Giáo án Đại số Lớp 6 - Tiết 27: Phân tích một số ra thừa số nguyên tố - Vũ Đức Cảnh
I- MỤC TIÊU:
* Kiến thức: HS hiểu được thế nào là phân tích một số ra thừa số nguyên tố
* Kỹ năng: HS biết phân tích một số ra thừa số nguyên tố trong các trường hợp đơn giản, biết dùng luỹ thừa để viết gọn dạng phân tích
HS biết vận dụng các dấu hiệu chia hết đã học để phân tích một số ra thừa số nguyên tố một cách linh hoạt.
II- CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
* GV: Máy tính, màn chiếu, máy chiếu projector.
* HS: Dụng cụ học tập.
Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết 27 Phân tích một số ra thừa số nguyên tố I- Mục tiêu: * Kiến thức: HS hiểu được thế nào là phân tích một số ra thừa số nguyên tố * Kỹ năng: HS biết phân tích một số ra thừa số nguyên tố trong các trường hợp đơn giản, biết dùng luỹ thừa để viết gọn dạng phân tích HS biết vận dụng các dấu hiệu chia hết đã học để phân tích một số ra thừa số nguyên tố một cách linh hoạt. II- Chuẩn bị của GV và HS * GV: Máy tính, màn chiếu, máy chiếu projector. * HS: Dụng cụ học tập. III- Các hoạt động dạy học Hoạt động của GV Hoạt động của HS A. Kiểm tra : GV nêu yêu cầu đề bài lên màn hình. Sau khi học sinh làm xong yêu cầu lấy ví dụ về số nguyên tố và hợp số. HS lên bảng làm bài HS lấy đung ví dụ về các loại số. HS giải thích đúng được tính đúng sai của các mệnh đề. B. Bài giảng; hoạt động 1: tiếp cận khái niệm phân tích một số ra thừa sô nguyên tố. Gv cho học sinh quan sát bảng 1. Các nhóm học sinh làm theo yêu cầu. GV đưa lên màn hình bảng 2, yêu cầu học sinh phân nhóm. GV công bố kết quả ( đưa lên màn hình bảng 3) GV: Em hãy viết lại các kết quả ở nhóm A theo cách viết ở nhóm B. GV: Công bố kết quả chuyển (bảng 4). GV đưa nội dung bảng 5: Đặc điểm của việc phân tích này? GV: Vây em hiểu thế nào là phân tích một số ra thừa số nguyên tố? GV nhắc lại nội dung này trên màn hình, yêu cầu học sinh học thuộc. Luyện tập: Đưa đề bài (bảng 6) lên màn hình: Hai bạn cùng bàn làm mỗi người một cột 3 số. GV thông báo kết quả, nhận xét, dẫn dắt đi đến chú ý. GV đưa bảng 6, dẫn dắt HS nhận xét. GV đưa ra bảng 8: Hướng dẫn học sinh ghi lại kết quả phân tích theo cột. Chuyển sang hoạt động 2: HS hoạt động theo nhóm HS nêu được đặc điểm khác nhau: -Nhóm A: các thừa số của tích là các số tự nhiên, có thể là số nguyên tố, có thể là hợp số. -Nhóm B: Các thừa số của tích đều là số nguyên tố. HS thực hiện. HS làm . HS trả lời: Các thừa số của tích đều là số nguyên tố. Hs trả lời. HS làm tại chỗ, sau đó báo cáo kết quả. hoạt động 2: 2. Cách phân tích một số ra thừa số nguyên tố -GV: hướng dẫn HS cách phân tích theo cột dọc + Vận dụng các dấu hiệu chia hết cho 2,3,5 đã học. Xét tính chia hết của số cần phân tích cho các số nguyên tố từ nhỏ đến lớn 2;3;5;7;11 + các số nguyên tố được viết theo giá trị ở bên phải cột, các thương được viết bên trái cột - GV: Hướng dẫn HS viết gọn tích bằng luỹ thừa (?) các em có nhận xét gì về kết quả phân tích trên với kết quả phân tích ở các trường hợp trong phần 1? - Làm ?1 SGK /50 Phân tích các số 420 ra thừa số nguyên tố GV cho 1 HS lên bảng làm bài và kiểm tra bài làm của một số HS dưới lớp HS phân tích theo sự hướng dẫn của GV 300 2 150 2 75 3 25 5 5 5 1 300=22.3.52 HS : các kết quả đều giống nhau HS : Đọc phần nhận xét( SGK/ 50) HS làm ra giấy nháp 420 2 210 2 105 3 35 5 7 7 1 Vậy 420=22.3.5.7 3. Bài tập (?) phân tích một số tự nhiên lớn hơn 1 ra thừa số nguyên tố là gì? *Làm một số phần của bài 125(SGK/20) - GV cho cả lớp làm bài khoảng 2 phút, sau đó cho 3 HS lên bảng làm bài (mỗi em làm 2 câu ) - GV nhận xét đánh giá kết quả * Làm bài 126 (SGK/50) - GV đưa ra bảng phụ ghi sẵn bài 126, cho HS hoạt động nhóm HS: trả lời HS lên bảng phân tích theo cột dọc a)60=22.3.5 d)1035=32.5.23 b)84=23.3.7 e)400=24.52 c)285=3.5.19 g)1000000=26.56 HS đọc và suy tìm lời giải theo nhóm C. Hướng dẫn về nhà ( 2 phút) - Học bài theo SGK , làm bài 127,128,129(SGK) và 166(SBT)
File đính kèm:
- giao_an_dai_so_lop_6_tiet_27_phan_tich_mot_so_ra_thua_so_ngu.doc