Giáo án Giáo dục công dân Lớp 12 Tiết 1, 2, 3 - Nguyễn Châu Tuấn

 1. Kin thc : Nêu được khái niệm, các đặc trưng của pháp luật.

 2. K n¨ng : Biết đánh giá hành vi xử sự của bản thân và của những người xung quanh theo các chuẩn mực của pháp luật.

 3. Th¸i ® : Có ý thức tôn trọng pháp luật ; tự giác sống, học tập theo quy định của pháp luật.

 

doc6 trang | Chia sẻ: hainam | Lượt xem: 2684 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân Lớp 12 Tiết 1, 2, 3 - Nguyễn Châu Tuấn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
tiêu : HS nắm được : Bản chất xã hội của PL
	Cách thực hiện :
GV hỏi:­ Do đâu mà Nhà nước phải đề ra PL ? Hãy lấy VD chứng minh. Đọc VD tr 8 SGK và cho biết : em hiểu gì qua những thông tin trên ?
HS trả lời.
GV nhận xét.
Tóm lại : Vì sao PL mang bản chất xã hội ?
GV kết luận : è
GV lấy VD để phân tích thêm : Pháp luật về bảo vệ môi trường ra đời bắt nguồn từ thực tiễn đời sống xã hội : Cần có đất và nguồn nước trong sạch, …. để bảo đảm cho sức khoẻ, cuộc sống của con người và của toàn xã hội. 
GV phân tích thêm : Trong xã hội có giai cấp, pháp luật còn phản ánh nhu cầu, lợi ích, nguyện vọng của các giai cấp và các tầng lớp dân cư khác trong xã hội. Vì vậy, ngoài tính giai cấp của nó, pháp luật còn mang tính xã hội. 
Ví dụ : pháp luật của các nhà nước tư sản, ngoài việc thể hiện ý chí của giai cấp tư sản còn phải thể hiện ở mức độ nào đó ý chí của các giai cấp khác trong xã hội như giai cấp công nhân, giai cấp nông dân, tầng lớp tiểu thương, tiểu chủ, đội ngũ trí thức,… 
+ Các quy phạm pháp luật được thực hiện trong thực tiễn đời sống xã hội vì sự phát triển của xã hội.
 Không chỉ có giai cấp thống trị thực hiện pháp luật, mà pháp luật do mọi thành viên trong xã hội thực hiện, vì sự phát triển chung của toàn xã hội.
 Tính xã hội của pháp luật được thể hiện ở mức độ ít hay nhiều, ở phạm vi rộng hay hẹp còn tuỳ thuộc vào tình hình chính trị trong và ngoài nước, điều kiện kinh tế - xã hội ở mỗi nước, trong mỗi thời kỳ lịch sử nhất định của mỗi nước. 
2. Bản chất của pháp luật
a) Bản chất giai cấp của pháp luật 
	Các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành phù hợp với ý chí của giai cấp cầm quyền mà nhà nước đại diện .
* Nhà nước Việt Nam đại diện cho lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao động Việt Nam.
b) Bản chất xã hội của pháp luật:
­ Các quy phạm pháp luật bắt nguồn và thực hiện trong thực tiễn đời sống xã hội vì sự phát triển của xã hội.
4. Củng cố : 
ï Bản chất giai cấp của pháp luật.
ï Bản chất xã hội của pháp luật.
5. Dặn dò :
+ Học bài cũ.
+ Đọc trước phần còn lại của bài 1.
Tiết 3 - Bài 1 : PHÁP LUẬT VÀ ĐỜI SỐNG (tt)
I/ Mơc tiªu bµi häc : 
1. KiÕn thøc : 
- Nêu được mối quan hệ giữa pháp luật với kinh tế, chính trị, đạo đức.
- Hiểu được vai trò của pháp luật đối với đời sống của mỗi cá nhân, nhà nước và xã hội.
 2. Kü n¨ng : Biết đánh giá hành vi xử sự của bản thân và của những người xung quanh theo các chuẩn mực của pháp luật.
 3. Th¸i ®é : Có ý thức tôn trọng pháp luật ; tự giác sống, học tập theo quy định của pháp luật.
II/ Nội dung :
	+ Mối quan hệ giữa pháp luật với kinh tế, chính trị, đạo đức.
	+ Vai trò của PL trong đời sống XH.
III/ Phương pháp dạy học : Thuyết trình, vấn đáp, thảo luận nhóm, tạo tình huống, trực quan,…
IV/ Phương tiện và tài liệu :
 - Tranh, ảnh, sơ đồ, giấy khổ to.
 - Có thể sử dụng vi tính, máy chiếu.
	- SGK GDCD 12, SGV GDCD 12.
V/ Tiến trình dạy học :
 1. KiĨm tra bài cũ : 
Câu 1 : Nêu và phân tích bản chất của Pháp luật ?	 
2. Vào bài mới :
 	Pháp luật vừa mang bản chất giai cấp, vừa mang bản chất xã hội. Vậy đối với kinh tế, chính trị, đạo đức, pháp luật có quan hệ như thế nào ? Pháp luật xuất hiện đồng thời với sự xuất hiện của nhà nước. Vậy Pháp luật có vai trò như thế nào trong đời sống xã hội ?
3. Dạy bài mới : 
Ho¹t ®éng cđa gi¸o viªn vµ häc sinh
Néi dung cÇn ®¹t
* Ho¹t ®éng 1: Sử dụng PP đàm thoại kết hợp diễn giảng.
Mơc tiªu: Giúp HS hiểu được : Mối quan hệ giữa pháp luật với kinh tế, chính trị, đạo đức.
 C¸ch thùc hiƯn:
* Mối quan hệ giữa pháp luật với kinh tế
GV giảng: Mối quan hệ giữa pháp luật và kinh tế là mối quan hệ biện chứng, hai chiều, xâm nhập vào nhau, tác động lẫn nhau, cùng thúc đẩy nhau phát triển.
Hỏi : Hãy nêu nội dung mqh biện chứng, hai chiều giữa PL và KT ? Nêu hướng tích cực và tiêu cực sự tđ trở lại của PL với KT ?
HS trả lời.
GV nhận xét và kết luận : è
GV phân tích thêm : Quan hệ kinh tế thế nào thì có nội dung pháp luật như thế. Pháp luật luôn luôn phản ánh trình độ phát triển của kinh tế, nó không thể cao hơn hoặc thấp hơn cũng như không được khác với trình độ phát triển của kinh tế. 
Ví dụ: Trong nền kinh tế thị trường, quan hệ giữa các chủ thể kinh tế là quan hệ bình đẳng, tự thoả thuận thì nội dung của pháp luật cũng phải thể hiện nguyên tắc bình đẳng, tự thoả thuận của các chủ thể, không được quy định theo qh hành chính - mệnh lệnh.
* Mối quan hệ giữa pháp luật với chính trị
Hỏi : NN ban hành PL. Nhưng sự chỉ đạo việc XD và thực hiện PL là từ đâu ? Ý chí của NN là ý chí của ai ?
HS trả lời.
GV nhận xét và kết luận : è
GV giảng: Pháp luật vừa là phương tiện để thực hiện chính trị của giai cấp cầm quyền, vừa là hình thức biểu hiện của chính trị. Mối quan hệ giữa pháp luật và chính trị được thể hiện tập trung trong mối quan hệ giữa đường lối, chính sách của đảng cầm quyền và pháp luật của nhà nước. 
HS đọc VD tr 9 SGK – GV phân tích : Ở VN, đường lối của Đảng được NN thể chế hóa thành PL.
* Mối quan hệ giữa pháp luật với đạo đức
GV giảng: Đạo đức là quy tắc xử sự của con người phù hợp với lợi ích chung của xã hội, của tập thể và của một cộng đồng.
Đặt vấn đề : hãy so sánh một số chuẩn mực của đđ dưới đây với nội dung của Đ 35 Luật Hôn nhân và GĐ năm 2000 :
Công cha như núi Thái Sơn. Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. Một lòng thờ mẹ kính cha. Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.
Những chuẩn mực ĐĐ trên, theo em nó có phù hợp với sự phát triển và tiến bộ XH không ?
HS trả lời.
GV nhận xét và kết luận : è
* Hoạt động 2 : Sử dụng PP diễn giảng kết hợp đàm thoại.
	Mục tiêu : HS nắm và phân tích được vai trò của PL trong đời sống XH.
	Cách thực hiện :
* Pháp luật là phương tiện để nhà nước quản lí xã hội
GV : NN đã sử dụng nhiều phương tiện để quản lý XH. Nhưng PL là phương tiện quản lý XH hữu hiệu nhất mà không một phương tiện nào có thể thay thế được. 
Hỏi : Nếu không có PL, XH sẽ như thế nào ? Nhờ vào đâu mà NN phát huy được vai trò quản lý xã hội của mình ? Quản lý XH bằng PL là phương pháp quản lý NTN ? Vì sao ?
Hỏi : Để quản lý XH bằng PL, NN cần phải làm gì ? Để đưa PL vào cuộc sống và mọi người thực hiện đúng PL, NN cần phải làm những gì ?
HS trả lời.
GV : nhận xét và kết luận và phân tích thêm : Tất cả các nhà nước đều quản lí xã hội chủ yếu bằng pháp luật bên cạnh những phương tiện khác như kế hoạch, tổ chức, giáo dục... 
* Pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình
HS đọc phần VD tr 11 SGK 
Hỏi : em hiểu NTN qua VD trên ?
Đặt vấn đề : Để khiếu nại, tố cáo, công dân cần phải làm gì ?
HS trả lời.
GV nhận xét và kết luận : è 
GV phân tích thêm :Thông qua các luật về lao động, hành chính, hình sự, tố tụng, trong đó quy định thẩm quyền, nội dung, hình thức, thủ tục giải quyết các tranh chấp, khiếu nại và xử lí các vi phạm pháp luật xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
3. Mối quan hệ giữa pháp luật với kinh tế, chính trị, đạo đức:
a) Quan hệ giữa pháp luật với kinh tế:
­ Các quan hệ kinh tế quyết định nội dung của pháp luật.
­ Pháp luật lại tác động ngược trở lại đối với kinh tế, có thể theo hướng tích cực hoặc tiêu cực.
b) Quan hệ giữa pháp luật với chính trị:
­ Đường lối chính trị của đảng cầm quyền có vai trò chỉ đạo việc xây dựng và thực hiện pháp luật . 
- Thông qua pháp luật , ý chí của giai cấp cầm quyền trở thành ý chí của nhà nước . 
c) Quan hệ giữa pháp luật với đạo đức:
­ Nhà nước luôn cố gắng chuyển những quy phạm đạo đức có tính phổ biến , phù hợp với sự phát triển và tiến bộ xã hội thành các quy phạm pháp luật.
­ Pháp luật là một phương tiện đặc thù để thể hiện và bảo vệ các giá trị đạo đức.
4. Vai trò của PL trong đời sống XH :
a) Pháp luật là phương tiện để nhà nước quản lí xã hội 
- Nhờ có pháp luật, nhà nước phát huy được quyền lực của mình.
­ Quản lí bằng pháp luật là phương pháp quản lí dân chủ và hiệu quả nhất , vì:
+ Sẽ đảm bảo dân chủ, công bằng.
+ Tạo sự thống nhất trong toàn quốc và được bảo đảm bằng sức mạnh của quyền lực nhà nước.
­ Quản lí xã hội bằng pháp luật nghĩa là nhà nước ban hành pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật trên quy mô toàn xã hội .
b) Pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình:
Pháp luật không những quy định quyền của công dân trong cuộc sống mà còn quy định rõ cách thức để công dân thực hiện các quyền đó cũng như trình tự, thủ tục pháp lý để công dân yêu cầu Nhà nước bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại.
4. Củng cố : 
	- Mối quan hệ giữa pháp luật với kinh tế, chính trị, đạo đức:
 	- Vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội
5. Dặn dò :
+ Học bài cũ.
+ Đọc trước nội dung của bài 2.

File đính kèm:

  • docBai 1 (t1,2,3).doc
Bài giảng liên quan