Đề tài Phương pháp giải một số bài toán chứa dấu giá trị tuyệt đối

MỤC LỤC Trang

PHẦN 1: MỞ ĐẦU

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 3

2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 4

3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 5

3.1. Nghiên cứu một số vấn đề lý luận 5

3.2. Điều tra, phân tích thực trạng 5

3.3. Đề xuất và thử nghiệm 5

3.4. Đề xuất kiến nghị sư phạm.5

4. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 5

5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5

PHẦN 2: NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN THỰC TIỄN CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 6

1.1.Các định hướng cơ bản của môn Toán THCS 6

1.2. Nội dung kiến thức trong chương trình Toán THCS .8

1.3. Mục đích, yêu cầu về kiến thức, kỹ năng .11

1.4. Thực trạng của vấn đề . .12

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 17

CHƯƠNG 2: GIẢI PHÁP THỰC HIỆN .18

2.1 Biện pháp 1 18

2.2 Biện pháp 2 18

2.3 Biện pháp 3 19

2.4 Biện pháp 4 19

2.5 Biện pháp 5 20

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 23

PHẦN 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

3.1 Mục đích thực nghiệm .24

3.2 Nội dung thực nghiệm .25

3.3 Kết quả thực nghiệm .30

3.4 Những bài học kinh nghiệm 30

PHẦN 4: KẾT LUẬN

4.1 Kết luận . 32 4.2 Kiến nghị, đề xuất .32

PHẦN 5: TÀI LIỆU THAM KHẢO

5.1 Tài liệu tham khảo . 38

 

doc40 trang | Chia sẻ: ngochuyen96 | Lượt xem: 905 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phương pháp giải một số bài toán chứa dấu giá trị tuyệt đối, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
ải cách từ nội dung đến phương pháp được thiết kế sẵn và áp đặt xuống ". Ít có người chịu khó sáng tạo .
2/ Tâm lý người đi học :
Có nhiều nguyên nhân làm cho hiện tượng bất hợp lý là “học để đi thi” còn tồn tại lâu dài. Theo tôi, nguyên nhân chính là tỉ lệ con số HS vào ĐH, CĐ của chúng ta còn rất thấp. Con đường học tập khá rộng rãi ở THCS rồi " bị thắt lại "ở THPT và đặc biệt là “thắt cổ chai” quãng đường lên ĐH, CĐ. Bởi vậy mọi gia đình thúc ép con cái học hành, chạy marathon từ tiểu học, học thêm, học trước chương trình, ôn luyện tủ..., tất cả những nỗ lực không mệt mỏi ấy chỉ để nhắm đến một mục đích cuối cùng là kiếm lấy một ghế trên giảng đường ĐH rồi sau như thế nào sẽ tính tiếp”.
Nhiều học sinh sợ học vì không tiếp thu được, nhiều em buông xuôi chuyện học đến đâu thì đến !
3/ Tâm lý người dạy : 
Ai cũng muốn mình có cuộc sống "vừa phải" để đầu tư công sức cho việc dạy học của mình đảm nhiệm và phấn đấu dạy hay, dạy giỏi. Luôn yêu cầu học sinh phải hoàn thành tốt các yêu cầu của mình đưa ra , luôn đặt mình là người trên buộc các em phải làm theo, ít lắng nghe ý kiến của các em , thấy cái gì của các em làm cũng cho là chưa đúng, chưa vừa lòng .... ( Tự mỗi đ/c liên hệ và phát biểu )
	Vấn đề đặt ra là chúng ta đã hội đủ các điều kiện để làm tốt được các mong muốn đó chưa? ( nguồn thu nhập, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức lối sống, tấm gương tự học và sáng tạo ...... ) . Ta cần sự giúp đỡ nào của đồng nghiệp, nhà trường , học sinh và xã hội . Trong tình hình hiện nay chúng ta cần khắc phục những yếu kém của mình như thế nào đây ? Mỗi đ/c chúng ta hãy tự vấn lấy và tìm biện pháp khắc phục tốt nhất .
Liệu các yêu cầu của ta đối với HScó bị lạc hậu, có cản trở lại sự sáng tạo của thế hệ trẻ không ?
Tấm gương sáng về tinh thần vượt khó tự học tự rèn, hết lòng vì học sinh thân yêu, lối sống gương mẫu, ý thức kỷ luật, năng lực chuyên môn... của người thầy mãi mãi có sức hút lớn nhất đối với tất cả học sinh .
-Không có học sinh nào kém mà quan trọng là phải có phương pháp giáo dục đúng .
-Sáng tạo thì phải cho cho các em ý thức tự học, tự rèn
-Sáng tạo = Nhiệt huyết + Tài năng
-Sáng tạo trong giáo dục bắt đầu đơn giản bằng việc mang đến cho học sinh những nụ cười trong những giờ học khô khan . Sáng tạo trong giáo dục là trò chuyện về lòng trắc ẩn sau những bài giảng trên lớp. Sáng tạo trong giáo dục là làm sao để thầy cô trở thành những người bạn của học sinh, để bài giảng kiến thức trở thành niềm vui khám phá 
-Mỗi thầy cô giáo phải nhớ rằng : Trong khi tiến hành giờ giảng ta luôn có 2 phương pháp dạy học thường trực bên ta, đó là dạy học sinh giỏi và dạy học sinh yếu kém cùng một lúc. Riêng đối với học sinh yếu kém phải gần gũi, hướng dẫn tỉ mĩ, tận tình )
4/ Yếu tố quyết định đến chất lượng giáo dục :
Rõ ràng là giáo dục hiện nay có thời gian dạy và học nhiều hơn trước, cơ sở vật chất của giáo dục hiện nay nhiều hơn, tốt hơn trước, đội ngũ giáo viên được đào tạo chính quy hơn trước. Tất nhiên là với những lợi thế cơ bản như thế, chất lượng giáo dục phải cao hơn trước mới hợp lý. Nhưng có một loại yếu tố khác, vô hình nhưng cũng rất quan trọng là nhiệt tình dạy của người thầy và nhiệt tình học của trò trước đây nói chung cao hơn hiện nay (đây chỉ là nói về số đông thầy và trò, chứ không nói tất cả). Một kinh nghiệm lớn của nền giáo dục nước ta và cũng có thể là của khoa học giáo dục, là cuối cùng chất lượng giáo dục do nhiệt tình dạy của thầy và nhiệt tình học của trò quyết định. Ở đâu có thầy giỏi thì sẽ có trò giỏi .
Các yếu tố khác, mục tiêu, chương trình, sách giáo khoa, phương pháp dạy học, cơ sở vật chất tuy hết sức quan trọng nhưng chỉ phát huy tác dụng đầy đủ nếu thầy và trò ham muốn chiếm lĩnh và sử dụng chúng. Vì thế không có gì lạ nếu nhiều chuyên gia hàng đầu của chúng ta trong nhiều lĩnh vực đều được đào tạo từ nhà trường trong thời gian kháng chiến. Cũng vì lý do nhiệt tình dạy và học, cho nên tỷ lệ loại A trong thời kỳ kháng chiến thường cao hơn 15%, tỷ lệ loại C thường thấp hơn 15%.
5/ Vấn đề đánh giá chất lượng học sinh :	
Khi đánh giá chất lượng, cần xác định thống nhất là đánh giá so với cái "chuẩn" nào .
Đánh giá chất lượng là đánh giá chất lượng của một số đông học sinh chứ không phải là đánh giá chất lượng của những cá nhân học sinh riêng lẻ cá biệt; vì những chất lượng (tốt hay xấu) cá biệt thường phụ thuộc những nguyên nhân ở ngoài phạm vi của giáo dục; thời nào, nơi nào, bất kể là nền giáo dục cao thấp thế nào cũng có thể có những trường hợp cá biệt như vậy .
 Hiện nay giáo viên chỉ nói đến chất lượng văn hóa .
Ở bình diện nhà trường nên sớm áp dụng hệ thống kiểm tra chất lượng. Công tác quản lý chất lượng tại trường học phải được tổ chức chặt chẽ và có nền nêp theo qui định, đề cao vai trò của người thầy, tạo điều kiện phát triển hết khả năng của người học thông qua tự học, biết cách tự học sáng tạo”
Kiểm tra không chỉ là để cho điểm mà kịp thời lấp chỗ yếu kém cho các em và điều chỉnh nội dung và phương pháp đạy học của giáo viên !
Kiểm tra đánh giá học sinh là hoạt động bắt buộc và quen thuộc đối với tất cả giáo viên đứng lớp. Nhưng phần lớn các giáo viên đều quan niệm, việc ra đề kiểm tra cho học sinh đơn giản là có điểm số ghi vào sổ điểm. Từ đó, có căn cứ để cuối học kỳ, cuối năm đánh giá học sinh. Còn các cán bộ quản lý giáo dục thì cho rằng, đó là công việc của giáo viên chứ không phải của mình.
Xu hướng quốc tế hiện nay xem mục đích chính của việc đánh giá là nâng cao chất lượng học tập của học sinh.Để nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập, giáo viên phải xem đánh giá là quá trình và là một phần không thể thiếu trong hoạt động giảng dạy của mình.
Mặt khác, kiểm tra, đánh giá không còn hoạt động của riêng giáo viên mà phải là của hiệu trưởng các trường học. Hiệu trưởng sử dụng việc đánh giá thường xuyên (không chỉ thông qua các bài kiểm tra) để hướng dẫn học sinh học tập, giáo viên giảng dạy và giám sát, nâng cao chất lượng trường học.
Nhiều cán bộ quản lý cho rằng, áp dụng xu hướng quốc tế trong kiểm tra đánh giá là một khó khăn với các trường học ở ta hiện nay. Trước hết là về nhận thức của giáo viên cũng như cán bộ quản lý về tầm quan trọng của đánh giá.
Bên cạnh đó, năng lực của đa số giáo viên nhìn chung còn hạn chế, khó ra được những đề kiểm tra có căn cứ khoa học. Hơn nữa, điều kiện làm việc của giáo viên còn khó khăn. Mỗi giáo viên phải đảm đương một khối lượng công việc lớn.
Sỹ số mỗi lớp học lại đông. Vì thế, giáo viên không có thời gian để đầu tư cho hoạt động kiểm tra, đánh giá. Còn hiệu trưởng thì bị sức ép bởi nhiều công việc “không tên” nên cũng không ôm xuể cả việc đánh giá.
Tuy nhiên, nhiều ý kiến cũng đồng ý rằng, khó khăn thì phải khắc phục. Vấn đề ở chỗ, giá như các giáo viên và cán bộ quản lý đều nhận thức được sự cần thiết phải học cách kiểm tra đánh giá học sinh!
6/ Những việc cần làm để giúp đỡ HS yếu kem :
1. Cần phải nhận diện học sinh yếu kém, phát hiện các nguyên nhân dẫn đến tình hình học sinh học yếu kém và tìm các biện pháp để giúp đỡ các em .
2.Các biện pháp giúp đỡ HS yếu kém phải nghiên cứu một cách khoa học phổ biến rộng rãi cho mọi ngưiơì cùng áp dụng nhằm hạn chế dần tìnểutạng học sinh học yếu kém .
3.Huy động gia đình, xã hội cùng chia sẻ trách nhiệm với nhà trường trong việc khắc phục tình trạng học sinh học yếu kém .
4. Phải tổ chức khảo sát chất lượng đầu năm có nề nếp và nghiêm túc để giáo viên phân tích , đánh giá kết quả đạt được của học sinh để đưa ra các dự báo, từ đó có chỉ tiêu phấn đấu cho phù hợp ( Thầy-trò cùng phấn đấu ).
PHẦN 5: TÀI LIỆU THAM KHẢO
^ Sir Thomas L. Heath, A Manual of Greek Mathematics, Dover, 1963, p 1, "In the case of mathematics, it is the Greek contribution which it is most essential to know, for it was the Greeks who first made mathematics a science."
^ 
Toán học. Từ Văn Mặc, Từ Thu Hằng dịch. NXB Văn hóa Thông tin, 2001, 470tr: hình vẽ, (Bộ sách Tri thức tuổi hoa niên thế kỷ XXI)
Từ điển bách khoa phổ thông toán học. S.M Nikol skij (ch.b); Người dịch: Hoàng Quý, Nguyễn Văn Ban, Hoàng Chúng - Tái bản lần thứ 2. NXB Giáo dục, 2001- 454tr
Giới thiệu lịch sử toán học. Howard Eves; Trần Tất Thắng dịch. NXB - Tp. Hồ Chí Minh: Khoa học và kỹ thuật, Công ty sách và thiết bị trường học Tp. Hồ Chí Minh, 1993, 518tr
Benson, Donald C., The Moment of Proof: Mathematical Epiphanies, Oxford University Press, USA; New Ed edition (December 14, 2000). ISBN 0-19-513919-4.
Boyer, Carl B., A History of Mathematics, Wiley; 2 edition (March 6, 1991). ISBN 0-471-54397-7. — A concise history of mathematics from the Concept of Number to contemporary Mathematics.
Courant, R. and H. Robbins, What Is Mathematics? : An Elementary Approach to Ideas and Methods, Oxford University Press, USA; 2 edition (July 18, 1996). ISBN 0-19-510519-2.
Davis, Philip J. and Hersh, Reuben, The Mathematical Experience. Mariner Books; Reprint edition (January 14, 1999). ISBN 0-395-92968-7. — A gentle introduction to the world of mathematics.
Einstein, Albert (1923). Sidelights on Relativity (Geometry and Experience). P. Dutton., Co.
Nguyễn Cảnh Toàn, Nguyễn Đăng Phất, Les espaces ultranoneuclidiens. (French) [Ultra-non-Euclidean spaces] Acta Math. Vietnam. 13 (1988), no. 1, 117--151 (1989)
Nguyễn Cảnh Toàn, Structure d'espace projectif de l'ensemble des espaces riemanniens à absolu mobile admettant une base donnée. (French) Acta Math. Vietnam. 1 (1976), no. 2, 75--88.
Nguyễn Cảnh Toàn, Sur un espace reimannien à absolus locaux. (French) Acta Sci. Vietnam 2 1965 5--42.
Nguyễn Cảnh Toàn, Les involutions $n$-aires. (French) Acta Sci. Vietnam 1 1964 167--252
Nguyễn Cảnh Toàn, Decomposition d'une collineation de l'espace $P_{n}$ en produit de perspectives ou en produit d'homologies centrales application ax matrices. (French) Publ. Math. Debrecen 10 1963 1--9.
Nguyễn Cảnh Toàn, Involution $n$-aire. (French) Acta Math. Acad. Sci. Hungar. 13 1962 231--234.
Nguyễn Cảnh Toàn, Définiton géométrique des quadriques dans les espaces non-euclidiens. (French) Acta Math. Acad. Sci. Hungar. 13 1962 101--107.

File đính kèm:

  • docTRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI.doc
Bài giảng liên quan