Giáo án dự thi Sinh học 11 cơ bản tiết 45 bài 42: Sinh sản hữu tính ở thực vật

TIẾT 45- Bài 42: SINH SẢN HỮU TÍNH Ở THỰC VẬT

I. MỤC TIÊU: Khi học xong bài học sinh đạt được:

1. Kiến thức:

Mức chuẩn:

- Phân biệt được sinh sản vô tính và hữu tính ở thực vật.

- Nhận biết được sinh sản hữu tính ở thực vật có hoa gồm các giai đoạn: Hình thành hạt phấn (hoặc túi phôi), thụ phấn, thụ tinh, tạo quả và hạt.

Mức trên chuẩn:

Mức 1 *:

- Nêu các đặc trưng , ưu điểm của sinh sản hữu tính.

- Nhận biết các dấu hiệu đặc trưng về quá trình chín ở quả.

 

doc9 trang | Chia sẻ: gaobeo18 | Lượt xem: 1431 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án dự thi Sinh học 11 cơ bản tiết 45 bài 42: Sinh sản hữu tính ở thực vật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
 được:
1. Kiến thức:
Mức chuẩn:
- Phân biệt được sinh sản vô tính và hữu tính ở thực vật.
- Nhận biết được sinh sản hữu tính ở thực vật có hoa gồm các giai đoạn: Hình thành hạt phấn (hoặc túi phôi), thụ phấn, thụ tinh, tạo quả và hạt.
Mức trên chuẩn:
Mức 1 *:
- Nêu các đặc trưng , ưu điểm của sinh sản hữu tính.
- Nhận biết các dấu hiệu đặc trưng về quá trình chín ở quả.
Mức 2 **:
- Giải thích được lí do hoa là cơ quan sinh sản hữu tính ở thực vật có hoa.
- Mô tả được quá trình hình thành hạt phấn, túi phôi, hạt và quả.
- Mô tả được sự thụ tinh kép và thấy được ý nghĩa của hiện tượng thụ tinh kép.
Mức 3***:
- Phân biệt các loại hạt, quả.
2. Kĩ năng:
- Quan sát và phân tích hình ảnh.
- Hoạt động nhóm.
3.Thái độ:
- Ý thức được vai trò của sinh sản hữu tính từ đó biết bảo vệ nguồn giống cây trồng.
II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- Hỏi đáp- tìm tòi
- Hoạt động nhóm
III. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- Giáo án điện tử
- Máy vi tính, máy chiếu
- 1 số mẫu vật: hoa dâm bụt, quả sơri, quả dừa đang mọc cây con..
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định ( 1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ ( 3 phút- Slide 1)
- Khái niệm sinh sản vô tính, ý nghĩa sinh sản vô tính ở thực vật?
Câu hỏi phụ: Cơ sở tế bào học của sinh sản vô tính. Nhận xét về đặc điểm di truyền của những cây được tạo ra bằng sinh sản vô tính?
3. Bài mới (38 phút)
Đặt vấn đề: Dựa vào nội dung kiểm tra bài cũ (slide 2):
Giáo viên đưa mẫu vật : cây dừa mọc từ quả dừa: Vậy hình thức sinh sản của cây dừa có phải là sinh sản vô tính không? 
Bài hôm nay chúng ta nghiên cứu tiếp một hình thức sinh sản nữa ở thực vật: sinh sản hữu tính. (slide 3)
HOẠT ĐỘNG 1: TÌM HIỂU KHÁI NIỆM
SINH SẢN HỮU TÍNH Ở THỰC VẬT ( 10 PHÚT)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
Slide 4:Yêu cầu học sinh quan sát, lắng nghe , trả lời câu hỏi:
- Đây là chu trình sống của cây từ giai đoạn hạt→cây con→ra hoa →thụ tinh →tạo quả( quả chứa hạt).
Hình thành cơ thể mới bằng phương pháp này gọi là sinh sản hữu tính.
-Vậy sinh sản hữu tính là gì? slide 5:(nội dung)
Slide 6:Yêu cầu học sinh quan sát và nhận xét: 
*- So sánh bộ NST lưỡng bội trong tế bào cơ thể con với bộ NST lưỡng bội trong tế bào cơ thể bố mẹ?
*- Tại sao bộ NST của tế bào cơ thể con lại giống bộ NST của tế bào cơ thể bố mẹ về số lượng?
*- Tại sao bộ NST của tế bào cơ thể con lại khác bộ NST của tế bào cơ thể bố mẹ về cấu trúc di truyền?
*-Rút ra đặc trưng của sinh sản hữu tính
Slide 7:(nội dung)
Slide 8:Yêu cầu học sinh quan sát hiện tượng và trả lời câu hỏi: 
*- Ưu điểm của sinh sản hữu tính 
Slide 9:(nội dung)
Học sinh quan sát suy nghĩ, và yêu cầu nêu được:
- Là hình thức sinh sản có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái thông qua thụ tinh tạo nên hợp tử. Hợp tử phát triển thành cơ thể mới.
- Giống với bố mẹ về số lượng, khác về cấu trúc di truyền.
- Nhờ cơ chế giảm phân hình thành giao tử, thụ tinh hình thành hợp tử,nguyên phân từ hợp tử thành cơ thể mới.
- Qua giảm phân từ 2 cơ thể bố mẹ hình thành nên nhiều loại giao tử khác nhau, qua thụ tinh các giao tử được tổ hợp→ tạo sự đa dạng về vật chất di truyền.
- Gắn liền với quá trình giảm phân tạo giao tử.
- Có quá trình hình thành hợp tử nhờ cơ chế thụ tinh.
- Có sự trao đổi tái tổ hợp vật chất di truyền của bố mẹ.
- Tăng khả năng thích nghi của thế hệ sau đối với môi trường sống luôn biến đổi.
- Tạo sự đa dạng di truyền cung cấp nguồn vật liệu phong phú cho chọn lọc tự nhiên và tiến hoá.
HOẠT ĐỘNG 2: TÌM HIỂU CẤU TẠO CỦA HOA ( 3 PHÚT)
GV đặt vấn đề: Sinh sản hữu tính cũng có ở hầu hết các nhóm thực vật, trong đó điển hình là thực vật có hoa.Tại sao nói hoa là cơ quan sinh sản hữu tính ở thực vật có hoa chúng ta cùng tìm hiểu mục tiếp theo.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
Yêu cầu 1 học sinh mô tả cấu tạo của hoa dựa trên mẫu vật.
slide 10:(nội dung)
- Phân biệt hoa đơn tính và hoa lưỡng tính?
**- Tại sao nói hoa là cơ quan sinh sản hữu tính ở thực vật có hoa?
- Dựa vào mẫu vật và kiến thức đã học ở lớp 6 để trình bày. Yêu cầu nêu được:
- Bộ nhị: Bao phấn, chỉ nhị.
- Bộ nhuỵ: bầu nhuỵ, vòi nhuỵ, đầu nhuỵ.
- Lá đài, tràng hoa, đế hoa. 
- Hoa đơn tính: chứa bộ phân sinh sản đực hoặc cái.
- Hoa lưỡng tính: chứa cả bộ phận sinh sản đực và cái.
- Chứa bộ nhuỵ và nhị: là nơi sản sinh ra các giao tử đực và cái.
HOẠT ĐỘNG 3: TÌM HIỂU QUÁ TRÌNH SINH SẢN HỮU TÍNH Ở THỰC VẬT CÓ HOA( 25 PHÚT)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
Slide 11: Yêu cầu học sinh quan sát hình và trả lời câu hỏi:
- Sinh sản hữu tính ở thực vật có hoa bao gồm những giai đoạn nào?
** Slide 12- 13 :- Yêu cầu học sinh nghiên cứu, thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập ( 3 phút).
- GV yêu cầu đại diện 1 nhóm lên trình bày kết quả quá trình hình thành hạt phấn, 1 nhóm trình bày quá trình hình thành túi phôi.Các nhóm khác nhận xét bổ sung sau đó giáo viên nhận xét và rút ra đáp án.
Slide 14:(nội dung)
**- Hạt phấn có phải là giao tử đực không?
**- Điểm tương đồng của 2 quá trình này?
Sau khi hạt phấn và túi phôi được hình thành thì đến giai đoạn thụ phấn.
- Yêu cầu học sinh nhớ lại kiến thức đã học ở lớp 6 để nêu khái niệm thụ phấn.
Slide 15:( nội dung)
- Các hình thức thụ phấn
- Hình thức thụ phấn nào ưu việt hơn? 
-Quá trình thụ phấn xảy ra nhờ tác nhân nào?
Sau khi thụ phấn, hạt phấn nảy mầm sẽ xảy ra quá trình thụ tinh.
- Yêu cầu học sinh nhớ lại kiến thức đã học ở lớp 6 để nêu khái niệm thụ tinh.
Slide 16:(nội dung)
** Slide 17: Yêu cầu học sinh quan sát đoạn phim thụ tinh ở thực vật có hoa (hạt kín) .Thụ tinh kép là gì? Slide 17:(nội dung)
**- Ý nghĩa của thụ tinh kép?
** Slide 18: Câu hỏi thảo luận:Trong trường hợp ruộng trồng lúa ở gần ruộng trồng ngô, hạt phấn của cây ngô rơi lên đầu nhuỵ của hoa lúa thì có xảy ra thụ phấn và thụ tinh không?
Yêu cầu học sinh quan sát mẫu vật, quan sát phim cho biết: Hạt và quả được hình thành từ đâu?Slide 19:(nội dung)
*** Slide 20: -Dựa vào nội nhũ chia hạt làm mấy loại?
***- Vậy hạt không có nội nhũ chất dinh dưỡng dự trữ ở đâu?
*** Slide 21: - Thế nào là quả đơn tính?
Con người có thể dùng các hooc môn ngoại sinh (Auxin, giberilin..) ở nồng độ thích hợp lên bầu nhuỵ để kích thích bầu phát triển thành quả không hạt.
***- Có phải quả nào không có hạt cũng là quả đơn tính không? Vì sao?
 Slide 22: - Đưa mẫu quả xanh và quả chín cho HS quan sát, so sánh về màu sắc, độ cứng, hương thơm, vị.
- Qủa chín do đâu? 
- Qủa có vai trò như thế nào đối với thực vật và đối với con người?
Học sinh quan sát suy nghĩ, và yêu cầu nêu được:
- Sinh sản hữu tính ở thực vật có hoa gồm các giai đoạn: hình thành hạt phấn ( hoặc túi phôi), thụ phấn, thụ tinh, tạo quả và hạt.
- Học sinh nghiên cứu, thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập. 
- Học sinh lên báo cáo, các nhóm nhận xét bổ sung.
- Trong hạt phấn có 2 tế bào, 1 tế bào có chức năng sinh sản, 1 tế bào có chức năng sinh dưỡng=> vì vậy hạt phấn được gọi là thể giao tử.
- Đều xảy ra quá trình giảm phân 1 lần rồi sau đó tiến hành nguyên phân.
Học sinh suy nghĩ, và yêu cầu nêu được:
- Thụ phấn là hiện tượng hạt phấn tiếp xúc với đầu nhuỵ.
- Tự thụ phấn và thụ phấn chéo.
- Thụ phấn chéo. Vì thế hệ sau kết hợp được các đặc tính tốt của bố mẹ, có khả năng thích nghi tốt hơn với môi trường sống.
- Nhờ gió, nước, côn trùng, con người.
- Là sự hợp nhất của nhân giao tử đực với nhân của tế bào trứng trong túi phôi để hình thành nên hợp tử 2n, khởi đầu của cá thể mới.
Học sinh quan sát và nêu được: 
- Đồng thời xảy ra 2 quá trình:
+ 1 tinh tử kết hợp với 1 noãn cầu tạo hợp tử 2n phát triển thành phôi.
+ 1 tinh tử kết hợp với nhân cực tạo nhân tam bội phát triển thành nội nhũ.
- Tạo nội nhũ cung cấp chất dinh dưỡng cho phôi phát triển đến khi thành cây con.
- Học sinh thảo luận và yêu cầu nêu được: sự thụ tinh không thể xảy ra vì 2 loài khác nhau không có sự tương hợp về vật chất di truyền.
- Noãn đã thụ tinh phát triển thành hạt.
- Quả do bầu nhuỵ phát triển thành.
- 2 loại : 
+ Hạt có nội nhũ (TV 1 lá mầm).
+ Hạt không có nội nhũ ( TV 2 lá mầm).
-Chất dinh dưỡng của nội nhũ được chuyển hết vào 2 lá mầm trước khi hạt kết thúc sinh trưởng. Kết quả là hạt trưởng thành không có nội nhũ.
- Là quả không có thụ tinh noãn, tức là không có hạt.
- Không.Vì có những quả hạt được hình thành nhưng có thể bị thoái hóa.
- Qủa xanh có vỏ màu xanh, cứng và chua. Qủa chín màu vàng, mềm hơn, thơm hơn và có vị ngọt.
- Do quá trình biến đổi sinh lý, hóa sinh.
+ Đối với thực vật: Bảo vệ hạt, giúp hạt phát tán, đảm bảo duy trì nòi giống.
 + Đối với con người: Cung cấp dinh dưỡng cần thiết ( vitamin, khoáng chất đường) và là nguồn dược liệu quý.
4.Củng cố: (2 phút) slide 23,24,25
Câu 1: Hình thức tạo cơ thể mới do sự kết hợp của giao tử đực và giao tử cái thông qua sự thụ tinh được gọi là
sinh sản vô tính.	B.sinh sản sinh dưỡng tự nhiên.
C. sinh sản sinh dưỡng nhân tạo.	D.sinh sản hữu tính.
Câu 2: Ở thực vật có hoa cả 2 giao tử đực đều tham gia vào thụ tinh nên gọi là
thụ tinh đơn	.	B.thụ tinh kép.
C. tụ thụ phấn.	D.thụ phấn chéo.
Câu 3:Sau khi thụ tinh noãn biến đổi thành
quả.	B.hạt	.	C. phôi.	D.đài.
5. Dặn dò: (1 phút) slide 26- 27
Phân biệt sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính ở thực vật
Điểm phân biệt
Sinh sản vô tính
Sinh sản hữu tính
Khái niệm
Cơ sở tế bào học
Đặc điểm di truyền
Ý nghĩa
- Chuẩn bị cho bài thực hành ( theo nhóm):
+ đất ẩm, mùn, cành bưởi (xoài), hoa mười giờ, lá bỏng ( hoa đá), đoạn mía
+ dây ni lông
SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI LỚP: 
TRƯỜNG THPT NGÔ QUYỀN NHÓM:
PHIẾU HỌC TẬP
TÌM HIỂU QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH HẠT PHẤN VÀ TÚI PHÔI
Học sinh thảo luận nhóm, nghiên cứu SGK sinh học 11 cơ bản H 42.1 trang 164 hoàn thành sơ đồ sau ( thời gian 3 phút).
SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI LỚP: 
TRƯỜNG THPT NGÔ QUYỀN NHÓM:
ĐÁP ÁN PHIẾU HỌC TẬP
TÌM HIỂU QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH HẠT PHẤN VÀ TÚI PHÔI
BAO PHẤN
NOÃN
1 TẾ BÀO SINH NOÃN
1 TẾ BÀO SINH HẠT PHẤN
GIẢM PHÂN
GIẢM PHÂN
4 TẾ BÀO (n)
4 TẾ BÀO (n)
NGUYÊN PHÂN
NGUYÊN PHÂN
Nhân sinh dưỡng
Nhân sinh sản 
Nhân cực
2n
Trứng
TB kèm
TB
 đối cực

File đính kèm:

  • docbai 42.doc