Giáo án Giáo dục công dân Lớp 6 Tiết 4 - Bùi Thúy Nga

1.Về kiến thức

 - Hiểu được thế nào là tiết kiệm.

 - Biết được những biểu hiện của tiết kiệm trong cuộc sống

 -Ý nghĩa của tiết kiệm.

 2. Thái độ

 - Biết quý trọng người tiết kiệm, giản dị.

 - Phê phán lối sống xa hoa lãng phí.

 3. Kĩ năng

 - Có thể tự đánh giá mình đã có ý thức và thực hiện tiết kiệm chưa.

 - Thực hiện tiết kiệm chi tiêu, thời gian, công sức của cá nhân, gia đình và xã hội.

 

doc5 trang | Chia sẻ: hainam | Lượt xem: 2031 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân Lớp 6 Tiết 4 - Bùi Thúy Nga, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Tuần :4 NS:15/9/2012
Tiết :4 ND:17/9/2012
BÀI 3: TIẾT KIỆM
I/ Mục tiêu bài học.
 1.Về kiến thức
 - Hiểu được thế nào là tiết kiệm.
 - Biết được những biểu hiện của tiết kiệm trong cuộc sống 
 -Ý nghĩa của tiết kiệm.
 2. Thái độ
 - Biết quý trọng người tiết kiệm, giản dị. 
 - Phê phán lối sống xa hoa lãng phí.
 3. Kĩ năng
 - Có thể tự đánh giá mình đã có ý thức và thực hiện tiết kiệm chưa.
 - Thực hiện tiết kiệm chi tiêu, thời gian, công sức của cá nhân, gia đình và xã hội.
II/ Các kĩ năng cần giáo dục trong bài: Kĩ năng:
-tư duy phê phán hành vi, việc làm thực hiện tiết kiệm, phung phí của cai3n sức lực, thời gian và những hàn vi keo kiệt, bủn xỉn....
III/Tiến trình dạy học:
 1/Ổn định tổ chức: KTSS
 2/Kiểm tra bài cũ: 
 - Nêu và phân tích câu tục ngữ nói về siêng năng mà em biết?
 - Ý nghĩa của đức tính siêng năng, kiên trì?
 3. Bài mới:
 *Giới thiệu bài : Một người biết chăm chỉ, bền bỉ làm việc để có thu nhập cao, nhưng nếu không biết tiết kiệm trong tiêu dùng thì cuộc sống vẫn bị nghèo khổ, do vậy để có một cuộc sống tốt thì một trong những điều kiện cần có là ta phải biết tiết kiệm. Vậy tiết kiệm là gì, tiết kiệm có những biểu hiện nào, vì sao phải tiết kiệm, chúng ta sẽ tìm hiểu bài học ngày hôm nay “ Tiết kiệm”
Hoạt động của Thầy và Trò
Nội dung KT cần đạt
-Gọi học sinh đọc truyện “ Thảo và Hà”
GV: Nêu câu hỏi cho hs thảo luận
Nhóm 1: Thảo và Hà có xứng đáng để được mẹ thưởng tiền không? Vì sao?
Hs: Thảo và Hà rất xứng đáng để được mẹ thưởng tiền.Vì đã thi đậu vào lớp 10
Nhóm 2: Thảo có suy nghĩ gì khi được mẹ thưởng tiền?
Hs: Thảo thấy nhà còn khó khăn, mẹ làm lung vất vả, gạo trong nhà đã hết nên không nhận tiền của mẹ để đi chơi.
Nhóm 3: Hà có những suy nghĩ gì trước và sau khi đến nhà Thảo?
Hs: - Trước khi đến nhà Thảo: Đòi mẹ thưởng tiền để đi liên hoan với các bạn.
 - Sau đó: Hà Thấy bạn rất thương mẹ nên cũng đã thấy ân hận, thương mẹ hơn, tự hứa là không vòi tiền mẹ nữa và biết tiết kiệm trong tiêu dùng hằng ngày
HS: Các nhóm trả lời.GV: Nhận xét, bổ sung
 =>Thảo rất hiếu thảo và biết tiết kiệm, yêu thương mẹ.
GV: Chuyển ý
 Trong cuộc sống xung quanh chúng ta sẽ có những bạn như Hà, như Thảo. Hình ảnh của Thảo đại diện cho các bạn nhỏ lao động chăm chỉ để kiếm tiền phụ giúp gia đình và có tiền để ăn học. Nhưng cũng có bạn như Hà, có những đòi hỏi vượt quá khả năng của gia đình, thậm chí có những yêu cầu như: xe máy, điện thoạitrong khi điều kiện gia đình không đáp ứng nỗi. Do vậy mà chúng ta cần phải biết có những đòi hỏi đúng mức, phù hợp, phải biết tiết kiệm. Vậy thế nào là tiết kiệm và vì sao chúng ta phải biết tiết kiệm thì chúng ta sẽ tìm hiểu sang nội dung bài học.
1.Truyện đọc: Thảo và Hà
-Thảo thấy nhà còn khó khăn, mẹ làm lung vất vả, gạo trong nhà đã hết nên không nhận tiền của mẹ để đi chơi.
-Trước khi đến nhà Thảo: Đòi mẹ thưởng tiền để đi liên hoan với các bạn.
- Sau đó: Hà Thấy bạn rất thương mẹ nên cũng đã thấy ân hận, thương mẹ hơn, tự hứa là không vòi tiền mẹ nữa và biết tiết kiệm trong tiêu dùng hằng ngày.
=>Thảo rất hiếu thảo và biết tiết kiệm, yêu thương mẹ.
GV: Đưa ra tình huống sau:
 HS: Giải quyết và rút ra kết luận tiết kiệm là gì?
Tình huống 1: Lan xắp xếp thời gian học tập rất khoa học, không lãng phí thời gian vô ích, để kết quả học tập tốt.
Tình huống 2: Bác Dũng làm ở xí nghiệp may mặc. Vì hoàn cảnh gia đình khó khăn, bác phải nhận thêm việc để làm. Mặc dù vậy bác vẫn có thời gian ngủ trưa, thời gian giải trí và thăm bạn bè.
Tình huống 3: Chị Mai học lớp 12, trường xa nhà. Mặc dù bố mẹ chị muốn mua cho chị một chiếc xe đạp mới nhưng chị không đồng ý.
Tình huống 4: Anh em nhà bạn Đức rất ngoan, mặc dù đã lớn nhưng vẫn mặc áo quần cũ của anh trai.
HS: Rút ra kết luận tiết kiệm là gì ?
GV: Nhận xét, kết luận
Gv: Chúng ta cần phải tiết kiệm những gì? Cho ví dụ?.
HS: Tiết kiệm nguyên vật liệu, tài nguyên , giảm tiêu thụ điện, nước sạch, khai thác tài nguyên có kế hoạch...-> Có tác dụng bảo vệ môi trường.
GV: ? Nêu những biểu hiện về tiết kiệm?
HS: - Xa lánh lối sống đua đòi, ăn chơi hoang phí.
- Sắp xếp việc làm khoa học tránh lãng phí thời gian.
- Tận dụng, bảo quản những dụng cụ học tập, lao động.
- Sử dụng điện nước hợp lí.
- Phải thực hiện tiết kiệm ở mọi nơi, mọi lúc.
GV: Kết luận biểu hiện của tiết kiệm
GV: Những hành vi biểu hiện trái ngược với tiết kiệm?
HS: * Trái với tiết kiệm là: xa hoa, lãng phí, keo kiệt, hà tiện...
-Tiêu xài hoang phí tiền bạc cha mẹ, của nhà nước.
- Làm thất thoát tài sản, tiền của Nhà nước. 
- Tham ô, tham nhũng
- Không tiết kiệm thời gian, la cà hàng quán, bớt xén thời gian làm việc tư.
- Hoang phí sức khỏe vào những cuộc chơi vô bổ
GV: Đảng và Nhà nước ta đã có lời tiết kiệm như thế nào?
HS: “Tiết kiệm là quốc sách”. 
GV: Người Việt Nam vốn quý trọng đức tính tiết kiệm. Bác Hồ của chúng ta luôn coi lãng phí, tham ô là kẻ thù của nhân dân.
GV: Đặt câu hỏi?
?Theo các em vì sao phải tiết tiết kiệm?
HS: Tiết kiệm đem lại cuộc sống ấm no hạnh phúc cho cá nhân, gia đình và xã hội. Tiết kiệm thì dân giàu, nước mạnh.
GV: Kết luận ý nghĩa của việc tiết kiệm
*Tích hợp pháp luật:
 Thảo luận nhóm (3’)
GV: Em đã tiết kiệm như thế nào trong gia đình, ở lớp, ở trường và ở ngoài xã hội?
GV: Trường em đã có những phong trào nào thể hiện sự tiết kiệm? 
HS: Quyên góp ủng hộ .
“ Em đã tiết kiệm như thế nào”
- N1: Tiết kiệm trong gia đình.
Hs: Tiết kiệm trong gia đình
Ăn mặc giản dị, tiêu dùng đúng mức, không lãng phí thời gian để chơi, không làm hư hỏng đồ dùng do cẩu thả, tận dùng đồ cũ, không lãng phí đện nước, thu gom giấy vụn...
- N2: Tiết kiệm ở lớp, tiết kiệm ở trường.
Hs: Tiết kiệm ở lớp, trường;
Giữ gìn bàn ghế, tắt điện quạt khi ra về, dùng nước xong khóa lại, không vẽ lên bàn ghế, bôi bẩn tường, ra vào lớp đúng giờ...
- N3: Tiết kiệm ở ngoài xã hội 
Hs: giữ gìn tài nguyên thiên nhiên, thu gom giấy vịn, đồng nát, tiết kiệm điện nước, không la cà nghiện hút...
- N4: Tìm ca dao, tục ngữ nói về tiết kiệm
Hs: CD, TN nói về tiết kiệm
Được mùa chớ phụ ngô khoai
 Đến khi thất bát lấy ai bạn cùng
Nên ăn có chừng, dùng có mực
Chẳng lo trước, ắt luỵ sau
Ít chắt chiu hơn nhiều phung phí.
Gv: Mọi CD có trách nhiệm thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
HS thảo luận, trình bày, bổ sung .Gv nhận xét, bổ sung.
 ? Mỗi HS cần thực hành tiết kiệm ntn?
- Giữ gìn quần áo, sách vở để có thể dùng được lâu dài.
- Tiết kiệm tiền ăn sáng.
- Sắp xếp thời gian để vừa học tốt vừa giúp đỡ bố mẹ
GV: Rèn luyện tiết kiệm, thực hành tiết kiệm là các em đã góp phần vào lợi ích xã hội.
2.Nội dung bài học:
a. Thế nào là tiết kiệm? 
- Tiết kiệm là biết sử dụng đúng mức, hợp lí của cải vật chất,thời gian, sức lực của mình và của người khác.
b. Biểu hiện:
 *Trái với tiết kiệm là: Keo kiệt, hà tiện...
 Xa hoa, lãng phí,...
c. Ý nghĩa:
 *Về đạo đức:Là pc tốt đẹp thể hiện sự quí trọng kết quả lao động của mình và người khác, quí trọng mồ hôi, công sức, trí tuệ của con người.
 Hoang phí-> con người hư hỏng, sa ngã.
 *Về kinh tế: giúp ta tích lũy vốn phát triển KT gia đình, đất nước.
 * Về văn hóa: Tiết kiệm thể hiện lối sống có văn hóa.
Gv: Khái quát nội dung bài học, cho hs nhắc lại nội dung bài học.
Gv: Hướng dẫn HS làm bài tập a SGK/10
Hs: Trả lời.
Gv: Nhận xét, đưa ra đáp án đúng
BT a) 
3.Bài tập:
Đáp án đúng :1,3,4
4/ Củng cố: 	 Cho Hs nhắc lại NDBH
Cho Hs tìm các câu ca dao , tuc ngữ về tiết kiệm.
5/ Đánh giá: 
 Em đã tiết kiệm như thế nào ?
6/ Hoạt động tiếp nối: 
 - Học bài, Làm các bài tập b,c,SGK/10
 - Xem trước bài 4: LỄ ĐỘ 
 - Đọc và tìm hiểu truyện “Em Thuỷ”
 +Trả lời các câu hỏi gợi ý.
 +Thế nào là lễ độ? Biểu hiện của lễ độ? Ý nghĩa của lễ độ?
7/Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docCD6.4.doc