Đề tài Phương pháp phân nhóm theo thể hình và năng khiếu để dạy tốt môn nhảy cao (bật nhảy)

Bảo vệ và tăng cường sức khoẻ của nhân dân là một việc làm rất quan trọng và cần thiết gắn liền với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ chủ nghĩa xã hội, hạnh phúc của nhân dân. Đó là một trong những mối qua tâm hàng đầu của chế độ ta, là trách nhiệm cao quí của Đảng và Nhà nước mà trực tiếp là ngành thể dục thể thao và y tế.

 Tinh thần đó được xuyên suốt trong cả quá trình lảnh đạo cách mạng của Đảng và Chính phủ. Cứ mỗi bước ngoặt của cách mạng, Đảng và nhà nước đều có chỉ thị và nghị quyết cần thiết hướng dẫn tổ chức các hoạt động thể dục thể thao cho phù hợp.

 Tầm qua trọng của thể dục thể thao còn được thể hiện rõ hơn trong tư tưởng và việc làm của Chủ Tịch Hồ Chí Minh người dạy “ Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới việc gì cũng cần đến sức khoẻ mới thành công”. Người kêu gọi toàn dân rèn luyện thân thể. Đất nước ta đang trên đường hoà nhập vào thế giới, đang trong giai đoạn xây dựng và phát triển, trong công cuộc công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước đòi hỏi con người phải có năng lực rất cao bao gồm cả mặt thể lực và trí lực.

 Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII đã nêu rõ: “Công tác thể dục thể thao còn được coi trọng và nâng cao chất lượng giáo dục thể chất trong trường học, tổ chức hướng dẫn và vận động đông đảo quần chúng nhân dân tham gia rèn luyện thân thể hàng ngày, nâng cao chất lượng các cơ sở đào tạo bồi dưỡng vận động viên nâng cao thành tích các môn thể thao.

 Qua đó cho ta thấy rằng, thể dục thể thao là một bộ phận của sự nghiệp cách mạng đân tộc, đồng thời còn là một chiếc cầu nối để góp phần thắt chặt tình đoàn kết giữa các dân tộc trên thế giới. Trong những năm gần đây thành tích thể dục thể thao trên thế giới phát triển ngày một nhảy vọt nhờ vào sự phát triển vũ bảo của khoa học kỹ thuật cùng với sự quan tâm ngày càng nhiều đến lĩnh vực thể dục thể thao. Nhiều môn thể thao đạt được những thành tích đáng kể, nhiều kỷ lục mới được thành lập. Trước tình hình đó nhìn lại tình hình phát triển thể dục thể thao ở nước ta còn quá xa, nhưng điều đó không làm cho chúng ta nản chí mà cần phải vượt lên. Chúng ta biết Điền kinh là một môn thể thao có lịch sử phát triển lâu đời được phổ biến rộng rải trên thế giới nói chung và nước ta nói riêng với nội dung phong phú và đa dạng. Điền kinh chiếm một vị trí quan trọng trong chương trình Khoẻ Phù Đổng, Đại hội thể dục thể thao cấp quốc gia, khu vực, quốc tế và trong đời sống thể thao nhân loại cũng như thể thao học đường.

 Nhờ sự quan tâm của Đảng và Nhà nước mà tình hình thể

doc10 trang | Chia sẻ: dung1611 | Lượt xem: 1380 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Phương pháp phân nhóm theo thể hình và năng khiếu để dạy tốt môn nhảy cao (bật nhảy), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
g học sinh giữa các nhóm không đồng đều. Do đó, lượng vận động cho các nhóm cũng không đồng đều. 
 Các nhóm tập sẽ có sự không đồng đều về thể hình: sẽ có những học sinh quá cao, có những học sinh quá thấp và có những học sinh yếu về năng khiếu hay béo phì. Do đó sẽ khó khăn trong việc tập luyện ở các bài tập sau: Chạy đà giậm nhảy co chân lăng qua xà, chạy đà giậm nhảy duỗi thẳng chân lăng qua xà, tại chỗ (đà ba bước) bật cao chạm tay (đầu) vào vật treo trên cao.Bởi vì nếu ta gác xà hay treo vật sẽ khó khăn. Ví dụ: khi ta gác xà hay treo vật quá cao thì những học sinh có chiều cao thấp sẽ nhảy không qua được, không chạm vào vật được, còn nếu ta gác xà hay treo vật thấp quá thì những học sinh có thể hình cao hay có năng khiếu thì ta không kích thích được sự nổ lực hết mình của các em hoặc ở nội dung nhảy cao thì ta không có điều kiện để luyện tập nhiều cho những học sinh yếu về năng khiếu hay có thể hình thấp, dẫn đến việc những học sinh này sẽ ngán ngại tập luyện khi thấy mình không bằng các bạn khác.
 IV.1.2 Phân nhóm ngẫu nhiên theo số lượng học sinh:
 Ưu điểm:
 Số lượng học sinh giữa các nhóm sẽ đồng đều.
 Lượng vận động của các nhóm cũng sẽ đồng đều nhau.
 Khuyết điểm:
 Phân công cán sự quản lí và hướng dẫn các nhóm tập khó hơn
 Học sinh hỗ trợ cho nhau tập luyện không tích cực hơn.
 Các nhóm tập sẽ có sự không đồng đều về thể hình, sẽ có những học sinh quá cao và có những học sinh quá thấp và có những học sinh yếu về năng khiếu hay béo phì. Do đó sẽ khó khăn trong việc tập luyện ở các bài tập sau: Chạy đà giậm nhảy co chân lăng qua xà, chạy đà giậm nhảy duỗi thẳng chân lăng qua xà, tại chỗ (đà ba bước) bật cao chạm tay (đầu) vào vật treo trên cao. Bởi vì, nếu ta gác xà hay treo vật sẽ khó khăn. Ví dụ: khi ta gác xà hay treo vật quá cao thì những học sinh có chiều cao thấp sẽ nhảy không qua được, không chạm vào vật được, còn nếu ta gác xà hay treo vật thấp quá thì những học sinh có thể hình cao hay có năng khiếu thì ta không kích thích được sự nổ lực hết mình của các em hoặc ở nội dung nhảy cao thì ta không có điều kiện để luyện tập nhiều cho những học sinh yếu về năng khiếu hay có thể hình thấp, dẫn đến việc những học sinh này sẽ ngán ngại tập luyện khi thấy mình không bằng các bạn khác.
 IV.1.3 Phân nhóm theo nhóm sức khoẻ:
 Ưu điểm:
 Chúng ta dễ dàng quan sát và đưa ra bài tập cho phù hợp với từng nhóm tập. 
 Các em có sự hỗ trợ cho nhau trong tập luyện tốt hơn.
 Khuyết điểm:
 Số lượng học sinh giữa các nhóm không đồng đều nhau. Do đó, lượng vận động cũng không đồng đều. 
 Các nhóm tập sẽ có sự không đồng đều về thể hình: có những học sinh quá cao hay quá thấp vào một nhóm. Vậy sẽ gặp khó khăn ở các bài tập sau: Chạy đà giậm nhảy co chân lăng qua xà, chạy đà giậm nhảy duỗi thẳng chân lăng qua xà, tại chỗ (đà 3 bước) bật cao tay (đầu) chạm vật treo trên cao, vì nếu ta gác xà hay treo vật quá cao thì những học sinh trong nhóm sức khỏe tốt nhưng lại có thể hình không cao sẽ không thực hiện được, còn nếu ta gác xà thấp thì sẽ không tạo được động lực tập luyện nhiệt tình cho những học sinh có sức khoẻ nhưng có chiều cao tốt.
 IV.1.4 Phân nhóm theo thể hình (chiều cao):
 Ưu điểm:
 Thể hình của các học sinh trong nhóm tương đối đều nhau.
 Các học sinh hỗ trợ cho nhau trong tập luyện thuận lợi hơn.
 Thuận tiện cho ta trong việc đưa ra các bài tập phù hợp cho từng nhóm.
 Khuyết điểm:
 Số lượng học sinh giữa các nhóm không đồng đều nên lượng vận động của từng nhóm cũng không được đều.
 Nhóm học sinh có thể hình thấp sẽ có những em thể hình không thấp lắm nhưng các em này lại có được sức bật tốt thì ở nhóm này khi thực hiện các động tác như: chạy đà giậm nhảy co chân lăng qua xà, chạy đà giậm nhảy duỗi chân lăng qua xà; bật cao với vật trên cao thì những học sinh này sẽ không phát huy hết sức bật của mình ( do gác xà và treo vật thấp).
 Ngược lại nhóm học sinh có thể hình cao trong đó sẽ có những học sinh có thể hình không cao lắm nhưng ngược lại những học sinh này không có sức bật tốt thì khi tập ở nhóm này, thực hiện các động tác nh ư: chạy đà giậm nhảy co chân lăng qua xà, chạy đà giậm nhảy duỗi chân lăng qua xà; bật cao với vật trên cao thì những học sinh này sẽ không thực hiện tốt( do gác xà quá cao hay treo vật quá cao). dẫn đến ngán ngại mà tập luyện không tích cực.
 Qua những khuyết điểm của các phương pháp phân nhóm trên tôi đã mạnh dạng tiến hành thử nghiệm phương pháp phân nhóm theo thể hình và năng khiếu.
 IV.2 Đối tượng - địa điểm - thời gian nghiên cứu:
 IV.2.1. Đối tượng nghiên cứu:
 - Sau khi xác định được mục đích nghiên cứu cũng như được sự cho phép của BGH nhà trường, căn cứ vào thời gian và phân phối chương trình học của lớp 8 đề tài được chọn là 60 êm học sinh nữ lớp 8 làm đối tượng thực nghiệm và đối chiếu (30 học sinh thực nghiệm; 30 học sinh để đối chiếu).
 IV.2.2. Địa điểm nghiên cứu:
 - Địa điểm nghiên cứu là trường trung học cơ sở Bình Chánh - Huyện Châu Phú - Tỉnh An Giang. 
 IV.2.3. Thời gian tiến hành nghiên cứu: 
 -Thời gian tiến hành thử nghiệm là bảy tuần. từ ngày 10/03/2010 đến ngày 05/05/2010.
V. TIẾN HÀNH NGHIÊN CỨU:
 V.1 Tiến hành khảo sát:
 - Tuần thứ nhất ta tiến hành khảo sát kiểm tra hai nhóm học sinh, để lấy số liệu đối chiếu sau khi áp dụng biện pháp phân nhóm trên vào giảng dạy.
 Kết quả khảo sát:
NHÓM TẬP
SĨ SỐ
GIỎI
KHÁ
TB
YẾU
GHI CHÚ
Nhóm đối chiếu
30
12
08
07
03
Nhóm thực nghiệm
30
12
08
06
04
 * Lưu ý: Học sinh yếu là những học sinh cá biệt ngán ngại khi thực hiện động tác qua xà 
 V.2 Tiến hành thực nghiệm:
 Dựa vào các phương pháp phân nhóm trên tôi sẽ tiến hành phân nhóm theotheo thể hình và năng khiếu như sau:
 Bước một: Thực hiện phân nhóm theo thể hình của học sinh (chiều cao). Sau một đến hai buổi tập luyện thì ta chọn lựa ra những học sinh có sức bật tốt nhưng thể hình không thấp lắm (ở nhóm có thể hình thấp) và ngược lai những học sinh có thể hình không cao lắm nhưng lại không có sức bật tốt ở nhóm có thể hình cao, để chúng ta có cơ sở phân nhóm lại.
 Bước hai: Chia nhóm theo thể hình và năng khiếu: Chúng ta chia nhóm học sinh dựa vào thể hình (chiều cao) và năng khiếu (sức bật) : những học sinh có thể hình cao, những học sinh có năng khiếu và thể hình không cao lắm vào một nhóm; những học sinh có thể hình thấp và những học sinh có thể hình không cao lắm nhưng không có năng khiếu vào một nhóm. Phân nhóm theo phương hướng này thì khi ta dạy các nội dung trên thì sẽ đơn giản hơn. 
 Ví dụ: khi ta cho nhóm những học sinh có thể hình thấp và những học sinh không cao nhưng lại không có năng khiếu tốt khi tập nội dung chạy đà giậm nhảy co chân lăng qua xà, chạy đà giậm nhảy duỗi thẳng chân lăng qua xà hay bật cao chạm vật treo trên cao thì ta sẽ gác xà và treo vật thấp xuống. Còn nhóm những học sinh có thể hình cao và những học sinh có thể hình không cao lắm nhưng có năng khiếu tốt khi tập nội dung chạy đà giậm nhảy co chân lăng qua xà; chạy đà giậm nhảy duỗi thẳng chân lăng qua xà hay giậm nhảy chạm vật treo trên cao thì ta sẽ gác xà, treo vật cao lên cho hợp lí để tạo động lực cho các em phát huy hết sức của mình.
 Cách phân nhóm như thế ta có được những ưu điểm sau:
 Chúng ta phát huy được hết sức bật của những học sinh có năng khiếu và kích thích được những học sinh này ham muốn tập luyện.
 Chúng ta có điều kiện quan tâm được những học sinh không có năng khiếu và có thể hình thấp để chúng ta có phương pháp hướng dẫn hợp lí hơn. Quan trọng là những học sinh yếu về năng khiếu có được sự tự tin hơn không còn e ngại sợ sệt trong khi tập luyện các nội dung trên.
 Còn khi dạy môn nhảy cao cho khối 8 - 9 thì ta có được thời gian để tập luyện cho những học sinh có tâm lí sợ sệt khi nhảy qua xà. Khi đó ta hạ xà thấp xuống để những học sinh này nhảy qua xà nhiều lần. Các em từ từ khắc phục sự sợ hãi này và tích cực tập luyện. Đối với những học sinh có năng khiếu tốt ta có thể nâng xà cao dần lên để có điều kiện phát hiện học sinh có năng khiếu về nhảy cao.
 V.3. Tiến hành kiểm tra: 
 Kết quả kiểm tra:
NHÓM TẬP
SĨ SỐ
GIỎI
KHÁ
TB
YẾU
GHI CHÚ
Nhóm đối chiếu
30
14
10
04
02
Nhóm thực nghiệm
30
17
09
04
00
 * Lưu ý: Học sinh yếu là những học sinh cá biệt ngán ngại khi thực hiện động tác qua xà 
 VI/ KẾT QUẢ ỨNG DỤNG:
 Sau khi tôi đưa phương pháp phân nhóm trên vào giảng dạy bật nhảy, nhảy cao trong năm qua cụ thể như sau:
 Học sinh yếu về bật nhảy (nhảy cao) ngày được giảm dần theo từng năm học.
 Phát hiện được những học sinh có năng khiếu nhảy cao để tập luyện thi đấu các giải thể thao kết quả là “ Khoẻ Phù Đổng” cấp huyện năm học 2009 – 2010 có học sinh đạt huy chương.
 Khắc phục được tình trạng học sinh có tâm lí sợ sệt và ngán ngại tập luyện môn nhảy cao. Tạo được niềm tin cho những học sinh này để tích cực tập luyện môn này.
 VII/ KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ:
 VII.1. Kết luận:
 Từ thực tế ứng dụng phương pháp phân nhóm theo thể hình – năng khiếu vào giảng dạy bật nhảy - nhảy cao cho tôi được kết luận như sau:
 Việc ứng dụng phương pháp phân nhóm theo thể hình – năng khiếu vào giảng dạy nội dung bật nhảy- nhảy cao là việc làm rất cần thiết.
 Dựa vào kết quả đạt được cho ta thấy phương pháp phân nhóm theo thể hình và năng khiếu đã cho ta phát hiện được những học sinh có năng khiếu để có phương pháp tập luyện nâng cao thành tích để thi đấu trong các hội thi thể thao. Khắc phục được tình trạng học sinh có tâm lí sợ sệt, ngán ngại tập luyện có được sự tự tin và tích cực tập luyện. Nâng cao được chất lượng môn học. Vậy ta nên đưa phương pháp này vào giảng dạy nội dung bật nhảy - nhảy cao cho học sinh trong các trường trung học cơ sở.
 VII.2. Kiến nghị:
 Từ kết luận trên cho tôi được phép kiến nghị như sau:
 Do tính thực tế từ kết quả đạt được của phương pháp này. Đề nghị các giáo viên thể dục đưa vào áp dụng cho việc giảng dạy cho nội dung bật nhảy - nhảy cao để nâng cao chất lượng môn học.
 Mong muốn của tôi là đề tài này được tiếp tục nghiên cứu sâu hơn để tìm ra được các phương pháp giảng dạy hoàn chỉnh hơn để phục vụ công tác giảng dạy ở trường phổ thông được phong phú hơn./.

File đính kèm:

  • docskkn.TD.doc
Bài giảng liên quan