Đề tài Vận dụng kiến thức liên môn để thu gom và phân loại mùn cưa
Thanh Lãng là một làng nghề mộc truyền thống đã có từ lâu đời với số hộ tham gia sản xuất mộc rất lớn. Phần lớn các xưởng mộn gắn liền với khu sinh sống của các gia đình, hàng ngày thải ra ngoài môi trường rất nhiều loại rác thải gây ô nhiễm môi trường, trong đó phải kể đến mùn cưa, vỏ bào gây lãng phí và ảnh hưởng đến môi trường sống. Vì vậy mục tiêu đặt ra cho chúng ta là:
BÀI VIẾT DỰ THI CUỘC THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO: VĨNH PHÚC PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO: BÌNH XUYÊN TRƯỜNG: THCS THANH LÃNG ĐỊA CHỈ: THỊ TRẤN THANH LÃNG – BÌNH XUYÊN – VĨNH PHÚC ĐIỆN THOẠI: EMAIL: HỌ VÀ TÊN HỌC SINH (NHÓM HỌC SINH) 1. Nguyễn văn Chiến 2. Nguyễn Lan Anh 3. Lưu Thị Mỹ Hạnh VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ THU GOM VÀ PHÂN LOẠI MÙN CƯA I. MỤC TIÊU. Thanh Lãng là một làng nghề mộc truyền thống đã có từ lâu đời với số hộ tham gia sản xuất mộc rất lớn. Phần lớn các xưởng mộn gắn liền với khu sinh sống của các gia đình, hàng ngày thải ra ngoài môi trường rất nhiều loại rác thải gây ô nhiễm môi trường, trong đó phải kể đến mùn cưa, vỏ bào gây lãng phí và ảnh hưởng đến môi trường sống. Vì vậy mục tiêu đặt ra cho chúng ta là: + Giảm thiểu ô nhiễm môi trường do rác thải trong sản xuất và chiến biến ghỗ nói chung, rác thải là mùn cưa vỏ bào nói riêng. + Biến mùn cưa thành các sản phẩm có ích cho đời sống con người tại địa phương. + Nâng cao ý thức người dân trong việc bảo vệ môi trường, cùng tích cực tham gia phân loại mùn cưa tại gia đình. + Thúc đẩy chính quyền địa phương sớm đưa khu làng nghề vào sử dụng. II. TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG THU GOM VÀ PHÂN LOẠI MÙN CƯA, VỎ BÀO. 1. Những điều tra cơ bản. Thị trấn Thanh Lãng có tổng số dân hơn 3 triệu dân trong đó hơn 1000 hộ tham gia sản xuất nghề mộc tại các gia đình nơi họ sinh sống. Tổng số xưởng chế biến gỗ trong thị trấn: Khoảng 30 hộ, còn lại là cơ sở gia công, tạo sản phẩm gỗ trong các gia đình. Số lượng mùn cưa do 1 hộ thải ra trong 1 ngày khoảng 3m3 (cơ sở của chế biến gỗ), trong 1 năm cơ sở này tạo ra khoảng 109,5m3 mùn cứa. + Hộ sản xuất tạo sản phẩm gỗ trong 1 ngày thải ra 0,3m3 mùn cưa. + Tính tổng 1000 hộ tham gia sản xuất thì lượng mùn cưa tạo ra rất lớn khoảng 109.500m3. 2. Đánh giá. Các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường sống ở khu làng nghề thì mùn cưa chiếm số lượng lớn nhất. Mạt bụi mùn cưa là nguyên nhân gây ra các bệnh về đường hô hấp cho người dân tại làng nghề. Mùn cưa chất thành đống lớn trong xưởng gây ra hoả hoạn (tháng 12 tại tổ dân phố Hồng Bàng xảy ra cháy xưởng gây thiệt hại về của trên 1 tỷ đồng, rất may không có thiệt hại về người). Mùn cưa được người dân đổ thành đống rồi đem đốt ngay trên vệ đường làm khói mù mịt, ảnh hưởng đến giao thông, ô nhiễm môi trường. Nhiều khi họ còn để vào mương, cống gây tắc dòng chảy Phải chăng đấy chính là sự lãng phí vì mùn cưa ngoài việc sử dụng đun nấu trong gia đình còn có thể tạo ra sản phẩm hữu ích. Làm thế nào có thể biến mùn cưa tạo thành sản phẩm có ích, đồng thời đánh thức sự sáng tạo của người dân, sự nhiệt thành của họ đem lại hiệu quả kinh tế cho gia đình, cho xã hội. Nguyên nhân gây nên sự lãng phí đó cũng có thể là do địa phương chưa có khu sản xuất mộc tập trung (làng nghề) mặc dù mặt bằng đã có nhưng chưa được đưa vào sử dụng. III. GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG. Nhanh chóng đưa khu làng nghề vào sử dụng nhằm chuyên môn hoá lĩnh vực sản xuất mộc: + Cơ sở gia công chế biến gỗ. + Cơ sở sản xuất hàng hoá (sản phẩm thô). + Cơ sở hoàn thiện sản phẩm. + Giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm. Mùn cưa do các cơ sở trên tạo ra được thu gom phân loại khép ín ngay tại cơ sở sản xuất. IV. THUYẾT MINH TIẾN TRÌNH GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG. 1. Thu gom, phân loại tại chỗ. a. Các cơ sở chế biến gỗ (xưởng cưa, xẻ) Thông thường khi cưa xẻ gỗ mùn cưa đưa xuống mặt sàn, cứ 1 thời gian ngắn thì người ta phải dọn 1 lần, để giảm bớt công sức lao động, hạn chế bụi do mùn cưa vào không khí thì ta xử lý bằng cách: Mùn cưa được máy xẻ xả xuống đưa vào băng truyền được làm bằng thép( băng truyền được lắpphía dưới của máy cưa), bề mặt lòng bằng truyền rộng 0,7-1m, dài 4m, đoạn cuối băng truyền thông với một ống có đường kính 1,2m ống thép kéo dài đến kho chứa dài 8m, đoạn cuối ống chia thành 2 nhánh thông với kho chứa mỗi nhánh dài 2m, trong kho chứa phân ra làm 2 khoang, mỗi khoang chứa 1 loại mùn cưa khác nhau. Khoang 1: Dùng chứa các loại mùn cưa không độc, không dầu Khoang 2: Dùng chứa các loại mùn cưa còn lại + Mùn cưa khoang 1: Đưa dến cơ sở sản xuất nấm. + Mùn cưa khoang 2: Đưa dến cơ sở sản xuất gỗ ép. b. Với các cơ sở tạo ra sản phẩm thô chia làm 2 loại mùn cưa. + Vỏ bào: Mùn cưa có kích thước lớn. + Mùn cưa: Có kích thước nhỏ. Phía dưới máy xưa, máy xẻ nhỏ đặt phễu có ống dẫn dài 30cm đường kính phễu 30cm, đường kính ống là 20cm. Phía trên phễu có móc gắn với máy, phía dưới phễu có móc để móc túi chứa mùn cưa. Khuyến khích người sử dụng bếp sinh học nhằm hạn chế bụi, khói gây ô nhiễm môi trường. c. Mạt mùn cưa có kíh thước nhỏ: (Xưởng sản xuất lớn, máy chà, máy xẻ, máy cưa nhỏ ) Trong quá trình xử lý, tại các vị trí phát sính bụi sẽ được đặt những chụp hút khí cục bộ hình tam giác để bút bụi vào ống dẫn, sau đó quạt sẽ hút thổi bụi vào trong túi vải lọc, túi vải giữ lại các hạt bụi còn khí sạch thoát ra ngoài. Khi túi vải đầy ta tháo túi vải và đem xử lý. Hiệu suất lọc đạt 99%, giảm ô nhiễm môi trường không khí. V. Ý NGHĨA VIỆC GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG. - Giảm thiểu ô nhiễm môi trường do chất thải là mùn cưa à đảm bảo sức khoẻ cho người sản xuất. - Tạo ra các sản phẩm có ích từ mùn cưa để phục vụ cho đời sống con người. - Giảm thiểu lao động thủ công độc hại (thu gom mùn cưa). - Nâng cao thu nhập cho người dân địa phương. - Mọi người có ý thức tham gia bảo vệ môi trường làng nghề.
File đính kèm:
- huong hai.doc