Giáo án Giáo dục công dân lớp 10 - Nguyễn Thị Niêm - Tiết 12 - Bài 7: Thực Tiễn Và Vai Trò Của Thực Tiễn Đối Với Nhận Thức
I_ Mục tiêu:
1. Về kiến thức:
● Học sinh cần nắm được thực tiễn có vai trò như thế nào đối với nhận thức?
2. Về kỹ năng:
● Giải thích được mọi hiểu biết của con người đều bắt nguổn từ thực tiễn.
3. Về thái độ:
● Có ý thức tìm hiểu thực tế, lý thuyết phải đi đôi với thực hành và biết vận dụng những kiến thức đã học vào cuộc sống.
II_ Tài liệu và phương tiện:
Sách giáo khoa, sách giáo viên, bài tập tình huống, ca dao tục ngữ, giấy khổ lớn, bút lông.
III_ Tiến trình dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
● Nhận thức là gì? Nêu 2 giai đoạn của nhận thức? ví dụ.
● Thực tiễn là gì? Nêu các dạng hoạt động thực tiễn. ví dụ
2. Giới thiệu bài mới:
Nhận thức đi từ cảm tính đến lý tính, đây là một bước chuyển về chất trong quá trình nhận thức. Nhận thức cảm tính là cơ sở của nhận thức lý tính. Nhận thức lý tính phản ánh sự vật một cách gián tiếp nhưng sâu sắc và toàn diện hơn. Cả 2 giai đoạn này đều gắn bó trực tiếp và chặt chẽ với thực tiễn. Vậy thực tiễn có vai trò như thế nào đối với nhận thức?
3. Dạy bài mới:
Tiết 12: Ngày soạn: 15/10/2010. Bài 7: THỰC TIỄN VÀ VAI TRÒ CỦA THỰC TIỄN ĐỐI VỚI NHẬN THỨC Tiết 2. I_ Mục tiêu: Về kiến thức: Học sinh cần nắm được thực tiễn có vai trò như thế nào đối với nhận thức? Về kỹ năng: Giải thích được mọi hiểu biết của con người đều bắt nguổn từ thực tiễn. Về thái độ: Có ý thức tìm hiểu thực tế, lý thuyết phải đi đôi với thực hành và biết vận dụng những kiến thức đã học vào cuộc sống. II_ Tài liệu và phương tiện: Sách giáo khoa, sách giáo viên, bài tập tình huống, ca dao tục ngữ, giấy khổ lớn, bút lông. III_ Tiến trình dạy học: Kiểm tra bài cũ: Nhận thức là gì? Nêu 2 giai đoạn của nhận thức? ví dụ. Thực tiễn là gì? Nêu các dạng hoạt động thực tiễn. ví dụ Giới thiệu bài mới: Nhận thức đi từ cảm tính đến lý tính, đây là một bước chuyển về chất trong quá trình nhận thức. Nhận thức cảm tính là cơ sở của nhận thức lý tính. Nhận thức lý tính phản ánh sự vật một cách gián tiếp nhưng sâu sắc và toàn diện hơn. Cả 2 giai đoạn này đều gắn bó trực tiếp và chặt chẽ với thực tiễn. Vậy thực tiễn có vai trò như thế nào đối với nhận thức? Dạy bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung chính Hoạt động 1: Gv cho Hs thảo luận nhóm: 4 nhóm, thời gian 6 phút. Nhóm 1: Vì sao nói thực tiễn là cơ sở của nhận thức? ví dụ chứng minh. Nêu một vài câu ca dao tục ngữ nói lên kinh nghiệm của người xưa khi quan sát thực tiễn. Nhóm 2: Vì sao nói thực tiễn là động lực của nhận thức? lấy ví dụ trong học tập để chứng minh. Tìm một vài câu ca dao tục ngữ nói lên mối quan hệ giữa nhận thức và thực tiễn. Nhóm 3: Vì sao nói thực tiễn là mục đích của nhận thức? lấy ví dụ chứng minh. Nhóm 4: Chân lý là gì? Vì sao thực tiễn được xem là tiêu chuẩn kiểm tra chân lý? Ví dụ chứng minh. - Các nhóm thảo luận và cử đại diện trình bày. Cả lớp trao đổi. Gv viên nhận xét, bổ sung và kết luận. Nhóm 1: mọi nhận thức của con người dù trực tiếp hay gián tiếp đều bắt nguồn từ thực tiễn. Nhờ tiếp xúc, tác động vào SVHT mà con người phát hiện ra những thuộc tính, nắm được bản chất, quy luật của chúng. Ví dụ: quan sát thời tiết → tri thức về thiên văn. Đo đạc ruộng đất → tri thức toán học. Trăng vầng trời hạn, trăng tán trời mưa. Chuồn chuồn bay thấp thì mưa Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm. Nhóm 2: thực tiễn vô cùng phong phú và luôn vận động. Con người trước thực tiễn cũng phải không ngừng nhận thức để nắm bắt kịp với yêu cầu, nhiệm vụ thực tiễn đặt ra. → Ví dụ: đi học đặt ra yêu cầu: - đi học đúng giờ, học bài đầy đủ, siêng năng. → Hs phải nhận thức được yêu cầu đó để thực hiện. Xem xét bản thân học yếu môn nào, tập trung học tốt môn đó. Nhóm 3: nhận thức chỉ có giá trị khi được ứng dụng vào thực tiễn. → Ví dụ: phát minh khoa học: giống mới chỉ được nhân rộng khi nó đem lại năng suất cao. Học đi đôi với hành; Lý luận gắn với thực tiễn; đi một ngày đàng học một sàng khôn. Nhóm 4: chân lý là những tri thức phù hợp với SVHT mà nó phản ánh và đã được thực tiễn kiểm nghiệm. Ví dụ: đạo Cơđốc: mặt trời quay quanh trái đất. Copecnic: trái đất quay quanh mặt trời. → thực tế: Copecnic đúng. Hoạt động 2: Gv: rút ra bài học thực tiễn trong cuộc sống? Hs trả lời Lớp bổ sung, Gv kết luận → 3. Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức: a/ Thực tiễn là cơ sở của nhận thức: Mọi nhận thức của con người dù trực tiếp hay gián tiếp đều bắt nguồn từ thực tiễn. Hoạt động thực tiễn giúp các giác quan phát triển hoàn thiện hơn và nhận thức sâu sắc hơn. b/ Thực tiễn là động lực của nhận thức Thực tiễn luôn luôn vận động, luôn đặt ra yêu cầu mới, nhiệm vụ và phương hướng cho nhận thức phát triển. c/ Thực tiễn là mục đích của nhận thức: Tri thức khoa học chỉ có giá trị khi được vận dụng vào thực tiễn. Mục đích cuối cùng của NT là: cải tạo thế giới, đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần cho con người. d/ Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý: - Tri thức chỉ được khẳng định là đúng hay sai khi được kiểm nghiệm qua thực tiễn → kiểm nghiệm qua thực tiễn là hành động cuối cùng. Bài học: trong học tập và cuộc sống, cần coi trọng thực tiễn. - Tránh lý luận suông, xa rời thực tế. Củng cố và luyện tập: Đọc và phân tích câu chuyện: nhà bác học Galilê rất coi trọng thí nghiệm. Một học sinh đọc. Gv: Galilê làm thí nghiệm về hòn đá nhằm mục đích gì? Kết quả thế nào? Qua câu chuyện, em rút ra được kết luận gì về vai trò của thực tiễn đối với nhận thức? Hoạt động nối tiếp: Học bài và chuẩn bị bài 8 IV_ Gợi ý, kiểm tra, đánh giá: Bài tập 4, 5 sách giáo khoa.
File đính kèm:
- Tiet 12.GDCD10(2).doc