Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp lớp 8 - Trường THCS Tân Đông Hiệp
Tuần 3
Tiết 1
CHỦ ĐIỂM THÁNG 9
TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG
BẦU CÁN BỘ LỚP, TÔI LÀ HỌC SINH LỚP 8
I. YÊU CẦU: Giúp học sinh
- Hiểu được vai trò quan trọng của đội ngũ cán bộ lớp trong quá trình học tập, rèn luyện của lớp.
- Có kĩ năng giao tiếp, thể hiện sự tôn trọng, phục tùng và ủng hộ CBL.
- Có ý thức trách nhiệm trong việc lựa chọn những CBL có năng lực, lòng nhiệt tình và tinh thần trách nhiệm, hiểu vị trí, nhiệm vụ quan trọng của mình trong năm học lớp 8.
- Tự giác, quyết tâm cao trong học tập.
- Biết giúp nhau thực hiện tốt nhiệm vụ năm học.
II. CHUẨN BỊ:
am Bộ. - Rừng tre nứa Những thông tin chung về HIV –AIDS - HIV gây bệnh bằng cách nào ? Hàng ngày, cơ thể chúng ta bị tấn công bởi rất nhiều loại virus và vi khuẩn gây bệnh nhưng sở dĩ chúng ta không thường xuyên bị ốm là do cơ thể có các tế bào bạch cầu để chống đỡ lại các tác nhân gây bệnh này. Việc chống đỡ lại các tác nhân gây bệnh do chính là khả năng miễn dịch của cơ thể. Khi cơ thể bị nhiễm HIV, virus này sống trong tế bào bạch cầu (trong đó có tế bào CD4+). Chúng có thể sống trong đó nhiều năm mà không hoạt động, vì vậy người nhiễm HIV không có biểu hiện triệu chứng gì. Khi đó lượng CD4+ của những người bị nhiễm HIV vẫn ở mức bình thường. Tuy nhiên, ngay ở giai đoạn này, người có HIV đã có thể lây bệnh cho người khác. Khi HIV phát triển, chúng nhân lên trong tế bào bạch cầu CD4+ và phá hủy các tế bào này. Vì thế khả năng chống đỡ với các tác nhân gây bệnh của cơ thể bị suy giảm. Khi đó xét nghiệm CD4+ sẽ thấy số lượng tế bào này giảm đi. Đó chính là cơ hội để các tác nhân gây bệnh phát triển trong cơ thể. Do vậy người nhiễm HIV dễ bị các nhiễm trùng cơ hội. Đây đã là giai đoạn bệnh AIDS. AIDS là tên tiếng Anh viết tắc của Hội chứng Suy giảm Miễn dịch Mắc phải. - HIV lây truyền như thế nào ? HIV có nhiều trong máu, tinh dịch, dịch âm đạo và sữa của người nhiễm HIV. Vì vậy một người có thể bị nhiễm HIV nếu: + Sử dụng bơm, kim tiêm hoặc các dụng cụ rạch da có dính máu của người nhiễm HIV + Giao hợp đường âm đạo hoặc hậu môn với người nhiễm HIV mà không dùng bao cao su + Mẹ bị nhiễm HIV truyền cho con trong quá trình mang thai, sinh nở hoặc cho con bú sữa mẹ + Nhận máu hoặc các sản phẩm từ máu có nhiễm HIV 2) Một số bài hát phục vụ hoạt động - Tiếng chuông và ngọn cờ (Phạm Tuyên) - Ánh trăng hòa bình (Hồ Bắc – Mộng Lân) - Trái đất này là của chúng mình (Trương Quang Lục – Định Hải) - Hãy giữ cho em bầu trời xanh (Huy Trân) - Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai (Lê Mây – Phùng Ngọc Hùng) - Thiếu nhi thế giới liên hoan (Lưu Hữu Phước) III. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG { Hoạt động mở đầu Người DCT mời cà lớp cùng hát tập thể một bài. Sau đó nêu lí do cuộc thi, giới thiệu chương trình, giới thiệu đại biểu (nếu có) { Hoạt động 1: Thi tìm hiểu Trước hết, mỗi tổ cử đại diện trình bày một vài hiểu biết của tổ mình về một vấn đề mà địa phương mình đang quan tâm. Khi trình bày có thể đưa ra những hình ảnh, số liệu để cả lớp cùng biết. Ban giám khảo đánh giá, cho điểm theo biểu điểm đã được xây dựng. Điểm của từng tổ được ghi lên bảng để cả lớp cùng theo dỏi { Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi có thưởng Phần này dành cho mọi học sinh cùng tham gia. Câu hỏi được người CDT đọc to. Ai có nhu cầu trả lời thì giơ tay nhanh. Trả lời đúng sẽ có thưởng. Nếu không trả lời được lớp cũng vỗ tay động viên. { Hoạt động 3: Vui văn nghệ Học sinh sẽ trình bày các tiết mục văn nghệ đã được chuẩn bị. { Hoạt động cuối cùng GVCN tóm tắt một số nét cơ bản trong nội dung cuộc thi và nêu yêu cầu hoạt động tiếp theo. (bạn biết gì về Unesco) Người DCT nhận xét chung về kết quả hoạt động và động viên các bạn chuẩn bị tốt cho hoạt động sau. Ký duyệt Ngày 2 tháng 5 năm 2010 TT. Nguyễn Thanh Lợi Tuần 39 Tiết 20 Ngày soạn: 6/5/2011 Ngày dạy: 9/5/2011 Chủ điểm tháng 5 HÒA BÌNH VÀ HỮU NGHỊ BẠN BIẾT GÌ VỀ UNESCO I. YÊU CẦU: Giúp học sinh Hiểu được mục đích, chức năng và cơ cấu tổ chức của UNESCO – tổ chức Quốc tế về giáo dục, khoa học và văn hóa. Biết thể hiện sự hiểu biết của mình tổ chức UNESCO. Ủng hộ và quan tâm đối với những việc làm, những hoạt động vì sự phát triển của mỗi Quốc gia, của cộng đồng quốc tế II.CHUẨN BỊ 1) Tư liệu về UNESCO a- Nguồn gốc và sự ra đời Tổ chức Giáo dục Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO viết tắt từ tên tiếng Anh: United Nation Educational, Scientific and Cultural Organization) là một trong những tổ chức chuyên môn lớn nhất của Liên hợp quốc. Trong những năm 1942 và 1943 bộ trưởng giáo dục Anh cùng với bộ trưởng giáo dục một số nước đồng minh châu Au có chính phủ lưu vong tại Anh họp nhiều lần ở London để bàn về các vấn đề giáo dục của kiều dân lưu vong và xây dựng lại nền giáo dục và văn hóa của các nước này sau chiến tranh. Dần dần một số nước đồng minh khác tham gia hội nghị và nội dung thảo luận được mở rộng sang các vấn đề gìn giữ hòa bình, thiết lập trật tự quốc tế mới, tăng cường hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc và hợp tác quốc tế về trí tuệ Từ năm 1944, nhiều ý kiến, cá nhân, tổ chức và chính phủ nêu lên việc thànhập một tổ chức quốc tế mới về hợp tác trí tuệ sau chiến tranh, lấy việc giữ hoà bình thông qua trao đổi, hợp tác về giáo dục, văn hóa làm mục đích. Sau một quá trình thương lượng, bảy tháng sau khi Hội nghị San Francisco thông qua hiến chương Liên hợp quốc (4 – 1945), Hội nghị thành lập tổ chức quốc tế về giáo dục và văn hóa của Liên hợp quốc được triệu tập và họp từ 1-16/11/1945 tại London. 44 nước đã cử đại biểu tới dự. Các bên đã thoả hiệp ký kết một bản công ước quy định tổ chức này mang tính chất liên chính phủ (chỉ kết nạp thành viên là chính phủ các nước), nội dung hoạt động và tên gọi bao gồm cả Khoa học, trụ sở đặt tại Paris các ủy ban quốc gia và các tổ chức phi chính phủ sẽ giữ những vai trò quan trọng. Ngày 4-11-1946, với việc chính phủ Hylạp là nước thứ 20 phê chuẩn bản Công ước thành lập UNESCO, văn kiện này bắt đầu có hiệu lực và Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp quốc chính thức ra đời b- Chương trình hoạt động của UNESCO Các hoạt động của UNESCO đều nhằm mục tiêu cơ bản là thông qua giáo dục, khoa học và văn hóa xây dựng sự hiểu biết lẫn nhau, cùng nhau hợp tác bảo vệ hoà bình và an ninh quốc tế. Trên mỗi lĩnh vực có mục tiêu và nội dung cụ thể khác nhau. Giáo dục Giáo dục là một trong những quyền căn bản của con người được bản tuyên ngôn thế giới về nhân quyền thừa nhận và được UNESCO coi là lĩnh vực hoạt động hàng đầu của mình ngay từ khi thành lập. Sau thời kỳ đầu chú trọng việc xây lại các trường sở ở châu Âu bị chiến tranh tàn phá và lập lại các quan hệ giữa các nhà giáo dục các nước. UNESCO chuyển sang dành ưu tiên cho việc giúp đỡ các nước đng phát triển đào tạo cán bộ giảng dạy, thiết lập các hệ thống giáo dục, xây dựng, thực hiện và đánh giá hiệu quả các chính sách giáo dục trong điều kiện riêng của mỗi nước. Khoa học và kỹ thuật Các chương trình ban đầu của UNESCO về khoa học kỹ thuật nhằm hai mục tiêu gắn liền với nhau: phát triển KHKT với sự đóng góp và vì lợi ích của mỗi dân tộc; làm chủ KHKT vì sự phát triển nhịp nhàng của mọi xã hội. Từ những năm 60, với sự tham gia đông đảo của các nước đang phát triển, chính sách KHKT của UNESCO trước hết nhằm tạo thuận lợi cho các nước đang phát triển bước vào kho tàng KHKT hiện đại, giúp các nước này xây dựng một chính sách KHKT phục vụ sự phát triển tự sinh và trật tự kinh tế quốc tế mới, tìm ra giải pháp cho các vấn đề nghiêm trọng về sản xuất, việc làm và nâng cao mức sống, dần dần khắc phục tình trạng lệ thuộc về kỹ thuật đang cản trở sự phát triển. Khác với các cơ quan chuyên môn khác của LHQ chỉ giải quyết từng mặt. UNESCO là cơ quan duy nhất trong hệ thống LHQ có chương trình KHKT gồm cả khoa học cơ bản và khoa học ứng dụng gồm nhiều lĩnh vực. Tùy theo từng giai đoạn mà UNESCO đặt ra những trọng tâm khác nhau. Khoa học xã hội Hoạt động khoa học xã hội của UNESCO nhằm mục tiêu chung nhất là phục vụ sự phát triển chân chính và huy động mọi năng lực tinh thần của con người. UNESCO đề xướng và phổ biến rộng rãi quan điểm về “sự phát tiển tự sinh”, coi đó là kết quả tổng hợp của động lực các lực lượng chủ yếu nội bộ mỗi nuớc nhằm giải quyết các nhu cầu riêng của mình. Không thể có phát triển nếu không hiểu rõ môi trường. UNESCO coi trọng việc nghiên cứu các mối quan hệ giữa con người và môi sinh, các phong trào di trú vấn đề nhân khẩu học và rộng hơn nữa, tìm hiểu và xác định vai trò của giáo dục, khoa học, văn hóa, truyền thông đối với sự phát triển. UNESCO giúp vào việc xây dựng các chính sách đào tạo các cán bộ kĩ thuật về kế hoạch hóa nhằm cải thiện môi sinh của con người Văn hóa Theo quan điểm của UNESCO, sự đối thoại giữa các xã hội đi đôi với sự phát triển đầy đủ của mỗi xã hội là nền tảng của quan hệ hợp tác văn hóa quốc tế. Vì vậy hoạt động văn hóa của UNESCO xoay quanh hai chủ đề gắn bó mật thiết với nhau: đẩy mạnh trao đổi giữa các nền văn hoá để làm giàu lẫn cho nhau và khẳng định bản sắc văn hóa nhằm củng cố tính độc đáo của mỗi xã hội. 2) Chuẩn bị tổ chức a- Giáo viên chủ nhiệm - Phát động toàn lớp sưu tầm các tư liệu, tranh ảnh, sách báo nói về UNESCO - Phối hợp với giáo viên bộ môn như GDCD, Lịch sử để xây dựng một số câu hỏi cho hoạt động. - Nhắc nhở học sinh hãy tích cực cùng nhau tìm hiểu về UNESCO. b- Học sinh - Mỗi học sinh có nhiệm vụ sưu tầm theo gợi ý của giáo viên. Sau đó tập hợp cho cán bộ lớp để chuẩn bị cho việc sắp xếp, lựa chọn tư liệu phù hợp với hoạt động. - Cán bộ lớp thảo luận về kế hoạch và chương trình tổ chức hoạt động, phân công, cử ban giám khảo - Phân công trang trí lớp - Chuẩn bị một vài tiết mục văn nghệ III. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG { Hoạt động mở đầu Toàn lớp hát một bài tùy chọn. Sau đó người DCT nêu lý do hoạt động, giới thiệu đại biểu, giới thiệu chương trình hoạt động và đề cử BGK { Hoạt động 1 BGK vào vị trí của mình. Người DCT mời lần lượt đại diện các tổ lên hái hoa. Sau mỗi câu trả lời, BGK đánh giá điểm và thông báo cho cả lớp biết. Trao phần thưởng cho các tổ có thứ bậc cao. { Hoạt động 2: Giới thiệu về kết quả sưu tầm Đại diện CBL trình bày kết quả sưu tầm của các bạn. Chú ý cần nêu rõ từng thể loại khác nhau để thấy được tính đa dạng của kết quả sưu tầm. Có thể nêu vấn đề để các bạn trong lớp chưa rõ những nội dung vừa trình bày, GVCN hoặc GVBM có thể giúp các em giải quyết các thắc mắc đó. { Hoạt động cuối cùng: Trình bày vài tiết mục văn nghệ. NĐK đánh giá về kết quả hoạt động. Ký duyệt Ngày 6 tháng 5 năm 2011 TT. Nguyễn Thanh Lợi GVCN định hướng cho hs về hoạt động tiết tiếp theo để các em có tâm thế sẵn sàng.
File đính kèm:
- ngll.8.09-10-12tqdn.doc