Giáo án Hình học Lớp 6 - Tiết 2: Ba điểm thẳng hàng - Vũ Đức Cảnh

I- MỤC TIÊU

- HS hiểu thế nào là 3 điểm thẳng hàng, điểm nằm giữa 2 điểm; trong 3 điểm thẳng hàng có 1 và chỉ 1 điểm nằm giữa hai điểm còn lại.

- HS biết vẽ 3 điểm thẳng hàng, 3 điểm không thẳng hàng, sử dụng được các thuật ngữ “nằm cùng phía”, “nằm khác phía”, “nằm giữa”

- Yêu cầu sử dụng thước thẳng để vẽ và kiểm tra ba điểm thẳng hàng một cách cẩn thận, chính xác.

II- CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS

GV: thước thẳng

Bảng phụ vẽ các trường hợp 3 điểm không thẳng hàng

HS: thước thẳng, bút chì.

 

doc3 trang | Chia sẻ: tranluankk2 | Ngày: 02/04/2022 | Lượt xem: 178 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình học Lớp 6 - Tiết 2: Ba điểm thẳng hàng - Vũ Đức Cảnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Ngày soạn:	10-09-2007	Ngày dạy:15-09-2007
Tiết 2: Ba điểm thẳng hàng
I- Mục tiêu
- HS hiểu thế nào là 3 điểm thẳng hàng, điểm nằm giữa 2 điểm; trong 3 điểm thẳng hàng có 1 và chỉ 1 điểm nằm giữa hai điểm còn lại.
- HS biết vẽ 3 điểm thẳng hàng, 3 điểm không thẳng hàng, sử dụng được các thuật ngữ “nằm cùng phía”, “nằm khác phía”, “nằm giữa”
- Yêu cầu sử dụng thước thẳng để vẽ và kiểm tra ba điểm thẳng hàng một cách cẩn thận, chính xác.
II- Chuẩn bị của GV và HS 
GV: thước thẳng
Bảng phụ vẽ các trường hợp 3 điểm không thẳng hàng 
HS: thước thẳng, bút chì.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
hoạt động 1: Kiểm tra
Gv gọi 2 HS lên làm 2 bài tập 
Bài 1: Vẽ đường thẳng a. vẽ A ẻa, Dẻa, Cẽa.
Bài 2: Vẽ đường thẳng b. Vẽ S ẻb; Tẻb; Rẽb
HS 1: lên bảng làm bài 1
HS 2: lên bảng làm bài 2
hoạt động 2:Đặt vấn đề: GV vẽ 4 điểm trên bảng, sao cho có cặp 3 điểm thẳng hàng. Sau đó yêu cầu học sinh:
-Vẽ đường thẳng a đi qua 2 điểm trong số các điểm đó.
-Vẽ đường thẳng b đi qua 3 điểm trong số các điểm đó.
GV nêu vấn đề: Có trường hợp 3 điểm cùng nằm trên một đường thẳng, cũng có trường hợp 3 điểm không cùng thuộc bất kỳ đường thẳng nào. Dẫn đến khái niệm ba điểm thẳng hàng.
hoạt động 3: Tìm hiểu khái niệm:
1. thế nào là Ba điểm thẳng hàng? 
GV yêu cầu HS quan sát hình vẽ trên bảng và hình 8 sgk 
? Khi nào thì ba điểm thẳng hàng 
Học sinh thực hành theo yêu cầu của giáo viên, mục tiêu phải vẽ được.
HS quan sát hình vẽ trên bảng và hình 8 sgk 
HS trả lời : 
- Khi ba điểm cùng nằm trên một đường thẳng 
? Khi nào thì 3 điểm không thẳng hàng?
? Hãy nêu cách vẽ 3 điểm không thẳng hàng.
GV treo hình vẽ ở bài tập 8 trên bảng phụ, yêu cầu học sinh thực hiện.
GV treo tiếp bảng phụ bài tập 9 yêu cầu học sinh gọi tên các bộ ba điểm thẳng hàng,không thẳng hàng.
- Khi ba điểm không cùng nằm trên một đường thẳng.
HS dùng thước thẳng để kiểm tra đi đến kết luận 3 điểm: Đáp án: ba điểm: A, M, N thẳng hàng
Bài 9:
a/ Bộ ba điểm thẳng hàng: (B,D,C), (B,E,A); (D,E,G); 
b/ Hai bộ ba điểm không thẳng hàng.
hoạt động 4:
2.Quan hệ giữa ba điểm thẳng hàng:
GV vẽ hình 9 sgk lên bảng 
? Hãy cho biết vị trí của hai điểm C và B đối với điểm A? vị trí của hai điểm A và C đối với điểm B? vị trí của 2 điểm A và B đối với điểm C?
Củng cố: Vẽ ba điểm A, B, C thẳng hàng sao cho điểm A nằm giữa 2 điểm B và C
? Có mấy cách vẽ 
? Trong ba điểm thẳng hàng có mấy điểm nằm giữa 2 điểm?
GV nêu nhận xét sgk 
HS vẽ hình và quan sát 
HS nêu các vị trí tương đối của 3 điểm thẳng hàng trên hình vẽ:
-Hai điểm C và B nằm cùng phía đối với điểm A.
-Hai điểm A và C nằm cùng phía đối với điểm B.
-Hai điểm A và B nằm khác phía đối với điểm C.
-Điểm C nằm giữa hai điểm A và B.
HS lên bảng vẽ hình
HS trả lời 
hoạt động 5: Củng cố
Làm bài 10b sgk 
Vẽ ba điểm A, B, C thẳng hàng sao cho điểm B không nằm giữa 2 điểm A và C
Làm bài 10 sgk 
GV giới thiệu hình vẽ trên bảng phụ 
? Trên hình vẽ có điểm nào nằm giữa 2 điểm không ?
GV thông báo: không khái niệm điểm nằm giữa khi ba điểm không thẳng hàng.
HS lên bảng vẽ hình
HS lên bảng vẽ hình 
HS trả lời miệng 
HS trả lời miệng 
HS suy nghĩ trả lời 
hoạt động 6: Hướng dẫn về nhà
- Học bài theo sgk 
- Làm bài tập 12, 13, 14 sgk 
- HS khá làm bài 12, 13 sbt 

File đính kèm:

  • docgiao_an_hinh_hoc_lop_6_tiet_2_ba_diem_thang_hang_vu_duc_canh.doc