Giáo án Đại số & Giải tích 11 Tiết 23 - Trần Sĩ Tùng
Kiến thức:
- Nắm được hai qui tắc đếm cơ bản: qui tắc cộng và qui tắc nhân.
Kĩ năng:
- Tính chính xác số phần tử của tập hợp mà được sắp xếp theo qui luật nào đó.
- Biết áp dụng hai qui tắc đếm vào giải toán: khi nào dùng qui tắc cộng, khi nào dùng qui tắc nhân.
Thái độ:
- Tư duy các vấn đề của toán học một cách lôgic và hệ thống.
Ngày soạn: 20/09/2008 Chương II: TỔ HỢP – XÁC SUẤT Tiết dạy: 23 Bàøi 1: QUI TẮC ĐẾM (tt) I. MỤC TIÊU: Kiến thức: Nắm được hai qui tắc đếm cơ bản: qui tắc cộng và qui tắc nhân. Kĩ năng: Tính chính xác số phần tử của tập hợp mà được sắp xếp theo qui luật nào đó. Biết áp dụng hai qui tắc đếm vào giải toán: khi nào dùng qui tắc cộng, khi nào dùng qui tắc nhân. Thái độ: Tư duy các vấn đề của toán học một cách lôgic và hệ thống. II. CHUẨN BỊ: Giáo viên: Giáo án. Hình vẽ minh hoạ. Học sinh: SGK, vở ghi. Ôn tập một số kiến thức về tập hợp đã học. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: (3') H. Nêu qui tắc cộng? Đ. AÇB = Ỉ Þ n(ẰB) = n(A) + n(B). 3. Giảng bài mới: TL Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh Nội dung Hoạt động 1: Tìm hiểu qui tắc nhân 10' · GV hướng dẫn HS thực hiện VD. Từ đó rút ra qui tắc nhân. VD1: Bạn Hoàng có hai áo khác nhau và ba quần khác nhau. Hỏi Hoàng có bao nhiêu cách chọn một bộ quần áo? H1. Có bao nhiêu cách chọn áo? H2. Với mỗi áo đã chọn, có bao nhiêu cách chọn quần? Đ1. Có 2 cách chọn áo. Đ2. Với mỗi áo đã chọn, có 3 cách chọn quần. Þ Có 2.3 = 6 cách chọn bộ quần áo. II. Qui tắc nhân Một công việc được hoàn thành bởi hai hành động liên tiếp. Nếu có m cách thực hiện hành động thứ nhất và ứng với mỗi cách đó có n cách thực hiện hành động thứ hai thì có m.n cách hoàn thành công việc đó. Chú ý: Qui tắc nhân có thể mở rộng cho nhiều hành động liên tiếp. Hoạt động 2: Luyện tập sử dụng qui tắc nhân 10' H1. Để đi từ A đến C có bao nhiêu hành động? H2. Để lập số điện thoại 6 chữ số có bao nhiêu hành động? H3. Mỗi hành động có bao nhiêu cách thực hiện? Đ1. Hai hành động: – HĐ1: Đi từ A đến B. – HĐ2: Đi từ B đến C. Đ2. Có 6 hành động: chọn từ số đầu tiên đến số thứ sáu. Đ3. Mỗi hành động có 10 cách Þ có 106 cách chọn. VD2: Từ thành phố A đến thành phố B có 3 con đường, từ B đến C có 4 con đường. Hỏi có bao nhiêu cách đi từ A đến C, qua B? VD3: Có bao nhiêu số điện thoại gồm: a) Sáu chữ số bất kì. b) Sáu chữ số lẻ. Hoạt động 3: Luyện tập sử dụng qui tắc đếm 15' · Hướng dẫn HS cách đếm. H1. Để lập số tự nhiên đó, cần bao nhiêu hành động? H2. Nêu số cách thực hiện cho mỗi hành động? H3. Có bao nhiêu loại số tự nhiên bé hơn 100? H4. Để lập số có hai chữ số cần bao nhiêu hành động? H5. Có bao nhiêu cách đi từ A ® B, B ® C, C ® D ? Đ1. a) Một hành động. b) Hai hành động. c) Hai hành động. Đ2. a) Có 4 cách. b) HĐ1: 4 cách HĐ2: 4 cách c) HĐ1: 4 cách HĐ2: 3 cách Đ3. Hai loại: một chữ số và hai chữ số. Đ4. Hai hành động. HĐ1: có 6 cách HĐ2: có 6 cách. Đ5. A ® B: 4 cách B ® C: 2 cách C ® D: 3 cách Þ có 4.2.3 = 24 cách BT1: Từ các chữ số 1, 2, 3, 4 có thể lập được bao nhiêu số tự nhiên gồm: a) Một chữ số. b) Hai chữ số. c) Hai chữ số khác nhau. BT2: Từ các chữ số 1, 2, 3, 4, 5, 6 có thể lập được bao nhiêu số tự nhiên bé hơn 100? BT3: Các thành phố A, B, C, D được nối với nhau bởi các con đường như hình vẽ. Hỏi có bao nhiêu cách đi từ A đến D mà qua B và C chỉ một lần? Hoạt động 4: Củng cố 5' · Nhấn mạnh: – Phân biệt qui tắc cộng và qui tắc nhân. – Cách sử dụng các qui tắc. 4. BÀI TẬP VỀ NHÀ: Làm các bài tập còn lại. Đọc trước bài "Hoán vị – Chỉnh hợp – Tổ hợp". IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:
File đính kèm:
- dai11cb23.doc