Đề tài Rèn kỹ năng giải bài toán bằng cách lập phương trình

Xuất phát từ mục tiêu Giáo dục trong giai đoạn hiện nay ( thế kỷ 21) là phải đào tạo ra con người có trí tuệ phát triển, giầu tính sáng tạo và có tính nhân văn cao. Để đào tạo ra lớp người như vậy thì từ nghị quyết TW 4 khoá 7 năm 1993 đã xác định ''Phải áp dụng phương pháp dạy học hiện đại để bồi dưỡng cho học sinh năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề". Nghị quyết TW 2 khoá 8 tiếp tục khẳng định "Phải đổi mới giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nề nếp tư duy sáng tạo của người học, từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến, phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học, dành thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh''.

doc33 trang | Chia sẻ: mercy | Lượt xem: 1516 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Rèn kỹ năng giải bài toán bằng cách lập phương trình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
 200
	Thì khối lượng riêng của chất thứ hai là: x – 200 (kg/m3)
	Thể tích của chất thứ nhất là: (m3)
 	Thể tích của chất thứ hai là: ( m3 ).
	Thể tích của khối chất lỏng hỗn hợp là: ( m3).
	Trước và sau khi trộn thì tổng thể tích của hai chất lỏng không đổi, nên ta có phương trình: 
	Giải phương trình ta được: x = 800 thoả mãn điều kiện 
 x = 100 ( loại ).
	Vậy khối lượng riêng của chất thứ nhất là 800 kg/m3
 	Khối lượng riêng của chất thứ hai là 600 kg/m3.
Dạng toán có chứa tham số.
* Bài toán: (SGK đại số lớp 8).
	Thả một vật rơi tự do, từ một tháp xuống đất. Người ta ghi được quãng đường rơi S (m) theo thời gian t (s) như sau:
t ( s )
1
2
3
4
5
S (m )
5
20
45
80
125
a, Chứng tỏ quãng đường vật rơi tỉ lệ với bình phương thời gian tương ứng. Tính hệ số tỉ lệ đó?
b, Viết công thức biểu thị quãng đường vật rơi theo thời gian.
* Lời giải:
	a, Dựa vào bảng trên ta có:
 ; ; ; ; 
 Vậy
 Chứng tỏ quãng đường vật rơi tỉ lệ với bình phương thời gian.
	b, Công thức:
Kết luận: Trên đây tôi đã đưa ra được 8 dạng toán thường gặp ở chương trình THCS (ở lớp 8 và lớp 9 ). Mỗi dạng toán có những đặc điểm khác nhau và trong mỗi dạng ta còn chia nhỏ ra hơn nữa. Việc chia dạng trên đây chủ yếu dựa vào lời văn để phân loại nhưng đều chung nhau ở các bước giải cơ bản của loại toán "Giải bài toán bằng cách lập phương trình".
	Mỗi dạng toán, tôi chọn một số bài toán điển hình có tính chất giới thiệu về việc thiết lập phương trình:
	+ Phương trình bậc nhất một ẩn.
	+ Phương trình bậc hai một ẩn.
	Tuy nhiên, các ví dụ đó chỉ mang tính chất tương đối.
 II.3. Chương III: Phương pháp nghiên cứu, kết quả nghiên cứu
II.3.1. Phương pháp nghiên cứu:
	Tôi đã chọn các phương pháp nghiên cứu sau:
	 - Tham khảo tài liệu về một số bài soạn mẫu trong quyển một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học ở trường trung học cơ sở
	 - Tham khảo ý kiến cũng như phương pháp dạy của đồng nghiệp thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn, dự giờ thăm lớp.
	 - Điều tra khảo sát kết quả học tập của học sinh.
	 - Thực nghiệm dạy ở lớp 8,lớp 9A, 9B trường PTDT Nội Trú.
	 - Đánh giá kết quả học tập của học sinh sau khi dạy thực nghiệm.
II.3.2. Kết quả nghiên cứu thực tiễn.
II.3.2.1. Vài nét về địa bàn nghiên cứu
	- Tiên Yên là một huyện miền núi của tỉnh Quảng Ninh. Huyện gồm có 11 xã và một Thị trấn, điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn. Đảng bộ và chính quyền địa phương luôn quan tâm chăm lo đến sự nghiệp giáo dục.
	- Trường PTDT Nội Trú được thành lập từ năm1976, là trường có bề dày thành tích, đã nhiều năm đạt danh hiệu trường tiên tiến. Trong năm học 2006 - 2007 trường được nhận bằng khen của Sở GD & ĐT tỉnh Quảng Ninh.
	- Trường PTDT Nội Trú là nơi đào tạo cán bộ nguồn cho các xã do đó100% học sinh là con dân tộc ở các khe bản vùng sâu, vùng xa, các em nhận thức rất chậm, điểm tuyển sinh vào rất thấp có những em chỉ được 1,5 điểm toán, nhiều em chưa thuộc bản cửu chương, không thực hiện được phép chia hai chữ số, một số em mới xuống trường chưa nói sõi tiếng Kinh... Đội ngũ giáo viên nhiệt tình, chịu khó học hỏi, sống đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau xong chưa có chiều sâu về chuyên môn do đó việc góp ý, học tập lẫn nhau còn hạn chế.
	- Cơ sở vật chất còn thiếu thốn, nhà ở, lớp học xuống cấp. Trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học được Phòng và Sở giáo dục trang bị tương đối đầy đủ nhưng chất lượng thiết bị chưa cao...
II.3.2.2. Thực trạng
	Học sinh lớp 8, lớp 9A, lớp 9B trường PTDT Nội Trú Tiên Yên - Quảng Ninh. Tổng số có 3 lớp với 101 học sinh, chất lượng về học lực bộ môn toán thấp cụ thể qua bài kiểm tra khảo sát chất lượng đầu năm như sau:
 Điểm Lớp
Sĩ số
Giỏi
Khá
T. Bình
Yếu
Kém
8
32 
0
0
7 = 21,9%
18= 56,3%
7 = 21,8%
9A
35
0
1 = 2,9%
15 = 42,9%
15 = 42,9%
4 = 11,3%
9B
34 
1 = 3 %
7=20,6%
20 = 58,8%
6 = 17,6 %
0
II.3.2.3. Đánh giá thực trạng 
	- Đại đa số học sinh chưa xác định đúng mục đích của việc học. 
	- Chất lượng đầu vào thấp, học sinh không có sự ôn luyện hè ở nhà.
	- Nhận thức của học sinh quá chậm.
	- Học sinh quá lười học bài.
	- Học sinh còn chịu ảnh hưởng của bệnh thành tích ở những năm trước không cần học cũng vẫn lên lớp.
	- Giáo viên chưa có nhiều thời gian và biện pháp hữu hiệu để phụ đạo học sinh yếu kém.
	- Hội cha mẹ học sinh chưa quan tâm đến việc học tập của con em mình...
II.3.2.4. Đề xuất biện pháp:
	- Mỗi giáo viên cần thực hiên tốt cuộc vận động: Nối không với bệnh thành tích và tiêu cực trong thi cử và không để học sinh ngồi nhầm lớp.
	- Tăng cường quản học sinh trong các giờ tự học, đồng thời tăng thời gian phụ đạo học sinh yếu kém, tìm ra những chỗ học sinh bị hổng để phụ đạo.
	- Lập ra cán sự bộ môn để kiểm tra và hướng dẫn các tổ nhóm làm bài tập, phân công học sinh khá kèm cặp học sinh yếu dưới sự giám sát của giáo viên.
	- Tạo ra hứng thú cho học sinh trong các giờ học.
	- Hướng dẫn học sinh cách học bài, làm bài, nghiên cứu trước bài mới ở nhà.
II.3.2.5. Khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp đề ra
	- Sau khi thực nghiệm đề tài tại trường PTDT Nội Trú tôi thấy học sinh có ý thức hơn, cẩn thận hơn, trình bày lời giải bài toán khoa học chặt chẽ hơn được thể hiện qua kết quả: 
Điểm
Lớp
Sĩ số
Giỏi
Khá
T. Bình
Yếu
Kém
8
32
0
3 = 9,4 %
20 = 62,5%
9 = 28,1%
0
9A
35
0
7 = 20 %
20 = 57,1%
8 = 22,9%
0
9B
34
1 = 3%
8 = 23,5%
20 = 58,8%
5 = 14,7%
0
	Kết luận: Sau khi có kết quả điều tra về chất lượng học tập bộ môn toán của học sinh và tìm hiểu được nguyên nhân dẫn đến kết quả đó tôi đã đưa ra một vài biện pháp và áp dụng các biện pháp đó vào trong quá trình giảng dạy thấy rằng học sinh có những tiến bộ, học sinh tiếp cận kiến thức một cách nhẹ nhàng hơn kết quả học tập của các em có phần khả thi hơn. Tuy nhiên, sự tiến bộ đó thể hiện chưa thật rõ rệt, chưa có sự đồng bộ.
III. phần kết luận và kiến nghị
III.1. Kết luận:
	Trên đây là những suy nghĩ và việc làm mà tôi đã thực hiện ở ba lớp 8, 9A, 9B đã có những kết quả đáng kể đối với học sinh.
	Cuối năm học đa số các em đã quen với loại toán "Giải bài toán bằng cách lập phương trình", đã nắm được các dạng toán và phương pháp giải từng dạng, các em biết trình bày đầy đủ, khoa học, lời giải chặt chẽ, rõ ràng, các em bình tĩnh, tự tin và cảm thấy thích thú khi giải loại toán này.
	Do điều kiện và năng lực của bản thân tôi còn hạn chế, các tài liệu tham khảo chưa đầy đủ nên chắc chắn còn những điều chưa chuẩn, những lời giải chưa phải là hay và ngắn gọn nhất. Nhưng tôi mong rằng đề tài này ít nhiều cũng giúp học sinh hiểu kỹ hơn về loại toán giải bài toán bằng cách lập phương trình.
	 Bằng những kinh nghiệm rút ra sau nhiều năm giảng dạy ở trường phổ thông, nhất là những bài học rút ra sau nhiều năm dự giờ thăm lớp của các đồng chí cùng trường cũng như dự giờ các đồng chí trường bạn. Cùng với sự giúp đỡ tận tình của ban giám hiệu nhà trường, của tổ chuyên môn trường PTDT Nội Trú. Tôi đã hoàn thành đề tài "Rèn kỹ năng giải bài toán bằng cách lập phương trình" cho học sinh lớp 8, 9 trường PTDT Nội Trú.
	 Tôi xin chân thành cảm ơn các đồng chí trong ban giám hiệu nhà trường, cảm ơn các đồng chí trong tổ chuyên môn trường PTDT Nội Trú đã giúp tôi hoàn thành đề tài này. Tôi rất mong được sự chỉ bảo của các đồng chí chuyên môn Phòng Giáo dục và Đào tạo, ý kiến đóng góp của các đồng nghiệp để vốn kinh nghiệm giảng dạy của tôi được phong phú hơn.
III.2. Kiến nghị.
	- Đề nghị Hội đồng tuyển sinh huyện cần quan tâm hơn nữa đến chất lượng tuyển sinh đầu vào.
	- Đề nghị Phòng Giáo dục và Đào tạo mở các chuyên đề để chúng tôi có điều kiện trao đổi và học hỏi thêm.
	- Đề nghị hội phụ huynh học sinh cần quan tâm hơn nữa đến việc học tập của con em mình.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Tiên Yên, ngày 10 tháng 04 năm 2008
Người viết đề tài
Vũ Thị Vân Anh
IV. Tài liệu tham khảo
STT
tên tác giả
năm xuất bản
tên tài liệu
nhà xuất bản
nơi xuất bản
1
Phan Đức Chính
2004
SGK, SGV toán 8
NXB Giáo dục
Hải Dương
2
Phan Đức Chính
2005
SGK, SGV toán 9
NXB Giáo dục
Hà Nội
3
Nguyễn Ngọc Đạm
1996
Toán phát triển đại số 8, 9
NXB Giáo dục
Hà Nội
4
Nguyễn Ngọc Đạm - Nguyễn Quang Hanh - Ngô Long Hậu
2004
500 bài toán chọn lọc 8
NXB Đại học sư phạm
Xưởng in công ty XNK Ngành in
5
Phạm Gia Đức
2005
Tài liệu BDTX chu kỳ III
NXB giáo dục
Thái Nguyên
6
Đỗ Đình Hoan
2007
SGK toán lớp 5
NXB Giáo dục
Hà Nội
7
TS Lê Văn Hồng
2004
Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học môn toán
NXB Giáo dục
Hà Nội
8
Nguyễn Văn Nho
2004
Phương pháp giải các dạng toán 8 (tập 2)
Nhà xuất bản Giáo dục
TP. Hồ Chí Minh
9
ThS. Đào Duy Thụ - ThS. Phạm Vĩnh Phúc
2007
Tài liệu tập huấn Đổi mới phương pháp dạy học môn toán 
NXB Giáo dục
Hà Nội
10
GS. Bùi Quang Tịnh- Bùi Thị Tuyết Khanh
2004
Từ điển tiếng việt
Từ điển Bách khoa Việt Nam
Phương Nam
11
?
2000
Ôn thi tốt nghiệp THCS Sở giáo dục Quảng Ninh
NXB Giáo dục
V. nhận xét của hội đồng khoa học cấptrường, Phòng giáo dục và đào tạo:
1. Hội đồng khoa học cấp trường:
2. Hội đồng khoa học phòng Giáo dục và Đào tạo:
Mục lục
I. Phần mở đầu
	I.1. Lý do chọn đề tài 1 
	I.2. Mục đích nghiên cứu 3
	I.3. Thời gian địa điểm. 3
	I.4. đóng góp mới về mặt lý luận, về mặt thực tiễn. 3
II. Phần nội dung
	II.1. Chương 1: Tổng quan 4
	II.1.1. Lịch sử của vấn đề nghiên cứu 
	II.1.2. Cơ sở lý luận
	II.2. Chương II: nội dung vấn đề nghiên cứu 5
	II.2.1. Nhiệm vụ nghiên cứu. 5
	II.2.2. Các nội dung cụ thể trong đề tài 5
	II.3. Chương III: Phương pháp nghiên cứu , kết quả nghiên cứu 
	II.3.1. Phương pháp nghiên cứu 18
	II.3.2. Kết quả nghiên cứu thực tiễn. 18
	II.3.2.1. Vài nét về địa bàn nghiên cứu 18
	II.3.2.2. Thực trạng 19
	II.3.2.3. Đánh giá thực trạng 19
	II.3.2.4. Đề xuất biện pháp 19
	II.3.2.5. Khảo nghiện tính khả thi của các biện pháp đề ra 19
III. phần kết luận và kiến nghị 20
	III.1. Kết luận 20
	III.2. Kiến nghị 21
IV.Tài liệu tham khảo, phụ lục 
	IV.1. Danh mục tài liệu tham khảo 22
	IV.2. Phụ lục 23 
V. Nhận xét của hội đồng khoa học cấp trường, phòng giáo dục và đào tạo 24

File đính kèm:

  • docde tai sang kien kinh nghiem.doc
Bài giảng liên quan