Đề thi thử tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn

Câu 1:(2đ) Cho đoạn thơ sau:

.Nhớ ngày giáp hạt, chị ơi

Cả nhà trừ bữa một nồi canh rau

Nghĩ mà thương lắm chị dâu

Chiều mưa, gạo hết, mẹ đau cuối giường

Em ngồi đôi mắt nhòa sương

Nón tơi, cắp rá ngang vườn chị đi

Chiều ơi, mưa mãi làm gì

Hoàng hôn đừng xuống trước khi chị về.

 (Ngữ văn Nghệ An- tài liệu học tập của học sinh 6,7,8,9)

a, Xác định thể thơ?

b, Nêu phương thức biểu đạt của đoạn thơ trên?

 

doc3 trang | Chia sẻ: baobinh26 | Lượt xem: 594 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi thử tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
 Đề thi thử tuyển sinh vào lớp 10
 Năm học : 2013- 2014
 Thời gian làm bài: 120 phút
Câu 1:(2đ) Cho đoạn thơ sau:
...Nhớ ngày giáp hạt, chị ơi
Cả nhà trừ bữa một nồi canh rau
Nghĩ mà thương lắm chị dâu
Chiều mưa, gạo hết, mẹ đau cuối giường
Em ngồi đôi mắt nhòa sương
Nón tơi, cắp rá ngang vườn chị đi
Chiều ơi, mưa mãi làm gì
Hoàng hôn đừng xuống trước khi chị về.
 (Ngữ văn Nghệ An- tài liệu học tập của học sinh 6,7,8,9) 
a, Xác định thể thơ?
b, Nêu phương thức biểu đạt của đoạn thơ trên?
Câu 2: (3đ) Bằng đoạn văn khoảng 8- 10 câu, hãy phân tích sự cảm nhận tinh tế của nhà thơ về biến chuyển trong không gian lúc sang thu ở khổ thơ sau:
 Bỗng nhận ra hương ổi
 Phả vào trong gió se
 Sương chùng chình qua ngõ
 Hình như thu đã về.
 ("Sang thu"của Hữu Thỉnh - SGK ngữ văn 9 tập2 )
Câu 3:(5đ) Xuyên suốt bài thơ "ánh trăng" của nhà thơ Nguyễn Duy là hình tượng ánh trăng. Em hiểu hình tượng đó như thế nào?
Đáp án và biểu điểm
Câu1: (2đ) a, bài thơ được viết theo thể lục bát.
b, Phương thức biểu đạt : tự sự kết hợp biểu cảm.
Câu 2: (3đ)
 a, Về hình thức:
Trình bày bài bằng một đoạn văn từ 8- 10 câu, có thể dùng đoạn văn diễn dịch, quy nạp hoặc tổng hợp - phân tích - tổng hợp .
- Đoạn văn diễn đạt mạch lạc, tự nhiên, không mắc lỗi về diễn đạt.
b, Về nội dung:
- Phân tích để thấy biến chuyển ttrong không gian được nhà thơ cảm nhận tinh tế qua hương ổi chínđậm, nồng nàn phả vào gió se , lan tỏa trong không gian và qua làn sương mỏng "chùng chình" chuyển động chầm chậm , nhẹ nhàng đầu ngõ, đường thôn.
- Trạng thái cảm giác về mùa thu đến của nhà thơ được diễn tả qua các từ " bỗng", "hình như" mở đầu và kết thúc khổ thơ, đó là sự ngạc nhiên thú vị như còn chưa tin hẳn.
Câu 3: (5đ)
a, yêu cầu về hình thức:
- Bài viết có bố cục 3 phần
- lập luận chặt chẽ.
- Biết sử dụng dẫn chứng, trực tiếp, gián tiếp một cách linh hoạt.
- Diễn đạt lưu loát, biểu cảm.
b, yêu cầu về nội dung:
* Thông qua kỹ năng bình luận về một tác phẩm trữ tình, bài viết phải làm rõ được ý nghĩa mang tính chất biểu tượng của ánh trăng, từ đó cảm nhận một cách thấm thía những tình cảm ân tình với quá khứ gian lao, nhắc nhở người ta phải có thái độ biết ơn, ân nghĩa, thủy chung với quá khứ " Uống nước, nhớ nguồn".
* Nội dung cần làm rõ:
- Hoàn cảnh ra đời của nhà thơ: Năm 1978, ba năm sau ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.Con người đã ra khỏi thời đạn bom, sống trong hòa bình , cuộc sống vật chất và tinh thần đầy đủ hơn, người ta có thể vô tình lãng quên quá khứ gian khổ, nghĩa tình.
- Cảm nhận, suy nghĩ về vẻ đẹp của vầng trăng, với những kỷ niệm nghĩa tình trong quá khứ.
+ ánh trăng là hình ảnh của thiên nhiên hồn nhiên tươi mát, là người bạn tri kỷ suootys thời tuổi nhỏ rồi chiến tranh ở rừng.
+ Vầng trăng trong quá khứ là người bạn bình dị, hiền hậu, nghĩa tình, trong sáng và thủy chung. Là quá khứ vẹn nguyên chẳng thể phai mờ.
+ Vầng trăng là thiên nhiên, đất nước, là vẻ đẹp vĩnh hằng của đời sống.
+ Là nhân chứng nghĩa tình, hiền hậu, bao dung và cũng rất nghiêm khắc để con người phải "giật mình"thức tỉnh lương tâm.Nó có tác động khách quanđễ làm thay đổi nhận thức, cách sống của con người.
+ Vầng trăng vừa là hình ảnh nhân hóa, vừa là hình ảnh ẩn dụ mang ý nghĩa tượng trưng
- Cảm nhận suy nghĩ về sự thay đổi nhận thức của con người do tác động khách quan của vầng trăng.
+ Quy luật phát triển tâm lí của con người được nhà thơ phản ánh rất sinh động, tự nhiên qua giọng thơ trữ tình. Người bạn tri kỷ trong qua khứ là vầng trăng đã có lúc bị lãng quên, bị coi như người xa lạ.
+ Hoàn cảnh, tình huống bất ngờ "thình lình đèn điện tắt" để " đột ngột vầng trăng tròn" xuất hiện làm con người chợt nhận ra sự vô tình, vô nghĩa của mình .
+ Cảm xúc "rưng rưng" trước người bạn đầy tình nghĩa, thủy chung là một sự thức tỉnh chân thành để thấm thía hơn cảm xúc ân tình với quá khứ gian lao, nghĩa tình, để tự rút ra bài học về cách sống ân nghĩa, thủy chung, về lòng biết ơn trong cuộc sống.
- Bài thơ đánh thức lương tâm mỗi người bằng một câu chuyện nhỏ được kể theo trình tự thời gian.Giọng điệu thủ thỉ, tâm tình, khi ngân nga, thiết tha cảm xúc, lúc trầm lắng, đầy ắp suy tư truyền đến người đọc tình cảm chân thành, tha thiết , hướng người ta đến những điều tốt đẹp.

File đính kèm:

  • docDe thi th lơp 9.doc
Bài giảng liên quan