Giáo án chủ đề: Trường mầm non - Tuần 1: Trường mầm non

MỤC TIÊU

CHỦ ĐỀ: TRƯỜNG MẦM NON

1. PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT

- Biết ăn các món ăn thông thường.

- Biết cách lao động tự phục vụ.

- Phối hợp nhịp nhàng chân tay khi đi, trèo.

2. PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC

- Biết tên và địa chỉ của trường.

- Biết tên lớp, tên cô và các bạn.

- Biết các đồ dùng, đồ chơi của trường, của lớp.

- Trẻ biết công việc của các thành viên trong trường.

- Trẻ biết nhận xét, phân loại đồ dùng đồ chơi theo công dụng, hình dạng, chất liệu . . .

- Nhận biết đúng số lượng và chữ số trong phạm vi 3-5, nhận biết đúng hình vuông, chữ nhật, tam giác, biết so sánh kích thước.

 

doc36 trang | Chia sẻ: baobinh26 | Lượt xem: 1025 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án chủ đề: Trường mầm non - Tuần 1: Trường mầm non, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
 tập luyện thể dục thường xuyên sẽ giúp gì cho cho cơ thể mình?
- Ngoài ra con sẽ ăn uống như thế nào cho đủ chất để có sức khỏe tốt?
- Ở trường các con khi ăn nhớ ăn hết phần nhé!
- Các con giỏi quá cô thưởng cho các con 1 trò chơi. 
* Hoạt động 4: TC " Cáo và thỏ"
Cô giải thích: 1 bạn đóng vai cáo nấp 1 góc sân để rình bắt thỏ. Các bạn đóng vai thỏ đi theo nhóm để kiếm ăn nhưng chú ý nghe xem nếu có cáo gầm gừ xuất hiện thì chạy nhanh về nhà thỏ. Thỏ nào chạy chậm sẽ bị cáo bắt.
Luật chơi: Cáo xuất hiện bắt thỏ khi thỏ sắp đến gần hang và chỉ bắt khi thỏ chạy chưa kịp về nhà. Thỏ nào bị bắt sẽ ra ngoài 1 lần chơi. 
+ Cô tổ chức cho cháu chơi 3 lần và nhận xét đổi vai sau mỗi lần chơi.
- Các con vừa chơi trò chơi gì?
* Củng cố: Hôm nay con luyện tập vận động gì?
Nhận xét lớp.
+ Hồi tĩnh: Cho cháu đi nhẹ nhàng.
Nhận xét...
.
	Giáo viên
Bùi Thị Phượng Loan
Thứ tư ngày 21 tháng 8 năm 2013
Lĩnh vực phát triển: NHẬN THỨC
Hoạt động học: Nhận biết đồ dùng, đồ chơi trong trường mầm non.
I- Mục đích yêu cầu:
- Cháu gọi tên, biết đặc điểm, màu sắc hình dạng, chất liệu, công dụng của một số đồ dùng đồ chơi trong trường.
- Cháu so sánh được sự khác nhau giữa các đồ dùng, đồ chơi, cháu mạnh dạn phát biểu đưa ra nhận xét.
- Cháu chú ý tham gia hoạt động. Cháu biết bảo quản đồ dùng đồ chơi.
II- Chuẩn bị: 
Hình ảnh 1 số đồ dùng đồ chơi quen thuộc trong và ngoài lớp, tranh lô tô kèm từ, túi đồ dùng bằng đồ chơi, giấy vẽ chì màu.
CÁCH TIẾN HÀNH
Lưu ý
*Hoạt động 1: 
+ Cho cháu hát “Bé quét nhà”
- Bé đã dùng vật gì để quét nhà?
- Nhà của con có những đồ dùng nào?
- Các con có biết được hết về những đồ dùng này chưa?
Hôm nay cô sẽ cho các con tìm hiểu một số đồ dùng trong gia đình nhé!
*Hoạt động 2: Cho cháu quan sát lần lược từng đồ dùng
+ Cô giơ từng đồ dùng cho cháu quan sát và hỏi 
- Đây là đồ dùng gì? Có màu gì đặc điểm thế nào?
- Đồ dùng này có những phần nào? Được làm từ chất liệu gì? Khi để vào nước đồ dùng này sẽ như thế nào?( cho cháu sờ )
- Khi sử dụng chúng ta sử dụng như thết nào là đúng?
+ Khi cháu quan sát hết cô cho cháu so sánh cái ly với cái ca.
+ Khác nhau:
- Cái ca làm bằng nhựa, cái ly bằng thuỷ tinh nặng hơn cái ca có quay cầm, cái ca có màu xanh, thân ca to hơn ly, cái ca khi để vào nước không bị chìm
+ Giống nhau: cả cái ca và cái ly đều là đồ dùng để uống nước, miệng ly và miệng ca đều có dạng hình tròn thân trụ.
+ Giới thiệu cho cháu xem 01 số tranh về đồ dùng sinh hoạt, tranh tủ gỗ, ghế bàn tivi, quạt bàn
*Hoạt động 3: Luyện tập
+ Cho cháu chơi xem ai chọn nhanh
- Cô phát rổ đồ dùng với tranh lô tô về đồ dùng trong gia đình, cô nói tên đồ dùng nào thì cháu chọn cho đúng tranh đồ dùng đó giơ lên hoặc khi cô nói đến công dụng, hoặc chất liệu là cháu chọn.
+ Cho cháu chơi “ Vận chuyển đồ dùng” cô chia cháu thành 2đội. Mỗi đội có nhiệm vụ lần lượt từng thành viên bật qua rãnh 45 cm để mang đồ dùng về đội của mình. Đội nào được nhiều đồ dùng và không phạm luật là thắng cuộc.
Cho cháu chơi 2-3 lần.
+ Cho cháu chơi “ Chiếc túi kỳ lạ”
- Cô cho cháu đưa tay vào túi sờ vào nói đúng tên đồ dùng mà cháu lấy ra mắt không nhìn vào túi.
*Hoạt động 4: Cho cháu vẽ đồ dùng trong gia đình
- Cô cho cháu vào bàn vẽ
- Hết giờ cô đến nhận xét
* Củng cố: Các con hôm nay tìm hiểu gì?
* Giáo dục: Các con khi sử dụng các đồ dùng ở gia đình thì phải biết cẩn thận với các đồ dùng bằng kim loại, gốm, thủy tinh và lấy cất đồ dùng đúng chổ thường xuyên lau chùi cho chúng được sạch.
Nhận xét: .....
..
Giáo viên 
Bùi Thị Phượng Loan
Thứ năm ngày 22 tháng 8 năm 2013
Lĩnh vực phát triển: NGÔN NGỮ
Hoạt động học: Làm quen chữ cái O, Ô, Ơ
I- Mục đích yêu cầu: 
- Kiến thức: Cháu nhận biết phát âm đúng chữ cái o, ô, ơ, cháu biết được cấu tạo chữ cái o, ô, ơ
- Kĩ năng: Cháu so sánh được điểm giống nhau, khác nhau giữa các chữ o, ô, ơ. Cháu tìm được từ chứa chữ cái qua tranh. Phát triển ngôn ngữ cho cháu.
- Thái độ: Rèn luyện khả năng chú ý ở cháu.Cháu hứng thú tham gia hoạt động.
II- Chuẩn bị: :
- Bài giảng có các hình ảnh kèm từ “kéo co”, “lá cờ”, “cô giáo”, chữ o, ô, ơ rỗng cho cháu sờ.
- Tranh lô tô kèm từ, thẻ chữ rời. Tranh có từ chứa chữ o, ô, ơ in rỗng cho cháu tô màu; bút sáp màu.
CÁCH TIẾN HÀNH
Lưu ý
 Hoạt động 1: Cho cháu hát “ Vui đến trường”
- Các con đến trường có gì vui? Các con học ở trường nào?
- Trong trường con học sắp có ngày hội nào? Các con đã chuẩn bị gì cho lễ hội đến trường rồi? Bây giờ cô sẽ dẫn các con đi xem một số hình ảnh của trường mình nhé!
Khi đi mình đi nối gót nhẹ nhàng và khẽ khi ngồi nhé!.
 Hoạt động 2: Nhận biết và phát âm chữ cái o,ô, ơ
* Chữ O:
+ Cô cho các bạn chơi trò chơi gì đây? Cô đưa tranh bạn đang kéo co. Cô chỉ từ “kéo co” ở dưới bức tranh và cho trẻ đọc từ “ kéo co” Cô ghép các thẻ chữ cái rời rồi cho cháu đếm có mấy chữ cái?
+ Cho cháu đọc lại từ “ kéo co” cô giới thiệu có 2 chữ cái giống nhau là chữ O cho trẻ phát âm cô nói cấu tạo chữ O là 1 nét cong khép kín. Cô phát âm mẫu cho trẻ phát âm. Cho cháu sờ chữ o rỗng và gọi cháu phát âm, nói cấu tạo.
+ Cô nói lại cấu tạo chữ O. Cô giới thiệu chữ o viết thường, chữ O in hoa. 
* Chữ Ô: Cho cháu xem tranh “cô giáo”
Các bước thực hiện như chữ O ( Cô chỉ từ dưới tranh cho cháu đọc từ, cô ghép từ “cô giáo” bằng thẻ chữ rời cho cháu đếm tìm chữ cái đã biết ). Cô giới thiệu chữ ô, cô phát âm và gọi cháu phát âm. Cho cháu sờ chữ ô rỗng để biết cấu tạo chữ ô. Cấu tạo chữ Ô giống như chữ O nhưng chữ Ô có 2 nét xiên nhỏ phía trên tạo thành cái mũ, giới thiệu chữ ô viết thường, Ô in hoa cho trẻ phát âm.
* Chữ Ơ: Xem tranh "Lá cờ"
Quá trình các bước dạy giống như chữ O, Ô
Cho cháu so sánh chữ O với chữ Ô,Ơ
Chữ O là nét cong kín, Chữ Ô, chữ Ơ có dấu phía trên, chữ ô có dấu mũ, chữ Ơ có nét móc nhỏ phía trên.
 Hoạt động 3: Luyện tập
- Trò chơi: Giơ nhanh chữ cái theo hiệu lệnh
Cô phát thẻ chữ rời khi có hiệu lệnh của cô phát âm hoặc nói cấu tạo về chữ cái nào thì cháu tìm và giơ đúng chữ cái đó. 
- Trò chơi “Về đúng trường”. Mỗi cháu chọn cho mình một thẻ chữ cầm trên tay và theo yêu cầu của cô thì sau khi hát hết bài hát thì các cháu sẽ tìm đúng hình ảnh ngôi trường có chữ cái giống với thẻ chữ mà cháu đang cầm. ( cháu chơi 3 lần) 
- Tìm nhanh tranh vẽ kèm từ về trường lớp đồ chơi có chứa chữ o ,ô, ơ.
Cô tổ chức cho cháu chơi và nhận xét.
Hoạt động 4: Tích hợp
Cho cháu tạo nhóm. Các nhóm sẽ thi đua tô màu tranh và chữ o, ô, ơ rỗng theo yêu cầu cô: tô chữ o màu đỏ, tô chữ ô màu xanh, tô chữ ơ màu tím.
Cô quan sát cháu thực hiện và nhận xét nhóm sau khi kết thúc.
* Củng cố: Con làm quen chữ gì?
* Giáo dục: Cháu phát âm đúng chữ cái đã học giúp cho ngôn ngữ cháu phát triển và khả năng giao tiếp.
* Nhận xét lớp
Nhận xét tiết học: ....
.
	Giáo viên
 Bùi Thị Phượng Loan
Thứ sáu ngày 23 tháng 8 năm 2013
Lĩnh vực phát triển: THẨM MỸ
Hoạt động học: Hát “ Em đi mẫu giáo”
I- Mục đích yêu cầu: 
- Kiến thức: Cháu nhớ tên bài, tác giả, hiểu nội dung hát đúng giọng.
- Kĩ năng: Cháu hát và vận động nhịp nhàng
- Thái độ: Cháu hứng thú tham gia hoạt động.
 Cháu thể hiện niềm vui và tình cảm thân thiết với trường lớp, cô, bạn.
II- Chuẩn bị: : Hình ảnh trường mầm non với nhiều hoạt động:. Đàn, máy nghe đĩa, phách gõ, trống lắc. 
CÁCH TIẾN HÀNH
Lưu ý
* Hoạt động 1: Cho cháu chơi “ Em bé” 
- Các con chơi trò chơi gì?
- Em bé nhỏ học ở lớp nào? ( nhà trẻ)
- Các con học lớp nào? Trường nào?
- Ở trường lớp con có gì vui? Bây giờ các con xem cùng cô 1 vài hình ảnh nhé!
Tranh vẽ có nội dung bé đi học có nhiều bạn bè, được cô đón vào lớp. Và đây cũng là nội dung bài hát “ Em đi mẫu giáo” do nhạc sĩ Dương Minh Viên sang tác. Hôm nay cô sẽ dạy các con hát và vận động nhé!
* Hoạt động 2: Dạy hát
+ Cô hát + đàn.
+ Cô hát vận động lần 2 giải thích nội dung bài: Năm học mới các bạn đều náo nức chào đón ngày khai giảng trong niềm vui tươi có nhiều bạn bè.
+ Cô bắt giọng cho cháu hát theo cô.
Cô gọi tổ, nhóm, cá nhân hát.
- Các con vừa hát bài hát nào?
+ Cô giới thiệu vận động múa minh họa cho bài hát.
+ Cô hát và vận động lần 1.
+ Cô giải thích vận động:
- Động tác 1: " Nắng...chúng em". 1 tay thấp 1 tay cao cuộn bên phải sau đó sang trái( đủ 4 nhịp)
- Động tác 2: " Cô giáo khen.. vào trường". Đưa từng bàn tay úp lên trước ngực, sau đó đưa 2 tay cao khỏi đầu xoay 1 vòng.
- Động tác 3: " Em mừng vui hát ca...bao điều hay". Đưa tay vỗ bên trái, phải kết hợp nghiêng đầu.
- Động tác 4: " Bé chăm ngoan..mến yêu". Đưa từng tay ra trước, sau đó đưa tùng tay bắt chéo trước ngực đồng thời lắc nhẹ người.
- Động tác 5: " Trường mẫu giáo chúng em rất vui". 2 tay giơ cao vẫy vẫy đồng thời xoay 1 vòng. 
+ Cô cho cháu hát và vận động
Gọi tổ nhóm. Cô mời cháu khá vận động lại.
Các con vận động bài hát nào?
* Hoạt động 3: Nghe hát
Cô hát tặng các con bài “ Cô giáo” là sáng tác của nhạc sĩ Nguyễn Ngọc Thiện.
Cô hát lần 1 
Cô bật máy cho cháu nghe cho cháu cùng minh họa
Các con vừa nghe bài gì? Ai sáng tác?
* Hoạt động 4: Trò chơi âm nhạc: Ai nhanh nhất
Cô giải thích: Cô đặt số ghế ít hơn số bạn chơi các con khi đi xung quanh hát đến khi kết thúc bài hát thì các con ngồi nhanh vào ghế, ai không tìm được ghế là ra ngoài 1 lần chơi. Ai nhanh tìm được ghế trước là giỏi.
Cho cháu chơi thử
Tổ chức cho cháu chơi 3- 4 lần. Nhận xét sau mỗi lần chơi.
- Các con vừa chơi trò chơi có tên là gì?
* Giáo dục: Cháu đến lớp học ngoan vâng lời cô hòa đồng cùng bạn nhé!
Nhận xét lớp:
Nhận xét tiết dạy: 
.
Duyệt của Tổ CM Giáo viên 
 Bùi Thị Phượng Loan
ĐÓNG CHỦ ĐỀ NHÁNH
CHỦ ĐỀ: TRƯỜNG MẦM NON
 Đàm thoại với trẻ về những nội dung có liên quan đến chủ đề:
- Cô mời trẻ kể tên trường, địa chỉ, các khu vực trong trường, lớp học, các loại đồ chơi trong trường, lớp mà trẻ biết. Trẻ thích chơi đồ chơi nào ? Vì sao ?
- Cho trẻ kể về đặc điểm trường cháu học, các qui định ở trường. 
- Cho trẻ đọc thơ biểu diễn văn nghệ, hát múa, kể chuyện các bài hát có liên quan đến chủ đề: Trường chúng cháu đây là trường mầm non, Bài ca đi học, Vui đến trường.
.
 	 Giáo viên
 	 Bùi Thị Phượng Loan

File đính kèm:

  • docTUẦN 1- TRƯỜNG MN.doc