Đề tài Nâng cao chất lượng bài dạy 2 (3) nội dung bằng phương pháp luyện tập nhóm

Nâng cao chất lượng giảng dạy là một vấn đề mà tất cả giáo viên- những người đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp “ trồng người” luôn quan tâm thực hiện

 Để góp phần đổi mới phương pháp giảng dạy, phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong học tập là một vấn đề khiến không ít người thầy băn khoăn. bộ môn thể dục với đặc thù là bộ môn thực hành giáo dục thể chất. Làm thế nào để vận dụng tốt các phương pháp giảng dạy, kích thích tính tích cực và chủ động trong học tập của học sinh? Nếu vận dụng không tốt phương pháp đặc trưng bộ môn sẽ dẫn đến chất lượng giờ dạy không cao, gây mệt mỏi ức chế cho học sinh trong tập luyện.

 Xuất phát từ thực tế công tác, bản thân tôi đã có một số phương pháp vận dụng có hiệu quả cao nhất với kinh nghiệm: “ nâng cao chất lượng bài dạy 2 (3) nội dung bằng phương pháp luyện tập nhóm”

 

doc14 trang | Chia sẻ: dung1611 | Lượt xem: 1380 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Nâng cao chất lượng bài dạy 2 (3) nội dung bằng phương pháp luyện tập nhóm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
ai và yêu cầu học sinh thực hiện đúng kĩ thuật
* Chú ý kĩ thuật chạy đường vòng bước chạy với đánh tay nhịp nhàng, kết hợp thở.
* Đổi thứ tự: sau khi nhóm 1 và nhóm 2 tập xong 2 nội dung trên thì thay đổi vị trí, dụng cụ tập luyện cho nhau.
Giáo viên điều chỉnh mức xà cho nhóm đại trà 80cm ( nữ) 85cm ( nam) nâng dần mức xà lên 5 cm
- Học sinh ôn luyện
- Giáo viên động viên và sửa sai
- Học sinh đi thành vòng tròn hít thở sâu, làm các động tác thư giãn cơ bắp
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tập vào sáng sớm
- Nêu ưu nhược điểm, tuyên dương cá nhân nhóm tập tốt
C. Dạy thực nghiệm đối chứng
	Tôi tiến hành dạy thực nghiệm đối chứng trên lớp 9A, 9B còn lớp 9C tiến hành dạy đối chứng ( nghĩa là không chia lớp thành 2 nhóm “chuyên môn” mà tiến hành dạy đại trà chung)
D. Khảo sát
- Phương pháp kiểm tra: kiểm tra kỹ thuật nhảy cao kiểu “ bước qua” ở mức xà 1m đối với nam và 0,9 m đối với nữ
- Nội dung kiểm tra: kỹ thuật và thành tích 
Kết quả như sau
Mức độ thực hiện kỹ thuật và thành tích
9A
9B
9C
- Qua xà , thực hiện tốt kỹ thuật
- Qua xà, sai sót trong kỹ thuật 
- Không qua xà, kỹthuật sai
45
2
0
44
1
0
38
3
3
 	Như vậy, kết quả của việc phân nhóm theo “ chuyên môn” đã khẳng định được ưu thế, rõ ràng với kết quả kiểm tra khảo sát thì lớp dạy thực nghiệm đã nắm kỹ thuật và thành tích tốt hơn. Để chắc chắn hơn tôi tiếp tục nghiên cứu bài dạy thứ 2
Bài thứ hai
 Tuần 23 tiết 45
- Nhảy xa: Tiếp tục hoàn thiện kĩ thuật nhảy xa kiểu “ ngồi”
- Ném bóng: Tiếp tục hoàn thiện kĩ thuật và nâng cao thành tích ném bóng xa
- Chạy bền : Trò chơi ( giáo viên chọn)
A. Phân tích sư phạm
 Bài 3 nội dung trên đây giáo viên chuyển tải đến học sinh 3 dạng vận động
- Hoàn thiện kỹ thuật nhảy xa kiểu “ ngồi”
- Hoàn thiện kĩ thuật ném bóng xa
- Trò chơi; chạy dích dắc tiếp sức
	Giáo viên tiếp tục phân nhóm “ chuyên môn” để luyện tập có hiệu quả
B. Soạn giáo án
	Tôi tiến hành soạn giáo án . Đặc biệt xây dựng phần cơ bản theo việc phân nhóm “ chuyên môn”
Nội dung
Đ/l
Phương pháp
A. Mở đầu
B. Cơ bản
1. Nhảy xa
hoàn thiện kỹ thuật nhảy kiểu “ ngồi”
- Đo đà xác định điểm giậm nhảy
- Thực hiện: chạy đà- giậm nhảy - trên không -tiếp đất
- Thi nhảy đúng kỹ thuật, thành tích cao
2. Ném bóng
- Hoàn thiện kĩ thuật và nâng cao thành tích ném bóng xa
- Thực hiện tốt 4 giai đoạn
* Sửa chữa động tác sai
- Bóng bay chệch hướng
- Góc độ không đúng
- Không có động tác ra sức cuối cùng
* Thi ném bóng đúng kỹ thuật va fthành tích
3. Chạy bền
- Trò chơi: chạy dích dắc tiếp sức
C. Kết thúc
8-10 phút
3-4 lần
1-2 lần
15 phút
 1 lần
3 lần
5-7phút
Chia lớp thành 2 nhóm luyện tập theo “ chuyên môn” hướng dẫn từng nhóm theo khối lượng vận động riêng. Sau đó luân phiên luyện tập
- Nhóm đại trà thực hiện trước
- Thực hiện theo thứ tự dòng nước chảy
- Giáo viên sửa sai
- Học sinh thi đua thực hiện
- Giáo viên đánh dấu điểm thành tích trên mép hố cát.
- Nhóm khá giỏi thực hiện trước.
- Giáo viên nhắc lại 4 giai đoạn ném bóng xa
- Giáo viên hướng dẫn kỹ thuật làm mẫu
- Học sinh thực hiện theo nhóm
3. Học sinh. Mỗi học sinh ném 3 quả liên tục
* giáo viên nêu nguyên nhân sai sót và yêu cầu học sinh tập lại
- Mỗi học sinh thực hiện 1 quả
- Giáo viên xác định thành tích
- Chia 2 nhóm “ chuyên môn” mỗi nhóm chia 2 đội
- 2 đội của nhóm khá giỏi chơi trước
- 2 đội của nhóm đại trà thực hiện sau
- Giáo viên làm trọng tài
 C. Dạy thực nghiệm đối chứng
	Tôi tiến hành dạy thực nghiệm trên lớp 9B, 9C bằng phương pháp phân nhóm học tập còn lớp 9A tiến hành dạy đối chứng
D. Khảo sát
	Tiến hành khảo sát trên 3 lớp:
Nội dung và phương pháp kiểm tra
- Kiểm tra kỹ thuật ném bóng xa ( chủ yếu là kĩ thuật)
Kết quả khảo sát.
Mức độ thực hiện kỹ thuật
9A
9B
9C
- Thực hiện đúng 4 giai đoạn ném bóng 
- Không thực hiện đúng 4 giai đoạn ném bóng xa
40
7
42
1
42
2
 	Kết quả bài dạy chứng tỏ chất lượng bài dạy được nâng lên rất nhiều so với dạy thông thường. Từ đó tôi tiến hành dạy đại trà ở các khối 6,7,8
E. Dạy đại trà các khối
	Việc phân nhóm “ chuyên môn” rất có hiệu quả. Do đó tôi tiến hành đầu tư nghiên cứu - soạn giảng ở các khối
G. Điều kiện áp dụng
	Đáp ứng được yêu cầu của loại bài dạy 2 -3 nội dung, việc phân nhóm luyện tập theo khả năng chuyên môn được áp dụng với những bài yêu cầu khối lượng, cường độ vận động lớn, trình độ của học sinh khác nhau, năng khiếu khác nhau
III. Kết luận
	Với dạng bài dạy 2 - 3 nội dung mà khối lượng - cường độ luyện tập lớn - thì việc phân nhóm “ chuyên môn” luyện tập luân phiên rất có hiệu quả. Với phương pháp này giáo viên xây dựng giáo án - thiết kế bài dạy theo đúng đối tượng học sinh. Đối với học sinh khá, giỏi, giáo viên tăng cường độ, khối lượng vận động lên cho phù hợp với trình độ, khả năng và sức khoẻ của các em , giúp các em đi sâu luyện tập và tập dượt thi đấu thể thao. Đối với đối tượng học sinh đại trà thì giáo viên có điều kiện giúp đỡ , sửa sai uốn nắn , động viên kịp thời. Giữa học sinh đạt yêu cầu, khá, giỏi có sự thi đua tích cực, lành mạnh, rõ ràng đã thúc đẩy quá trình dạy và học.
	Mặt khác do dụng cụ của TDTT và sân tập thiếu nên luân phiên luyện tập theo nhóm “ chuyên môn” sẽ sử dụng tối đa dụng cụ học tập giúp các em thành thạo trong việc sử dụng và làm quen với các phương pháp thi đấu TDTT. Tạo tinh thần đoàn kết tương trợ học hỏi lẫn nhau. Xây dựng niềm tin vào khả năng bản thân, các em có cơ hội để tiến xa hơn. Chính vì vậy trong dạy học , giáo viên nên áp dụng phương pháp luyện tập theo nhóm “ chuyên môn” để nâng cao hiệu quả giờ dạy.
Phần IV
Kết quả đã đạt được
	Trong qúa trình nghiên cứu, điều tra và áp dụng đề tài: “ nâng cao chất lượng bài dạy 2 (3) nội dung bằng phương pháp luyện tập nhóm” cũng như được sự quan tâm của ban chuyên môn nhà trường, tôi đã đi sâu nghiên cứu áp dụng, kết hợp với việc điều tra khảo sát tôi thu được những kết quả sau:
- Hoàn thành bài giảng với khối lượng và cường độ luyện tập tốt, chất lượng giờ dạy được nâng lên.
- Tạo không khí thoải mái, hào hứng trong luyện tập, thi đấu.
- Phát triển thể lực chung, thúc đẩy sự phát triển đúng hướng: nhanh hơn, mạnh hơn, sửa chữa được cho các em một số lệch lạc biểu hiện thiếu lành mạnh trong TDTT.
- Bồi dưỡng cho các em tâm lý thi đấu vững vàng, thành tích tốt cụ thể đội thi điền kinh thi huyện.
- Sử dụng có hiệu quả dụng cụ , sân tập, đội ngũ cán sự bộ môn.
- Xây dựng một khối lượng vận động vừa sức học sinh. Phát triển toàn diện các tố chất thể lực của học sinh đã được nâng lên rõ rệt.
	Một cái được lớn hơn nữa là các em được tiếp thu kiến thức một cách tích cực, chủ động, không khí giờ học vui vẻ, thoải mái, không bị gò bó căng thẳng.
Phần V
Bài học kinh nghiệm
1. Giáo viên phải nghiên cữu kĩ phân phối chương trình thể dục 9 để có kế hoạch, lựa chọn phương pháp giảng và cân nhắc được phân nhóm luyện tập nào để phù hợp với loại bài dạy đó.
2. Xây dựng cho học sinh thói quen học tập nghiêm túc, có kế hoạch bồi dưỡng cán sự và sử dụng cán sự tốt.
3. Xây dựng nội dung bài học, phải chú ý đến các đối tượng: giỏi, khá, đạt yêu cầu, và chưa đạt yêu cầu, có khối lượng vận động, cường độ vận động riêng vừa sức với từng học sinh. Chú trọng tới giới tính, tình trạng sức khoẻ của học sinh.
4. Cần có nhiều phương án, cải biên động tác, biện pháp bảo hiểm tốt tránh những tai nạn không cần thiết đáng tiếc xảy ra.
Phần VI
 Hướng đề xuất
	Xuất phát từ thực tế giảng dạy TDTT môn Thể dục lớp 9 Trường THCS khi vận dụng các biện pháp của đề tài này giáo viên cần chú ý
1. Đối với học sinh nữ, các em đang trong độ tuổi dậy thì xuất hiện hiện tượng kinh nguyệt khi tập luyện giáo viên nên chú ý giảm bớt lượng vận động hoặc cho học sinh kiến tập.
2. Khi giao bài tập về nhà cho học sinh bằng những bài tập bổ trợ hoặc trò chơi vận động theo định lượng rõ ràng cho nam, nữ và giáo viên phải có cán biện pháp kiểm tra.
3. Địa điểm phương tiện để tập TDTT còn chưa đáp ứng được cho nhu cầu luyện tập . Hầu hết các trường đều thiếu:
+ Đường chạy 100m
+ Sân trường lại được “ bê tống hoá” ảnh hướng lớn tới khả năng luyện tập của học sinh
4. Vị trí sân thể dục quá hẹp, gần với các lớp học. Do vậy việc luyện tập cũng như khi tổ chức các trò chơi thi đấu rất bất lợi
5. Bộ môn TDTT cần được quan tâm hơn nữa. Cần có những chuyên đề hay hội giảng toàn huyện để giáo viên có dịp trao đổi giao lưu kinh nghiệm giảng dạy, góp phần nâng cao chất luợng giảng dạy
	Từ những kinh nghiệm khiêm tốn của bản thân tôi mạnh dạn chia sẻ những kinh nghiệm của mình và rất mong đồng nghiệp đóng góp ý kiến, góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng giảng dạy. 
Phần VII
 Kết luận
	Nâng cao chất lượng dạy học là nhiệm vụ quan trọng, bởi nó góp phần vào việc thực hiện mục tiêu giáo dục. Với dạng dạy bài 2 (3) nội dung thì giáo viên phải nghiên cứu và lựa chọn hiệu quả các phương pháp. Trong luyện tập TDTT việc phân nhóm rất có hiệu quả vì đảm bảo khối lượng vận động và cường độ vận động. Thực tế cho thấy hiệu quả của lượng vận động tỉ lệ thuận với khối lượng và cường độ vận động. Khối lượng vận động lại liên quan đến độ kéo dài của thời gian thực hiện động tác, kĩ thuật.
	Việc chia nhóm và vận dụng loại hình nào cho bài dạy đạt hiệu quả, đó chính là nhờ vào sự linh hoạt khéo léo của giáo viên. Tuỳ tình hình thực tế, nội dung và trang thiết bị dụng cụ và yếu tố sức khoẻ, thời tiêt, giáo viên xây dựng bài học cho cụ thể. Sẽ không có một mẫu mô hình bài dạy chung nào chung cho những bài dạy khác. Cái chính là người thầy hãy biến hoá trong việc lựa chọn và sử dụng linh hoạt, hiệu quả các phương pháp dạy học. Biến nó thành chiếc chìa khoá vạn năng để mở ra những thành công của những bài học khác.
	Trong phạm vi đề tài này, tôi không có tham vọng lớn mà chỉ mong muốn biến bộ môn thể dục không khô cứng mà thiết thực và ý nghĩa đối với học sinh, thu hút học sinh vào những hoạt động sư phạm tích cực lành mạnh.
	Song để nghiên cứu, phân nhóm và dạy tốt bài dạy 2 (3) nội dung, giáo viên cần đầu tư thời gian trí lực và học hỏi nâng cao trình độ, có như vậy mới theo kịp xu thế giáo dục hiện nay.

File đính kèm:

  • docTD 06-07 D.doc