Giáo án Hình học Lớp 6 - Tiết 25: Đường tròn - Vũ Đức Cảnh

I - MỤC TIÊU

-Nhận thức: HS hiểu đường tròn là gì? Hình tròn là gì? Hiểu được thế nào là dây cung, cung, đường kính, bán kính.

-Kỹ năng: sử dụng thành thạo compa, biết vẽ đường tròn, cung tròn, biết giữ nguyên độ mở của com pa.

-Thái độ : rèn cho HS tính cẩn thận, chính xác khi sử dụng compa vẽ hình.

II- CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS

+ GV: Thước thẳng, compa, thước đo góc, phấn màu, hình vẽ bài 38; 39 (SGK).

+ HS: Thước thẳng có chia đơn vị, compa, thước đo độ.

 

doc3 trang | Chia sẻ: tranluankk2 | Ngày: 02/04/2022 | Lượt xem: 178 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình học Lớp 6 - Tiết 25: Đường tròn - Vũ Đức Cảnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Ngày soạn: 22-03-2008 Ngày dạy
Tiết 25 đường tròn 
I - Mục tiêu
-Nhận thức: HS hiểu đường tròn là gì? Hình tròn là gì? Hiểu được thế nào là dây cung, cung, đường kính, bán kính.
-Kỹ năng: sử dụng thành thạo compa, biết vẽ đường tròn, cung tròn, biết giữ nguyên độ mở của com pa.
-Thái độ : rèn cho HS tính cẩn thận, chính xác khi sử dụng compa vẽ hình. 
II- Chuẩn bị của GV và HS 
+ GV: Thước thẳng, compa, thước đo góc, phấn màu, hình vẽ bài 38; 39 (SGK).
+ HS: Thước thẳng có chia đơn vị, compa, thước đo độ.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
* Hoạt động 1: Đường tròn và hình tròn
- GV kiểm tra compa của học sinh.
- GV giới thiệu compa và một vài công dụng của compa.
- GV vẽ đường tròn tâm 0 bán kính 2cm lên bảng.
- GV vẽ tiếp các điểm B, C, D ... trên đường tròn.
(?) Các điểm A,B,C,D, cách điểm 0 một khoảng là bao nhiêu?
- GV : Đường tròn tâm 0 bán kính 2cm là hình gồm các điểm cách điểm 0 một khoảng bằng 2cm.
(?) Tổng quát lên: Em hãy cho biết đường tròn tâm 0, bán kính R là gì?
- GV giới thiệu kí hiệu đường tròn tâm 0, bán kính R: (0;R).
(?) Quan sát và so sánh các đoạn thẳng 0M; 0N với R (0A) 
- GV giới thiệu điểm nằm trên đường tròn: A,B,C,D
điểm nằm trong đường tròn : M
điểm nằm ngoài đường tròn: N
(?) Làm thế nào để nhận biết các điểm nằm trên đường tròn, nằm trong đường tròn và nằm ngoài đường tròn? 
- GV vẽ và giới thiệu hình tròn.
- Quan sát hình vẽ và cho biết hình tròn là gì gồm những điểm như thế nào? 
- GV nhấn mạnh lại sự khác nhau giữa đường tròn và hình tròn.
+ HS quan sát GV làm thao tác và vẽ đường tròn tâm 0 bán kính 2cm vào vở.
+ Các điểm A,B,C,D đều cách tâm 0 2cm.
+ HS: 0M<0A
 0N>0A
HS:
-Các điểm nằm trên đường tròn cách tâm 1 khoảng bằng bán kính.
- Các điểm nằm trong đường tròn cách tâm 1 khoảng nhỏ hơn bán kính 
- Các điểm nằm ngoài đường tròn cáchtâm một khoảng lớn hơn bán kính.
- HS: Hình tròn là hình gồm các điểm nằm trong đường tròn đó.
Hoạt động 2: Cung và dây cung
 GV yêu cầu HS quan sát hình 44,45 (SGK) và trả lời
- GV giới thiệu: cung, dây cung, đường kính và cách kí hiệu.
+ Cung AB: AB
+ Dây AB: AB
(?) Khi có 2 điểm M,N trên đường tròn thì ta có điều gì?
+ Hãy vẽ đường tròn tâm 0 bán kính 2,5cm và dây cung MN = 3cm. Vẽ đường kính PQ của đường tròn, đường kính PQ dài bao nhiêu ? 
+ GV cho HS làm bài 38(SGK/91)
(?) Hãy chỉ ra cung CA lớn , cung CA nhỏ của đường tròn tâm 0 và vẽ dây C0; CA.
- CD là dây; AB là đường kính.
- Ta có 2 cung MN và 1 dây cung MN.
+ HS đọc đề bài và lên bảng vẽ hình (đường tròn (C;2cm)
+ Hãy trả lời câu b: Đường tròn tâm C bán kính 2cm đi qua 0 và A vì C0 = CA = 2cm.
- HS lên bảng chỉ cung lớn CA, cung nhỏ CA trên hình vẽ.
Và vẽ 2 dây CD; CA. 
* Hoạt động 3: Một công dụng khác của com pa
- GV: ở phần 1 của bài ngoài cách dùng thước thẳng có chứa khoảng để so sánh các đoạn 0M, 0N với 0A ta còn có thể dùng compa để so sánh chúng.
- GV làm mẫu thao tác sau đó yêu cầu HS nêu lại cách để so sánh 2 đoạn thẳng (VD: 2 đoạn thẳng AB và MN (SGK/90)
+ GV cho HS đọc VD 2(SGK)/97). Sau đó vẽ 2 đoạn thẳng AB, CD lên bảng và yêu cầu HS lên dùng compa để xác định tổng độ dài 2 đoạn thẳng.
- GV làm mẫu thao tác sau đó yêu cầu HS nêu lại cách làm để so sánh 2 đoạn thẳng.
+ HS đọc VD2(SGK/91)
+ 1 HS lên bảng vẽ tia 0x sau đó dùng compa đặt đoạn thẳng AB; CD lên tia 0x sau đó đo độ dài đoạn thẳng 
0N = AB + CD.
* Hoạt động 4: Củng cố 
(?) Phát biểu lại định nghĩa đường tròn.
- Điểm M thuộc, nằm trong nằm bên ngoài đường tròn (0;R) khi nào?
- Đường kính và bán kính có quan hệ như thế nào? 
+ Làm bài 39 (SGK/92)
GV đưa đề bài lên bảng và cho HS lđọc đề bài.
- GV yêu cầu HS đứng tại chỗ trả lời.
a) Tính CA,CB,DA,DB
b) I có phải là trung điểm của AB không?
c) Tính IK.
+ HS phát biểu định nghĩa đường tròn, hình tròn.
+ M thuộc (0) 0M = R
+ M nằm trong (0) 0M>R
+ Đường kính bằng 2 lần bán kính.
+ Hs đọc đề bài toán.
+ HS trả lời
a) Vì C thuộc (A;3cm)=>AC =3cm.
C thuộc (B;2cm) => AD = 3cm.
D thuộc (B;2cm) => BD = 2cm
b) Vì I nằm giữa 2 điểm A và B nên IA + IB = AB
=> IA = AB - IB
 IA = 4 - 2 = 2cm
=> IA = IB = 2cm
=> I là trung điểm của AB.
c) Trên tia AB có AI I nằm giữa 2 điểm A và K -> IK = AK AI = 3- 2 = 1cm.
* Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà
- Học thuộc, định nghĩa đường tròn, hình tròn, cung, dây cung .
- Làm bài 40; 41 (SGK); 35; 38 (SBT).
- Mỗi em chuẩn bị 1 vật dụng có dạng hình tam giác để học ở tiết sau.

File đính kèm:

  • docgiao_an_hinh_hoc_lop_6_tiet_25_duong_tron_vu_duc_canh.doc
Bài giảng liên quan