Đề thi thử Đại học môn Sinh học - Đề 12

 Câu 1. Một quần thể thực vật tự thụ phấn có tỉ lệ kiểu gen ở thế hệ P là: 0,45AA : 0,30Aa : 0,25aa.

Cho biết các cá thể có kiểu gen aa không có khả năng sinh sản. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ các kiểu gen thu được ở F1 là:

 A. 0,525AA : 0,150Aa : 0,325aa. B. 0,36AA : 0,24Aa : 0,40aa.

 C. 0,7AA : 0,2Aa : 0,1aa. D. 0,36AA : 0,48Aa : 0,16aa.

 Câu 2. Chọn câu sai:

 A. Quần thể phân bố trong một phạm vi nhất định gọi là ổ sinh thái của quần thể.

 B. Quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể cùng loài thể hiện thông qua hiệu quả nhóm.

 C. Cạnh tranh là một đặc điểm thích nghi của quần thể.

 D. Quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể giúp chúng khai thác tối ưu nguồn sống của môi trường.

 

doc9 trang | Chia sẻ: gaobeo18 | Lượt xem: 1053 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi thử Đại học môn Sinh học - Đề 12, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
ội là rất nhỏ nên xác suất để các giao tử bình thường kết hợp với nhau tạo ra hợp tử 2n lại nhỏ hơn nữa.
II. PHẦN RIÊNG [10 câu] 
Thí sinh chỉ được làm một trong hai phần (phần A hoặc B) 
A. Theo chương trình Chuẩn (10 câu, từ câu 41 đến câu 50) 
 Câu 41. Trong một hòn đảo biệt lập ở trạng thái cân bằng di truyền có 5800 người sống, trong đó có 2800 nam giới. Trong số này có 196 nam bị mù màu. Kiểu mù màu này do 1 alen lặn m nằm trên NST giới tính X không có alen tương ứng trên Y. Kiểu mù màu này không ảnh hưởng đến sự thích nghi của cá thể. Khả năng có ít nhất 1 phụ nữ của hòn đảo này bị mù màu xanh đỏ là bao nhiêu?
	A. 1 - 0,99513000	B. (0,07 x 5800)3000
	C. 0,073000	D. 3000 x 0,0056 x 0,99442999
 Câu 42. Ở một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 28, nếu có đột biến lệch bội xảy ra thì
số loại thể tam nhiễm đơn có thể được tạo ra tối đa trong quần thể của loài là
	A. 24.	B. 48.	C. 36.	D. 14.
 Câu 43. Quan sát quá trình tự nhân đôi ADN của vi khuẩn E. coli dưới kính hiển vi điện tử thấy vòng sao chép có 250 đoạn mồi (primer). Hỏi có tổng cộng bao nhiêu đoạn Okazaki trong vòng sao chép đó?
	A. 252.	B. 249.	C. 248.	D. 250.
 Câu 44. Kiểu gen của cá chép không vảy là Aa, cá chép có vảy là aa. Kiểu gen AA làm trứng không nở. Tính theo lí thuyết, phép lai giữa các cá chép không vảy sẽ cho tỉ lệ kiểu hình ở đời con là 
	A. 3 cá chép không vảy : l cá chép có vảy. B. 2 cá chép không vảy : l cá chép có vảy.
	C. l cá chép không vảy : 2 cá chép có vảy. D. 100% cá chép không vảy. 
 Câu 45. Bằng công nghệ tế bào thực vật, người ta có thể nuôi cấy các mẩu mô của một cơ thể thực vật rồi sau đó cho chúng tái sinh thành các cây. Bằng kĩ thuật chia cắt một phôi động vật thành nhiều phôi rồi cấy các phôi này vào tử cung của các con vật khác nhau cũng có thể tạo ra nhiều con vật quý hiếm. Đặc điểm chung của hai phương pháp này là 
	A. đều thao tác trên vật liệu di truyền là ADN và nhiễm sắc thể. 
	B. các cá thể tạo ra rất đa dạng về kiểu gen và kiểu hình. 
	C. đều tạo ra các cá thể có kiểu gen đồng nhất.
	D. đều tạo ra các cá thể có kiểu gen thuần chủng. 
 Câu 46. Cho các nhân tố sau: 
(1) Biến động di truyền. 
(2) Đột biến. 
(3) Giao phối không ngẫu nhiên. 
(4) Giao phối ngẫu nhiên. 
Các nhân tố có thể làm nghèo vốn gen của quần thể là: 
	A. (1), (2).	B. (1), (4).	C. (2), (4).	D. (1), (3).
 Câu 47. Cho 3 loại hình tháp sinh khối A, B, C (dưới đây) tương ứng với 3 quần xã I, II, III . 
Hệ sinh thái bền vững nhất và kém bền vững nhất tương ứng là
	A. III và II.	B. III và I.	C. II và III.	D. I và III.
Câu 48. Trong một hệ sinh thái, 
	A. vật chất và năng lượng được truyền theo một chiều từ sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng tới môi trường và không được tái sử dụng. 
	B. năng lượng được truyền theo một chiều từ sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng tới môi trường và được sinh vật sản xuất tái sử dụng. 
	C. năng lượng được truyền theo một chiều từ sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng tới môi trường và không được tái sử dụng. 
	D. vật chất và năng lượng được truyền theo một chiều từ sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng tới môi trường và được sinh vật sản xuất tái sử dụng.
 Câu 49. Một quần thể sinh vật ngẫu phối đang chịu tác động của chọn lọc tự nhiên có cấu trúc di truyền ở các thế hệ như sau: 
P: 0,50AA + 0,30Aa + 0,20aa = 1. 
F1: 0,45AA + 0,25Aa + 0,30aa = 1. 
F2: 0,40AA + 0,20Aa + 0,40aa = 1. 
F3: 0,30AA + 0,15Aa + 0,55aa = 1. 
F4: 0,15AA + 0,10Aa + 0,75aa = 1. 
Nhận xét nào sau đây là đúng về tác động của chọn lọc tự nhiên đối với quần thể này? 
	A. Chọn lọc tự nhiên đang loại bỏ những kiểu gen dị hợp và đồng hợp lặn. 
	B. Chọn lọc tự nhiên đang loại bỏ các kiểu gen đồng hợp và giữ lại những kiểu gen dị hợp. 
	C. Các cá thể mang kiểu hình lặn đang bị chọn lọc tự nhiên loại bỏ dần.
	D. Các cá thể mang kiểu hình trội đang bị chọn lọc tự nhiên loại bỏ dần. 
 Câu 50. Cho một số hiện tượng sau :
	(1) Ngựa vằn phân bố ở châu Phi nên không giao phối được với ngựa hoang phân bố ở Trung Á
	(2) Cừu có thể giao phối với dê, có thụ tinh tạo thành hơp tử nhưng hợp tử bị chết ngay.
	(3) Lừa giao phối với ngựa sinh ra con la không có khả năng sinh sản.
	(4) Các cây khác loài có cấu tạo hoa khác nhau nên hạt phấn của loài cây này thường không thụ phấn cho hoa của các loài cây khác.
	Những hiện tượng nào trên đây là biểu hiện của cách li sau hợp tử ?
	A. (1), (4).	B. (3), (4).	C. (2), (3)	D. (1), (2)
III. B. Theo chương trình Nâng cao (10 câu, từ câu 51 đến câu 60) 
 Câu 51. Ở một loài động vật, biết màu sắc lông không phụ thuộc vào điều kiện môi trường. Cho cá thể thuần chủng (P) có kiểu hình lông màu lai với cá thể thuần chủng có kiểu hình lông trắng thu được F1 100% kiểu hình lông trắng. Giao phối các cá thể F1 với nhau thu được F2 có tỉ lệ kiểu hình: 13 con lông trắng : 3 con lông màu. Cho cá thể F1 giao phối với cá thể lông màu thuần chủng, theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình ở đời con là: 
	A. 1 con lông trắng : 3 con lông màu.	B. 5 con lông trắng : 3 con lông màu. 
	C. 1 con lông trắng : 1 con lông màu. 	D. 3 con lông trắng : 1 con lông màu. 
 Câu 52. Hiện tượng nào sau đây phản ánh dạng biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật không theo chu kì? 
	A. Ở miền Bắc Việt Nam, số lượng ếch nhái giảm vào những năm có mùa đông giá rét, nhiệt độ xuống dưới 8oC. 
	B. Ở Việt Nam, hàng năm vào thời gian thu hoạch lúa, ngô, chim cu gáy thường xuất hiện nhiều. 
	C. Ở đồng rêu phương Bắc, cứ 3 năm đến 4 năm, số lượng cáo lại tăng lên gấp 100 lần và sau đó lại giảm.
	D. Ở Việt Nam, vào mùa xuân khí hậu ấm áp, sâu hại thường xuất hiện nhiều. 
 Câu 53. Khi nói về chọn lọc ổn định, phát biểu nào sau đây là đúng? 
	A. Đây là hình thức chọn lọc bảo tồn những cá thể mang tính trạng trung bình, đào thải những cá thể mang tính trạng chệch xa mức trung bình. 
	B. Quá trình chọn lọc chỉ làm thay đổi thành phần kiểu gen nhưng không làm thay đổi tần số alen trong quần thể.
	C. Quá trình chọn lọc diễn ra theo một số hướng khác nhau, trong mỗi hướng sẽ hình thành đặc điểm thích nghi với hướng chọn lọc. 
	D. Khi điều kiện sống trong khu phân bố của quần thể bị thay đổi nhiều và trở nên không đồng nhất thì sẽ diễn ra chọn lọc ổn định. 
 Câu 54. Plasmit là những cấu trúc di truyền nằm trong  (N: nhân; T: tế bào chất) của vi khuẩn, có cấu trúc là một phân tử ADN xoắn, kép (Th: dạng thẳng; V: dạng vòng) gồm khoảng 8000 đến 200.000 cặp nucleotit, có khả năng tự nhân đôi ..(Đ: độc lập; C: cùng 1 lần) với ADN của tế bào nhận.
	A. N; Th; C	B. T; V; Đ	C. T; Th; C	D. N; V; Đ
 Câu 55. Quần thể A có 1000 cá thể có kiểu gen AA, 300 cá thể có kiểu gen aa. Người ta thấy trong mùa sinh sản có 200 cá thể Aa từ quần thể khác đến quần thể A để hình thành quần thể B. Biết trong quần thể B các cá thể đều có sức sống và khả năng sinh sản như nhau. Người ta cho quần thể B tự phối qua 3 thế hệ, 4 thế hệ tiếp theo cho ngẫu phối thì cấu trúc di truyền của quần thể B ở thế hệ cuối cùng như thế nào? 
	A. 0,1254AA:0,8745Aa:0,0001aa.	B. 0,4567AA:0,4356Aa:0,0177aa.
	C. 0,5128AA:0,2563Aa:0,2309aa.	D. 0,5377AA:0,3912Aa:0,0711aa
 Câu 56. Trong một ao cá, để ước lượng số lượng cá rô trong quần thể người ta dùng phương pháp bắt thả ngẫu nhiên. Người ta bắt ngẫu nhiên lên ngày đầu được 250 con sau đó tất cả đều được đánh dấu (không làm cho chúng bị thương). Ngày thứ 2 người ta bắt lên cũng ngẫu nhiên được 200 con thì có 50 con có đánh dấu. Biết trong hai ngày đó không có sự thay đổi nào về kích thước quần thể trong ao trên. Kích thước của quần thể cá rô trong ao trên là
	A. 1000 con.	B. 900 con.	C. 1100 con.	D. 1200 con.
 Câu 57. Ý nào dưới đây mô tả về chuỗi thức ăn là không đúng?
	A. Các loài trong một chuỗi thức ăn có quan hệ với nhau về dinh dưỡng.
	B. Năng lượng qua các bậc dinh dưỡng giảm nhanh.
	C. Tất cả chuỗi thức ăn đều bắt đầu bằng sinh vật sản xuất.
	D. Chuỗi thức ăn thường không bao gồm quá 7 loài sinh vật.
 Câu 58. Cho các hoạt động của con người sau đây: 
(1) Khai thác và sử dụng hợp lí các dạng tài nguyên có khả năng tái sinh. 
(2) Bảo tồn đa dạng sinh học. 
(3) Tăng cường sử dụng chất hóa học để diệt trừ sâu hại trong nông nghiệp. 
(4) Khai thác và sử dụng triệt để nguồn tài nguyên khoáng sản. 
Giải pháp của phát triển bền vững là các hoạt động 
	A. (1) và (2).	B. (3) và (4).	C. (2) và (3). 	D. (1) và (3).
 Câu 59. Một quần thể ngẫu phối, ở thế hệ xuất phát có thành phần kiểu gen là 0,4225BB + 0,4550Bb + 0,1225bb = 1. 
Khi trong quần thể này, các cá thể có kiểu gen dị hợp có sức sống và khả năng sinh sản cao hơn hẳn so với các cá thể có kiểu gen đồng hợp thì 
	A. alen lặn có xu hướng bị loại bỏ hoàn toàn khỏi quần thể.
	B. tần số alen trội và tần số alen lặn có xu hướng bằng nhau. 
	C. tần số alen trội và tần số alen lặn có xu hướng không thay đổi. 
	D. alen trội có xu hướng bị loại bỏ hoàn toàn khỏi quần thể. 
 Câu 60. Ở một loài thực vật, cho giao phấn giữa cây hoa đỏ thuần chủng với cây hoa trắng có kiểu gen đồng hợp lặn (P), thu được F1 gồm toàn cây hoa đỏ. Tiếp tục cho cây hoa đỏ F1 giao phấn trở lại với cây hoa trắng (P), thu được đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 3 cây hoa trắng : 1 cây hoa đỏ. Cho biết không có đột biến xảy ra, sự hình thành màu sắc hoa không phụ thuộc vào điều kiện môi trường. Có thể kết luận màu sắc hoa của loài trên do 
	A. một gen có 2 alen quy định, alen trội là trội không hoàn toàn. 
	B. một gen có 2 alen quy định, alen trội là trội hoàn toàn.
	C. hai gen không alen tương tác với nhau theo kiểu bổ sung quy định. 
	D. hai gen không alen tương tác với nhau theo kiểu cộng gộp quy định. 
Đáp án mã đề: 153
01. C; 02. A; 03. A; 04. A; 05. B; 06. A; 07. A; 08. C; 09. C; 10. D; 11. D; 12. A; 13. C; 14. A; 15. B; 
16. D; 17. C; 18. C; 19. D; 20. D; 21. D; 22. D; 23. D; 24. B; 25. C; 26. B; 27. D; 28. A; 29. D; 30. A; 
31. A; 32. C; 33. C; 34. D; 35. D; 36. D; 37. B; 38. A; 39. A; 40. D; 41. A; 42. D; 43. C; 44. B; 45. C; 
46. D; 47. D; 48. C; 49. D; 50. C; 51. C; 52. A; 53. A; 54. B; 55. D; 56. A; 57. C; 58. A; 59. B; 60. C; 

File đính kèm:

  • docDe 12- Thi thu dh sinh L2 chuyen Nguyen Hue HN.doc
Bài giảng liên quan