Giáo án cả năm Tự chọn 10 - Môn Ngữ văn

Tiết :1 – 2

Bài dạy:Tiếng Việt NHỮNG LỖI THƯỜNG GẶP TRONG SỬ DỤNG TIẾNG VIỆT; THỰC HÀNH SỬA LỖI

I. MỤC TIÊU

- Kiến thức: Giúp học sinh nắm được yêu cầu cơ bản về sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp, nguyên nhân mắc các lỗi thường gặp, cách sửa lỗi.

- Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng tạo lập câu, kĩ năng sửa các lỗi thông thường.

-Thái độ: Giáo dục học sinh ý thức sử dụng tiếng Việt đúng và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

II. CHUẨN BỊ

- Thầy: Soạn bài, đọc tài liệu tham khảo, bài tập cho học sinh thực hành.

- Trò: Soạn bài, học bài cũ, làm bài tập.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

1. Ổn định tổ chức (1 phút): Kiểm tra sĩ số học sinh.

2. Kiểm tra bài cũ (4 phút): Em hãy nhắc lại những yêu cầu về sử dụng tiếng Việt?

 

doc64 trang | Chia sẻ: baobinh26 | Lượt xem: 675 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án cả năm Tự chọn 10 - Môn Ngữ văn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
iểu về sử thi Hi Lạp.
GV: Yêu cầu học sinh nhắc lại nội dung tác phẩm “Ô –đi –xê”.
- Nhân vật chính?
- Vẻ đẹp của từng nhân vât?
- Nhận xét những đặc sắc về nghệ thuật của đoạn trích?
HS: Nhắc lại nội dung tác phẩm.
HS: Thảo luận, suy nghĩ, trả lời.
HS: Theo dõi, phát biểu.
HS: Thảo luận, suy nghĩ, trả lời
2. Sử thi Hi lạp.
- Tác phẩm được học : Ô- đi – xê
+ Tác phẩm này gắn với thời kì di dân, mở nước, mở rộng địa bàn cư trú của người Hi Lạp.
 + Nhân vật được tập trung khắc họa và miêu tả là Uy – lit – xơ, biểu tượng của con người chinh phục, khám phá, cho nên điểm nổi bật của nhân vật là dũng cảm và giàu năng lực trí tuệ.
+ Vẻ đẹp của Pê – nê – lốp: Hiện ra qua sự thấu hiểu hoàn cảnh, thấu hiểu sự đối đầu nguy hiểm. Thể hiện bằng sự thận trọng. Pê – nê – lốp hiện lên với vẻ đẹp kiên trinh, rất bình thản song cũng đầy thử thách:
+ Vẻ đẹp kiên trinh thể hiện từ cách ăn nói, thái độ ứng xử, cách đặt vấn đề về bí mật của chiếc giường và hành vi biểu cảm cuối cùng. 
+ Vẻ đẹp của Uy – lit – xơ: Thể hiện qua diễn biến tâm trạng của Uy – lit – xơ : kiên nhẫn chờ đợi, giận dỗi, lo âu và cảm thông, trân trọng.
+ Vẻ đẹp trí tuệ: Thể hiện qua cách thử bí mật của chiếc giường, ở đây là sự so tài giữa hai trí tuệ : một bên là của Pê – nê – lốp còn một bên là của Uy – lit – xơ.
Sự so tài đó nhằm thể hiện khát vọng hạnh phúc của con người Hi Lạp khi bước vào một thời kì mới, thời kì mà vị trí gia đình được xác lập và củng cố, tạo nền tảng cho sự phát triển tiếp theo của một xã hội mới. 
+ Ngôn ngữ nhân vật: Thể hiện trạng thái tâm hồn cũng như cách thức suy nghĩ, hành động của nhân vật. Ngữ điệu lời nói nhân vật: thể hiển trạng thái tâm lí. Tên nhân vật đều gắn liền với các định ngữ chỉ phẩm chất của nhân vật đó: Pê – lê – nôp thận trọng, Ơ – ri – clê hiền thảo, Uy – lit – xơ cao quý và nhẫn nại -> một đặc trưng nghệ thuật kể chuyện của sử thi.
 Hình thức so sánh mở rộng (còn gọi là so sánh có đuôi dài ) cũng là nét tiêu biểu của nghệ thuật sử thi Hôm – me – rơ.
Cách kể và tả chậm rãi, khoan thai song rất trang trọng phù hợp với không khí kể chuyện của sử thi. 
- Củng cố, dặn dò (1 phút): Nắm được một số đặc điểm của các thể loại văn học nước ngoài đã học.
- Bài tập về nhà: Tìm hiểu một số tác phẩm văn học nước ngoài cùng thể loại.
IV. RÚT KINH NGHIỆM.
CHỦ ĐỀ 7
Ngày soạn: 26/3/2013
Tiết : 34
Bài: Đọc văn NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA PHẦN VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 10 (tiếp theo)
 I. MỤC TIÊU.
- Kiến thức: Giúp học sinh hiểu và nắm bắt được các nội dung chính, đặc sắc nghệ thuật và ý nghĩa nối bật của một số nhân vật điển hình trong phần văn học nước ngoài. Thấy được vai trò, ý nghĩa của bộ phận văn học nước ngoài trong chương trình ngữ văn 10 đối với đời sống tinh thần và sự phát triển của văn học dân tộc.
- Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng khái quát, phân tích một vấn đề văn học.
- Thái độ: Bước đầu biết liên hệ so sánh với văn học Việt Nam, trên cơ sở đó có thái độ tiếp thu và tiếp nhận đúng đắn giá trị của các tác phẩm văn học nước ngoài.
II. CHUẨN BỊ.
-Thầy:Chuẩn bị nội dung bài dạy, các phương án tổ chức lớp học.
-Trò:Ôn tập các tác phẩm, đoạn trích văn học nước ngoài.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
-Ổn định tổ chức ( 1 phút). Kiểm tra sĩ số học sinh.
- Kiểm tra bài cũ ( 4 phút): Nêu các tác phẩm, thể loại văn học nước ngoài đã học?
TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY
TL
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Mục tiêu cần đạt
40
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu về sử thi Ấn Độ.
GV: Yêu cầu học sinh tóm tắt tác phẩm “ Ra-ma-ya-na”.
- Phân tích hoàn cảnh cuộc gặp gỡ giữa Ra-ma và Xi –ta sau chiến thắng?
- Phân tích vẻ đẹp của nhân vật Xi –ta?
- Nêu những đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích?
HS: Tóm tắt tác phẩm.
HS: Thảo luận, suy nghĩ, trả lời.
HS: Phân tích theo gợi ý.
HS: Thảo luận, suy nghĩ, trả lời.
3. Sử thi Ấn Độ:
- Tác phẩm được học là Ra – ma – ya – na, một cuốn bách khoa toàn thư của đất nước Ấn Độ.
a. Cuộc tái ngộ giữa hai vợ chồng Ra – ma và Xi – ta:
- Cả hai đều phải chứng minh danh dự của mình - > đặt ra thử thách lớn.
- Cuộc gặp gỡ trở thành một phiên tòa: cả hai bị đặt vào một hoàn cảnh đặc biệt, buộc phải tuân thủ nguyên tắc đạo đức cộng đồng, phải tự chứng minh phẩm chất và danh dự của mình trước cộng đồng.
- Hành động của Ra – ma : tuyên bố từ bỏ vợ mình. -> Ra – ma không kết thúc cuộc đời Xi – ta, không tạo ra hình thức chết cho Xi – ta, song chối bỏ Xi – ta cũng đồng nghĩa giết chết Xi – ta về mặt tinh thần.
=> Tất cả đều liên qua đến quy ước cộng đồng mà người anh hùng sử thi không có cách xử sự nào khác được.
- Còn đối với Xi – ta:
+ Xi – ta cũng dựa trên nguyên tắc đạo lí cộng đồng để tự bảo vệ mình.
+ Lập luận của Xi – ta rất chặt chẽ, có trước, có sau, vừa từ tốn song lại rất cương quyết.
+ Xi – ta thay đổi cách xưng hô với Ra – ma; đối thoại với hai tư cách của Ra – ma: tư cách chồng và tư cách Vua, người đứng đầu cộng đồng.
+ Lời thoại của Xi – ta còn hướng tới những người nghe đang đứng xung quanh nữa như là một cách thanh minh, tự bào chữa cho mình.
-> Cách lập luận của Xi – ta khiến Xi – ta từ người bị kết án trở thành người kết án.
+ Xi – ta tự chọn cho mình hình thức chết: tự bước vào giàn thiêu không chút sợ hãi bởi Xi – ta trong trắng, vô tội- > Hành động nhảy vào lửa của Xi – ta là sự tự khẳng định mình của Xi – ta, tự mình minh oan cho mình.
=> Phẩm chất quan trọng của Xi – ta là rất có ý thức về danh dự.
 b. Nghệ thuật:
- Dùng cách gợi thông qua dáng điệu, cử chỉ, thái độ, cách ứng xử để diễn tả tâm trạng nhân vật, sự giằng xé trong nội tâm, nhấn mạnh những kìm nén, che giấu cảm xúc bên trong nhân vật.
- Giọng kể chi tiết, chậm rãi thông qua lời thoại, hành vi, thông qua cách lập luận vừa không khéo vừa kiên quyết của các nhân vật.
- Kết cấu của đoạn trích được tổ chức theo hình thức kịch tính.
- Hình thức so sánh là một biện pháp quan trọng trong việc tái hiện tâm lí nhân vật.
- Củng cố, dặn dò (1 phút): Nắm được một số đặc điểm của các thể loại văn học nước ngoài đã học.
- Bài tập về nhà: Tìm hiểu một số tác phẩm văn học nước ngoài cùng thể loại.
IV. RÚT KINH NGHIỆM.
CHỦ ĐỀ 7
Ngày soạn: 6/4/2013
Tiết : 35
Bài: Đọc văn NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA PHẦN VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 10 ( Tiếp theo)
 I. MỤC TIÊU.
- Kiến thức: Giúp học sinh hiểu và nắm bắt được các nội dung chính, đặc sắc nghệ thuật và ý nghĩa nối bật của một số nhân vật điển hình trong phần văn học nước ngoài. Thấy được vai trò, ý nghĩa của bộ phận văn học nước ngoài trong chương trình ngữ văn 10 đối với đời sống tinh thần và sự phát triển của văn học dân tộc.
- Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng khái quát, phân tích một vấn đề văn học.
- Thái độ: Bước đầu biết liên hệ so sánh với văn học Việt Nam, trên cơ sở đó có thái độ tiếp thu và tiếp nhận đúng đắn giá trị của các tác phẩm văn học nước ngoài.
II. CHUẨN BỊ.
-Thầy:Chuẩn bị nội dung bài dạy, các phương án tổ chức lớp học.
-Trò:Ôn tập các tác phẩm, đoạn trích văn học nước ngoài.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
-Ổn định tổ chức ( 1 phút). Kiểm tra sĩ số học sinh.
- Kiểm tra bài cũ ( 4 phút): Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh?
TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY
TL
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Mục tiêu cần đạt
40
III. Thơ trung đại Phương Đông 
1. Thơ Đường ( Trung Quốc )
a. Khái quát về triều Đường và thơ Đường
- Triều Đường ( 618 – 907 ) có một vai trò quan trọng và là xã hội phong kiến hưng thịnh nhất, đồng thời cũng là đỉnh cao của văn minh nhân loại.
- Đây cũng là thời kì phục hưng thơ ca mở đường cho sự phát triển rực rỡ với hai hình thức phổ biến là cổ thể và cận thể với những sự cách tân quan trọng.
- Thơ Đường: dùng để chỉ loại cận thể ( gồm luật thi – 8 câu và tuyệt cú ( hay tứ tuyệt ) – 4 câu ) 
- Di sản thơ Đường: khoảng trên năm vạn bài thơ của hơn 2300 nhà thơ, với nhiều đại diện kiệt xuất.
- Đề tài đa dạng, tính hàm súc cao.
- Đọc thơ Đường là phải tìm được các mối quan hệ tạo gợi liên tưởng, chú ý cách thức đồng nhất nhaatscon người với ngoại vật qua các mối quan hệ thống nhất giữa con người với con người, giữa con người với sự vật hiện tượng bên ngoài, giữa sự vật hiện tượng bên ngoài với nhau, qua sự thống nhất giữa cái hữu hạn và cái vô hạn.
b. Một số tác phẩm Thơ Đường:
* Cảm xúc mùa thu ( Thu hứng - Đỗ Phủ )
- Thời gian sáng tác: 766, sau khi loạn An Lộc Sơn kết thúc được 3 năm.
- Hoàn cảnh sáng tác : Nhà Đường tiếp tục trượt dài trên con đường suy thoái.
- Nội dung: 
 + Bốn câu đầu: Miêu tả thiên nhiên mùa thu với phong cảnh núi non mây trời nơi đất khách qua sự cảm nhận của một người tha hương luôn mang cảm giác cô độc.
 + Bốn câu sau: Tâm trạng nhà thơ trước cảnh thu.
* Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng ( Hoàng Hạc lâu tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng – Lí Bạch ):
- Mạnh Hạo Nhiên : là nhà thơ Đường với lối sống ẩn dật, không làm quan; bạn vong niên của Lí Bạch hơn ông 12 tuổi; thơ Mạnh Hạo Nhiên tao nhã, tinh khiết có nhiều ảnh hưởng tới thơ Lí Bạch.
- Nội dung bài thơ: 
+ Hai câu đầu: Không gian và thời gian của buổi tiễn đưa.
+ Hai câu sau: thể hiện cảm xúc không kìm nén được của nhà thơ.
* Lầu Hoàng Hạc ( Hoàng Hạc lâu – Thôi Hiệu )
- Nội dung: Thông qua việc miêu tả cảnh đẹp của lầu Hoàng Hạc, tác giả bộc lộ nỗi niềm thương nhớ quê hương và thể hịên triết lí về sự còn mất trongchu trình vũ trụ.
* Nỗi oán của người phòng khuê ( Khuê oán – Vương Xương Linh )
- Nội dung : Bài thơ kể lại câu chuyện về người thiếu phụ đau khổ khi nhận thức được sai lầm của mình. Bài thơ gắn liền với hiện thực thời đại và là tiếng nói lên án chiến tranh phi nghĩa. 
* Khe chim kêu (Điểu minh giản – Vương Duy )
- Khe chim kêu tiêu biểu cho tài năng của Vương Duy tái hiện cảm xúc của tác giả trong bối cảnh của thiên nhiên tĩnh lạng, với vẻ đẹp thanh bình, qua đó thấy được mối quan hệ tương giao, tương hoà giữa Thiên - Địa – Nhân.
- Củng cố, dặn dò (1 phút): Nắm được một số đặc điểm của các thể loại văn học nước ngoài đã học.
- Bài tập về nhà: Tìm hiểu một số tác phẩm văn học nước ngoài cùng thể loại.
IV. RÚT KINH NGHIỆM.

File đính kèm:

  • docTỰ CHỌN 10.doc