Đề Thi Tuyển Sinh Đại Học Năm 2012 Môn Ngữ Văn Khối D
Câu 1. (2,0 điểm)
Trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài (Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2011), việc Mị nhìn thấy “dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại” của A Phủ diễn ra trong hoàn cảnh nào? Sự việc ấy có ý nghĩa gì đối với tâm lí của nhân vật Mị?
Câu 2. (3,0 điểm)
Ngưỡng mộ thần tượng là một nét đẹp văn hóa, nhưng mê muội thần tượng là một thảm họa.
Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về ý kiến trên.
II. PHẦN RIÊNG (5,0 điểm)
Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu của phần riêng (câu 3.a hoặc 3.b)
Câu 3.a. Theo Chương trình Chuẩn (5,0 điểm)
Truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao kết thúc bằng hình ảnh:
Đột nhiên thị thấy thoáng hiện ra một cái lò gạch cũ bỏ không, xa nhà cửa, và vắng người lại qua
(Ngữ văn 11, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2011, tr.155)
Truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân kết thúc bằng hình ảnh:
Trong óc Tràng vẫn thấy đám người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới
(Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2011, tr.32)
Cảm nhận của anh/ chị về ý nghĩa của những kết thúc trên.
một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại của A Phủ là một hình ảnh thương tâm có nhiều ý nghĩa – giọt nước mắt lặng lẽ của một người đàn ông khỏe mạnh, nhanh nhẹn, cứng cỏi đang trở nên tiều tụy trong một xã hội mà đàn ông là người có vai trò tuyệt đối quan trọng. Chính vì vậy, nó đã làm Mị xúc động. - Sự việc nói trên đã khơi mở nguồn mạch nhân ái vốn tiềm ẩn trong tâm hồn Mị. Nó đã làm sống lại trong tâm hồn Mị nhiều cảm xúc và suy nghĩ : nó làm Mị nhớ lại thảm cảnh của bản thân; thương thân nên Mị thương cho hoàn cảnh của A Phủ; căm giận sự độc ác của cha con thống lí Pá Tra; thấy việc A Phủ phải chịu, sẽ phải chết là một điều bất công phi lý. - Sự việc này đã dẫn Mị đi tới một hành động tự phát nhưng rất táo bạo, hợp lý: cởi trói cho A Phủ và chạy trốn theo A Phủ để giải phóng cuộc đời mình khỏi những bất công đau khổ. Câu 2: Thí sinh cần đáp ứng các yêu cầu cơ bản của câu hỏi: Viết một bài văn ngắn (khoảng 660 từ) với nội dung trình bày suy nghĩ của bản thân về ý kiến được nêu trong đề bài. Sau đây là một vài ví dụ cụ thể : Mở bài: Đặt vấn đề: Con người sinh ra được giáo dục để sống có ích, làm những điều tốt đẹp và hướng thượng. Thần tượng chính là một nét đẹp đầy hào quang và cao thượng để con người chiêm ngưỡng, tôn thờ và phấn đấu. Tuy nhiên, có nhiều người đã ngưỡng mộ thần tượng một cách mê muội và quên cả những nét đẹp chân chính, thiên liêng khác. Chính vì vậy, có người đã đưa ra ý kiến: “Ngưỡng mộ thần tượng là một nét đẹp văn hóa, nhưng mê muội thần tượng là một thảm họa” Thân bài: + Giải thích: Thế nào là thần tượng? Thế nào là văn hóa? Thế nào là ngưỡng mộ thần tượng? Thế nào là nét đẹp văn hóa? Thế nào là mê muội thần tượng. Thế nào là một thảm họa? + Lý lẽ: _ Thần tượng là một hình ảnh đẹp mà con người yêu mến, ngưỡng mộ và tôn thờ. Sự ngưỡng mộ thần tượng đã trở thành thói quen tập quán qua nhiều thế hệ, và hơn nữa, ngưỡng mộ thần tượng chính là một nét đẹp văn hóa của loài người.Có một thần tượng để chúng ta ngưỡng mộ và phấn đấu giúp chúng ta sống tốt hơn, đam mê hơn, yêu đời hơn và nỗ lực hơn. Nhiều người cùng ngưỡng mộ một thần tượng tốt có thể chia sẻ với nhau về sở thích, niềm vui và làm phong phú hơn đời sống tinh thần, làm con người cảm thấy gần gũi nhau hơn và thương yêu nhau hơn. _ Tuy nhiên, có những hiện tượng tôn thờ thần tượng đến mê muội không phân biệt rõ đúng sai. Ví dụ như, có những người hôn cả đôi giày của thần tượng, và hôn cả chỗ ngồi của thần tượng, cũng như những hành động lố bịch khác xuất phát từ sự mê muội thần tượng. Có người mê muội đến nổi, có những việc làm sai của thần tượng cũng cho là đúng. Từ đó dẫn đến những hành động sai trái, và hậu quả có thể làm mất nhân cách của chính mình. Và có những hành động gây nguy hiểm cho đồng loại. Có những người mê muội trước những thần tượng xa xôi mà quên đi những tình cảm thân thương, thiêng liêng bên cạnh mình, như cha mẹ, thầy cô, bạn bè. Sự mê muội thần tượng là một thảm họa, là sự xói mòn về đạo đức, là sự chạy theo những nét đẹp phù phiếm và hư ảo, bỏ quên những nét đẹp chân thật và những tình cảm thiêng liêng; quên những nhiệm vụ cụ thể và đơn giản của một con người bình thường. _ Dẫn chứng. + Mở rộng: _ Nếu không khắc phục được những hiện tượng này, xã hội càng ngày càng trở nên băng hoại về đạo đức và sự vô cảm càng ngày càng trở nên phổ biến. _ Những hiện tượng trên là nhát dao cứa vào lương tâm của những người Việt Nam có đạo đức, là nỗi đau dai dẳng cho thế hệ cha anh. + Liên hệ thực tế: _ Chúng ta khuyến khích và thông cảm những người ngưỡng mộ thần tượng một cách chính đáng và chừng mực. Coi việc ngưỡng mộ thần tượng một cách chân chính là một nét đẹp văn hóa cần được tôn trọng và duy trì. _ Đồng thời, chúng ta phải kiên quyết lên án những kẻ mê muội thần tượng. Tuy nhiên, chúng ta hiểu rằng sự mê muội thần tượng là một hiện tượng tự nhiên không thể tránh khỏi. Do đó, chúng ta phải đủ bản lĩnh và kiên trì đấu tranh với những hiện tượng sai trái này. Kết bài: Khẳng định rằng, ngưỡng mộ thần tượng là một nét đẹp văn hóa cần thiết cho tất cả mọi người và mê muội thần tượng là một thảm họa cần phải đấu tranh để hạn chế. Ý kiến trên là một lời nhắc nhở đối với tất cả chúng ta hãy tự nhìn lại mình, hiểu hơn chính mình và những thần tượng của mình; từ đó, có những suy nghĩ và hành động đúng đắn hơn II. PHẦN RIÊNG Câu 3a. I. GIỚI THIỆU: tác giả, tác phẩm - Nam Cao và Kim Lân là hai trong những cây bút hiện thực xuất sắc trong đời sống văn học hiện đại Việt Nam, đều viết thành công về đề tài người nông dân. - Chí Phèo và Vợ nhặt là hai thiên truyện khắc họa tình trạng thê thảm của người nông dân trước cách mạng tháng Tám. Tuy nhiên kết quả cuối cùng có những bước ngoặc khác nhau: Một bên là những ám ảnh đen tối; một bên là hình ảnh gợi nhiều hy vọng. II. NỘI DUNG (Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải đảm bảo các ý sau đây). Nêu khái niệm nhân đạo trong văn học. Cảm nhận hình ảnh “cái lò gạch bỏ không” qua sự ám ảnh của thị Nở trong truyện ngắn Chí Phèo. Khái quát nội dung tác phẩm Chí Phèo. Tóm tắt cuộc đời đầy bi kịch của người nông dân Chí Phèo Ý nghĩa hình ảnh “cái lò gạch cũ” không người qua lại. Nỗi ám ảnh về sự đen tối và bế tắc của người nông dân trong xã hội bất công khi chưa có ánh sáng cách mạng. Ở đó tình trạng người nông dân bị bọn cường hào ác bá đẩy vào “bước đường cùng”. Người nông dân lương thiện bị bỏ rơi như đứa bé từng bị bỏ rơi trong cái lò gạch cũ. Nông thôn Việt Nam ngày ấy tan hoang chẳng khác gì cái lò gạch bị bỏ hoang. Hiện thực đó có ý nghĩa tố cáo sâu sắc xã hội thực dân nửa phong kiến trước đã tiếp tay cho bọn ác bá giày xéo nông dân. Thể hiện cái nhìn xót xa của nhà văn đối với tương lai đen tối của người nông dân. Cảm nhận hình ảnh “đám người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới” thoáng hiện qua tâm trí nhân vật Tràng trong truyện ngắn “Vợ nhặt” Khái quát nội dung tác phẩm “Vợ nhặt” Tóm tắt về cuộc đời nhân vật Tràng. Ý nghĩa “đám người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới” + “đám người đói” vẫn đang là hiện thực. + “lá cờ đỏ bay phấp phới” gợi ra một thứ ánh sáng cao đẹp là cách mạng sẽ xua tan bóng tối của hiện thực đói khát ấy. + Vượt qua hiện thực đen tối của nạn đói, nhân vật có cái nhìn tin tưởng về phía tương lai. + Thông điệp ngợi ca cách mạng, bởi chỉ có cách mạng mới có thể mang đưa nhân dân đến bến bờ tươi sáng. Nhận định chung Điểm tương đồng - Truyện ngắn “Chí phèo” của Nam Cao và “Vợ nhặt” của Kim Lân đều thể hiện ánh nhìn nhân đạo của hai nhà văn đối với đời sống, những mảnh đời bất hạnh trong xã hội cũ. - Cả hai thiên truyện đều mang ý nghĩa tố cáo sâu sắc xã hội thực dân, phong kiến, phát xít. - Cả hai nhà văn đều thể hiện tài năng trong sáng tạo nghệ thuật. Điểm khác biệt: Hai chi tiết, hai tác phẩm đã ra đời trong hai giai đoạn khác nhau của văn học: trước và sau Cách mạng tháng Tám. Hai hình ảnh mang hai ý nghĩa khác nhau: + Người nông dân trong truyện ngắn Chí Phèo hoàn toàn bế tắc vì không được cách mạng soi sáng. + Người nông dân trong truyện ngắn “Vợ nhặt” dạt dào niềm tin vào tương lai vì có hình ảnh cách mạng xuất hiện. + Bút pháp: Nam Cao viết theo khuynh hướng hiện thực phê phán; Kim Lân viết theo khuynh hướng hiện thực xã hội chủ nghĩa. III. Kết luận + Khắc họa chân thực, sinh động đời sống đáng thương của nhân dân ta. + Tố cáo xã hội sâu sắc + Tấm lòng của nhà văn + Tài năng trong sáng tạo qua những hình ảnh giàu ý nghĩa góp phần nổi bật tư tưởng chủ đề nhân đạo của tác phẩm. Câu 3b. GIỚI THIỆU Huy Cận là nhà thơ xuất sắc trong phong trào “Thơ mới” 1932 – 1941. Tràng Giang sáng tác năm 1939 – tiêu biểu cho hồn thơ Huy Cận trước cách mạng tháng Tám Hai khổ thơ đầu: thiên nhiên cảnh vật và tâm trạng nhân vật trữ tình đều nhuốm buồn. NỘI DUNG (Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng đảm bảo các ý sau nay). Nêu khái quát về trào lưu “Thơ mới”, để thấy: + Thiên nhiên là nơi ấp ủ những cảm xúc trữ tình. + Nỗi buồn thế hệ. Nội dung bài thơ “Tràng giang” Hình ảnh tạo vật, thiên nhiên ở 2 khổ thơ đầu Bài thơ mở đầu với hình ảnh dòng sông buồn - “tràng giang buồn” và ngoại cảnh nhuốm nỗi chia li cả thuyền và nước đều “sầu trăm ngả”. Hình ảnh “củi một cành khô” bé nhỏ, gầy guộc trôi dạt “lạc mấy dòng”. Sang khổ hai cảnh vật như được nới rộng đến không gian của “làng xa”; “ chợ chiều” nhưng tất cả đều vắng lặng, quạnh quẽ, bởi làng thì xa vắng; chợ thì đã vãn, chẳng còn đâu tiếng người. Không gian được nới rộng thêm từ chiều dài, rộng lại đến cao thành 3 chiều (nắng xuống, trời lên sâu chót vót) tạo cái ấn tượng thăm thẳm của vũ trụ. b. Tâm trạng nhân vật trữ tình Hình ảnh “tràng giang buồn” ẩn dụ cho dòng đời buồn. Hình ảnh con người trở nên bé nhỏ, bơ vơ trước không gian bát ngát. Tâm trạng nhân vật trữ tình như trải ra và cùng buồn như từng lớp sóng “điệp điệp” miên man không dứt. Hình ảnh “củi một cành khô: là hình ảnh đời thực, gửi gắm nỗi ưu tư của tác giả giả về thân phận con người giữa tràng giang bát ngát của cuộc đời trong xã hội cũ. Hình ảnh “con thuyền” và “mái nước” song song nghĩa là cứ đi bên nhau và không gặp nhau gợi nỗi niềm chia ly. Đó cũng chính là tâm trạng nhân vật trữ tình mang nỗi niềm ưu tư ngay trên quê hương, đất nước mình mà chẳng tìm thấy đâu bóng dáng quê hương. Bởi vì thi nhân đang sống trong cảnh đất nước nằm trong tay thực dân. 3. Nhận định chung - Đề tài, cảm hứng mang nỗi sầu vạn cổ của con người bé nhỏ, hữu hạn trước không gian bát ngát của tạo vật. - Chất liệu thi ca với nhiều hình ảnh quen thuộc được gợi từ thơ cổ (tràng giang, bờ bãi đìu hiu) ; cũng có những hình ảnh, âm thanh được gợi ra từ đời thường, không ước lệ (cành củi khô, tiếng vản chợ chiều,) - Từ hình ảnh thơ ấy đã bộc lộ cái tôi trữ tình nay ưu tư và lạc loài. III. KẾT LUẬN Tràng giang không chỉ là bức tranh phong cảnh mà còn là bức tranh tâm trạng của thi nhân. Hai khổ thơ đậm phong vị thi ca cổ điển và hiện đại giàu sự sáng tạo mang dấu ấn xúc cảm của tác giả trước thời đại. Nguyễn Đức Hùng THPT Vĩnh Viễn – TPHCM
File đính kèm:
- de_van_khoi_d.doc