Giáo án Giáo dục công dân lớp 10 - Nguyễn Thị Niêm - Tiết 1 - Bài 1: Thế Giới Quan Duy Vật Và Phương Pháp Luận Biện Chứng(2 Tiết)

I_ Mục tiêu:

 Giúp học sinh hiểu được:

 1/ Về kiến thức:

 - Nhận biết được mối quan hệ giữa triết học và các môn khoa học cụ thể.

- Giúp học sinh hiểu được thế giới quan là gì, phương pháp luận là gì?

- Nội dung thế giới quan duy vật và thế giới quan duy tâm ;phân biệt hai kiểu thế giới quan này.

2/ Về thái độ:

- Định hướng cho học sinh rèn luyện thế giới quan duy vật.

- Có ý thức trau dồi và học tập bộ môn triết học.

3/ Về kỹ năng:

- Nhận xét đánh giá được một số biểu hiện của quan điểm duy vật hoặc duy tâm trong cuộc sống hằng ngày.

- Vận dụng để nhận biết một số các quan điểm, quan niệm trong cuộc sống.

II_ Nội dung:

- Triết học, vai trò của triết học.

- Sự khác nhau giữa thế giới quan duy vật và thế giới quan duy tâm.

- Chứng minh thế giới quan duy vật là khoa học.

III_ Tài liệu và phương tiện:

Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách thiết kế bài giảng, ca dao tục ngữ.

IV_ Tiến trình dạy học:

 1/ Kiểm tra bài cũ: không kiểm tra

 2/ Giới thiệu bài mới:

 

doc3 trang | Chia sẻ: hongmo88 | Lượt xem: 10930 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân lớp 10 - Nguyễn Thị Niêm - Tiết 1 - Bài 1: Thế Giới Quan Duy Vật Và Phương Pháp Luận Biện Chứng(2 Tiết), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Phần thứ nhất:
CÔNG DÂN VỚI VIỆC HÌNH THÀNH THẾ GIỚI QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN KHOA HỌC
Ngày soạn: 25/7/2010.
Tiết 1
Bài 1: THẾ GIỚI QUAN DUY VẬT VÀ
PHƯƠNG PHÁP LUẬN BIỆN CHỨNG(2 tiết)
I_ Mục tiêu:
 Giúp học sinh hiểu được:
 1/ Về kiến thức:
 - Nhận biết được mối quan hệ giữa triết học và các môn khoa học cụ thể.
Giúp học sinh hiểu được thế giới quan là gì, phương pháp luận là gì?
Nội dung thế giới quan duy vật và thế giới quan duy tâm ;phân biệt hai kiểu thế giới quan này.
2/ Về thái độ:
Định hướng cho học sinh rèn luyện thế giới quan duy vật.
Có ý thức trau dồi và học tập bộ môn triết học.
3/ Về kỹ năng:
Nhận xét đánh giá được một số biểu hiện của quan điểm duy vật hoặc duy tâm trong cuộc sống hằng ngày.
 Vận dụng để nhận biết một số các quan điểm, quan niệm trong cuộc sống.
II_ Nội dung:
Triết học, vai trò của triết học.
Sự khác nhau giữa thế giới quan duy vật và thế giới quan duy tâm.
Chứng minh thế giới quan duy vật là khoa học.
III_ Tài liệu và phương tiện:
Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách thiết kế bài giảng, ca dao tục ngữ.
IV_ Tiến trình dạy học:
 1/ Kiểm tra bài cũ: không kiểm tra
 2/ Giới thiệu bài mới:
Trong hoạt động thực tiễn và nhận thức, chúng ta cần có thế giới quan khoa học và phương pháp luận khoa học hướng dẫn. Thế giới quan và phương pháp luận nào là khoa học, chúng ta sẽ tìm hiểu qua bài 1 “Thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng”.
 3/ Dạy bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung chính
Hoạt động 1: vai trò thế giới quan, phương pháp luận của triết học.
Gv phát vấn:
- Các em học những môn học nào? Các khoa học đó nghiên cứu vấn đề gì?
- Hs phát biểu ý kiến.
- Gv bổ sung: + Toán: nghiên cứu số, đại lượng
 + Sử: nghiên cứu lịch sử loài người, lịch sử của một quốc gia, dân tộc
 + Văn: nghiên cứu các tác phẩm văn học, cách hành văn
 → mỗi ngành KH đều có đối tượng nghiên cứu riêng.
Gv hỏi: vậy đối tượng nghiên cứu của triết học là gì?
- Điểm giống và khác nhau về đối tượng nghiên cứu giữa triết học và các môn khoa học cụ thể?
Cả lớp suy nghĩ và phát biểu.
Gv nhận xét, chốt ý: →
Lưu ý: Triết học và các môn khoa học cụ thể:
- Giống: đều có đối tượng nghiên cứu riêng.
- Khác: 
Triết học
KH cụ thể
Những quy luật
Chung nhất về sự vận động, phát triển của tự nhiên, tư duy và xã hội.
Riêng biệt, cụ thể
Ví dụ
Quy luật mâu thuẫn
Toán: con số, định lí.
Gv hỏi: Triết học có vai trò như thế nào?
Hs trả lời
Gv chốt ý →
Hoạt động 2: phân biệt thế giới quan duy tâm và thế giới quan duy vật.
Gv: phát vấn HS để tìm hiểu khái niệm thế giới quan.
Thế giới quan theo nghĩa thông thường làgì?
Thế giới quan theo quan niệm triết học?
Hs trả lời → Gv rút ra kết luận →
 Gv đặt vấn đề: con người từ khi xuất hiện, luôn muốn tìm hiểu: thế giới quanh ta là gì? Có nguồn gốc từ đâu? Hình thành như thế nào? Con người có nhận thức được thế giới không? Nhìn chung, những câu hỏi đó đều liên quan đến mối quan hệ giữa vật chất và ý thức. Đó cũng là vấn đề cơ bản của triết học.
- Triết học có mấy vấn đề cơ bản? →
(Gv chú ý giải thích vật chất là gì? Yù thức là gì?)
→ Từ việc giải quyết vấn đề thứ nhất người ta chia thành hai loại thế giới quan: duy vật và duy tâm.
Gv: thế nào là thế giới quan duy vật, thế nào là thế giới quan duy tâm?
Gv: yêu cầu Hs nêu ra một số quan niệm về sự hình thành nên giới tự nhiên và con người.(HS làm việc theo tổ và báo cáo kết quả đạt được).
VD: - Sơn Tinh, Thủy Tinh. → duy tâm
 - Con người tiến hóa từ vượn cổ→ duy vật
- Chúa tạo ra vạn vật và con người. → duy tâm
- nước bốc hơi tạo thành mưa→ duy vật
Gv: phân tích và xác định cho HS quan niệm nào ở trên thể hiện thế giới quan duy vật, quan niệm nào thể hiện thế giới quan duy tâm.
Gv: thế giới quan nào là khoa học và chính xác? Vì sao? → thế giới quan duy vật 
Gv tổng kết: thế giới quan có vai trò hết sức quan trọng trong việc đđịnh hướng hoạt đđộng của con người. Vì vậy cần phải rèn luyện cho mình một thế giới quan khoa học. Đó là thế giới quan duy vật.
1. Thế giới quan và phương pháp luận:
a/ Vai trò thế giới quan, phương pháp luận của triết học:
- Triết học là hệ thống các quan điểm, lý luận chung nhất về thế giới và vị trí của con người trong thế giới đó.
- Triết học đóng vai trò là thế giới quan, phương pháp luận chung cho mọi hoạt động nhận thức và họat động thực tiễn của con người.
b/ Thế giới quan duy vật và thế giới quan duy tâm:
- Thế giới quan: toàn bộ quan điểm, niềm tin định hướng hoạt động của con người trong cuộc sống.
- 2 vấn đề cơ bản của triết học:
+ mối quan hệ giữa vật chất và ý thức.
+ Khả năng nhận thức TGKQ của con người.
- Thế giới quan duy vật: vật chất là cái có trước, quyết định ý thức. Thế giới vật chất tồn tại khách quan, độc lập với ý thức con người, không do ai sáng tạo và không ai có thể tiêu diệt được.
- Thế giới quan duy tâm: ý thức là cái có trước và là cái sản sinh ra giới tự nhiên.
4/ Củng cố –dặn dò:
Gv: gọi Hs làm bảng so sánh thế giới quan duy vật và thế giới quan duy tâm.
Tgq duy vật
Tgq duy tâm
Quan hệ giữa vật chất ý thức
- vật chất có trước .
- Giới tự nhiên tồn tại khách quan, không phụ thuộc ý thức.
- Ý thức có trước.
- ý thức sản sinh ra giới tự nhiên.
Ví dụ
5/ Hoạt động tiếp nối:
Gv yêu cầu hs về sưu tầm những câu ca dao tục ngữ, mẫu truyện  liên quan đđến thế giới quan duy tâm và thế giới quan duy vật.
V_ Gợi ý, kiểm tra, đánh giá:
 Gv yêu cầu HS làm bài tập 2 trang 11/ sgk.
Dựa vào cơ sở nào để phân chia hệ thống thế giới quan trong triết học.

File đính kèm:

  • docTiet 1.GDCD10.doc
Bài giảng liên quan