
66,7
02
6,6
2007-2008
18
60,0
12
40,0
0
0
Bảng 3. Kết quả điều tra về cơ sở vật chất TDTT
TT
Nội dung
Kết quả điều tra (n = 16) Khối THCS
Số lượng
Chất lượng
Có
%
Đảm bảo
%
1
Sân tập TD
16
100
15
93,8
2
Sân bóng đá mi ni
12
75,0
0
0
3
Sân cầu lông
0
0
0
0
4
Sân đá cầu
0
0
0
0
5
Bàn bóng bàn
0
0
0
0
6
Phòng học cờ vua
Phòng học
0
0
0
7
Vợt, quả cầu lông
0
0
0
0
8
Vợt, quả bóng bàn
16
100
16
100
9
Quả cầu đá
16
100
16
100
10
Cờ vua (bộ)
 10
62,5
0
0
11
Các dụng cụ TD khác phục vụ dạy điền kinh
16
100
08
50
12
Kho chứa các thiết bị riêng biệt, hiệu quả
8
50,0
4
25,0
Bảng 4: So sánh đặc điểm sử dụng các phương pháp giảng dạy TD trước đây và theo yêu cầu hiện nay
Phương pháp
Thực hiện trước đây
Yêu cầu thực hiện hiện nay
Giảng giải
Nhiều, nói rõ nguyên lý, yêu cầu chi tiết thực hiện kỹ thuật
Ít, nêu yêu cầu thực hiện dộng tác (bài tập) là chính
Chỉ thị, hiệu lệnh
Chủ yếu là GV sử dụng để tổ chức, điều khiển hoạt động của HS
GV và HS (đặc biệt là cán sự TDTT đều cần được sử dụng
Đánh giá bằng lời nói
Chủ yếu là GV
Tăng cường sử dụng với HS (HS tham gia đánh giá)
Báo cáo, giải thích lẫn nhau
Rất ít được thực hiện
Nên sử dụng với HS
Mạn đàm, trao đổi… Tự nhủ, tự ra lệnh
Hầu như không có, ít được sử dụng
Nên có. Rất cần được sử dụng à phát huy tính tích cực học tập của HS
Làm mẫu
Nhiều, làm mẫu toàn phần, từng phần, làm mãu động tác đúng, sai
Ít, toàn phần, động tác đúng, mang tính chất vừa biểu diễn sư phạm vừa biểu diễn tự nhiên
Trực quan gián tiếp
Ít được sử dụng do V ngại sử dụng và không có thiết bị, đồ dùng, tranh ảnh…
Cần được sử dụng và có điều kiện để thực hiện do có đủ thiết bị, đò dùng, tranh ảnh, băng hình..
Tập luyện để tiếp thu động tác
- Ưu tiên thực hiện theo phương pháp tập luyện phân đoạn.
- Sử dụng các bài tập bổ trợ, dẫn dắt
- Tập luyện hoàn chỉnh là chủ yếu
- Sử dụng phương pháp tỳo chơi, thi đấu, tập luyện tổng hợp
Tập luyện để củng cố kỹ thuật động tác
- Chủ yếu là tập luyện lặp lại ổn định
- Ít sử dụng các phương pháp: tập luyện tổng hợp, trò chơi, thi đấu
- Chủ yếu là tập luyện lặp lại thay đổi
- Ưu tiên sử dụng caácphương pháp tập luyện tổng hợp, trò chơi, thi đấu
Phương pháp sửa chữa động tác sai
- GV sử dụng là chủ yếu
- Sửa chữa sai sót tới các chi tiết kỹ thuật động tác và cho từng em
- Tăng cường áp dụng với HS
- Chỉ sửa chữa với những sai sót cơ bản và có nhiều HS bị sai
Bảng 5: So sánh đặc điểm sử dụng các hình thức tập luyện TD trước đây và theo yêu cầu hiện nay
Hình thức 
tổ chức
Chương trình cũ
Chương trình mới
Đồng loạt
Phổ biến, do GV điều khiển
Sử dụng ít, có chọn lọc à do GV hoặc cán sự điều khiển
Lần lượt
Có tính phổ biến, theo nhóm và từng em HS thục hiện động tác (bài tập)
Hạn chế sử dụng, nếu có thì thực hiện theo nhóm, tổ
Theo nhóm
Hầu như ít được sử dụng
Ưu tiên sử dụng, đặc bịêt là theo nhóm chuyển đổi (hay tập luyện vòng tròn)
Cá nhân
Chưa được quan tâm tới
Cần được quan tâm sử dụng khi cần thiết

File đính kèm:

  • docSKKN Quỳnh.doc
Bài giảng liên quan