Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp - Lớp 8 Tuần 5

I. Yêu cầu giáo dục: Giúp học sinh:

- Hiểu ý nghĩa lời Bác dạy, hiểu các kinh nghiệm và phương pháp học tập khoa học để đạt kết quả tốt như lời Bác mong muốn.

- Khiêm tốn học hỏi và có thái độ tích cực.

- Rèn luyện thực hành các phương pháp học tập và cùng giúp đỡ nhau học tốt.

 

doc3 trang | Chia sẻ: hainam | Lượt xem: 1870 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp - Lớp 8 Tuần 5, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Tháng 10: 	Chủ đề: CHĂM NGOAN HỌC TỐT
Tuần 5	Chủ điểm: LÀM THẾ NÀO ĐỂ HỌC TỐT	Thời gian: 45’
I. Yêu cầu giáo dục: Giúp học sinh:
- Hiểu ý nghĩa lời Bác dạy, hiểu các kinh nghiệm và phương pháp học tập khoa học để đạt kết quả tốt như lời Bác mong muốn.
- Khiêm tốn học hỏi và có thái độ tích cực.
- Rèn luyện thực hành các phương pháp học tập và cùng giúp đỡ nhau học tốt.
II. Nội dung và hình thức hoạt động:
1. Nội dung: 
- Ý nghĩa của việc học tốt.
- Các kinh nghiệm học tốt các môn.
- Các phương pháp cụ thể để học tốt các môn.
2.Hình thức hoạt động:
- Trao đổi và thảo luận chủ đề “Làm thế nào để học tốt”
- Xen kẽ văn nghệ và chơi ô chữ có thưởng.
III. Chuẩn bị hoạt động:
1. Về phương tiện hoạt động:
- Bản báo cáo kinh nghiệm học tập, phương pháp học tập của cá nhân học sinh tự chuẩn bị, các câu hỏi tình huống về các quan niệm, phương pháp học để thảo luận.
- Ảnh bác, bình hoa, khăn trải bàn, cờ Tổ quốc.
- Một số tiết mục văn nghệ.
2. Về tổ chức: GV phổ biến cho cán bộ lớp:
- Nêu nội dung, yêu cầu, cách thức tổ chức hoạt động với chủ đề: “Làm thế nào để học tốt theo lời Bác Hồ dạy”
- Yêu cầu mỗi cá nhân tự viết báo cáo về kinh nghiệm và phương pháp học tập của mình, trong đó mỗi học sinh có thể báo cáo kinh nghiệm chung hay chọn một môn học, một vấn đề cụ thể.
- Hướng dẫn gợi ý cho học sinh những vấn đề cần đề cập trong báo cáo của mình.
- Nêu quy định về thời gian tổ chức các hoạt động và thể lệ cuộc thi ô chữ.
- Giao nhiệm vụ cho các bạn mời đại biểu, đem đầy đủ các phương tiện phục vụ hoạt động.
- Các tổ tự phân công trách nhiệm cho thành viên trong tổ, lựa chọn bản báo cáo đặc trưng.
IV. Tiến trình hoạt động:
A Khởi động: (5’)
- Ổn định lớp: hát tập thể bài: “Bốn phương trời”
- Lớp trưởng tuyên bố lý do: Kính thưa quý thầy cô và các bạn thân mến.
Nhằm thi đua lập thành tích chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam, thầy trò trường THCS Lê Thanh Liêm đang ra sức thi đua “Dạy tốt học tốt” để có kết quả cao nhất kính dâng lên thầy cô nhân ngày 20-11. Bác Hồ dã từng nói: “Bác muốn chúng ta không ngừng học tập”. Việc học tập là một yếu tố quan trọng hàng đầu trong đợt thi đua này của chúng ta. Nhưng học như thế nào và phương pháp học ra sao để có kết quả tốt? Mỗi chúng ta, mỗi người có một phương pháp riêng: Người có nhiều kinh nghiệm, người có cách học hay sẽ cùng nhau trao đổi để cùng nhau tìm ra giải pháp tốt nhất giúp nhau cùng tiến bộ trong học tập.
Đặc biệt, đối với các môn: Văn, Toán, Anh, những môn học mà học sinh chúng ta xem là khó nhất và có nhiều bạn học yếu các môn này. Chính vì điều đó, hôm nay tập thể lớp chúng ta tiến hành thảo luận hoạt động: “Làm thế nào để học tốt”.
Đó chính là lý do của buổi sinh hôm nay.
- Giới thiệu đại biểu: Đến dự buổi sinh hoạt hôm nay, em xin trân trọng giới thiệu có:
+ Thầy, cô …..
+ Tập thể lớp.
- Giới thiệu Ban tổ chức, Ban giám khảo, thư ký và nêu chương trình hoạt động.
TG
Hoạt động của giáo viên và học sinh 
Nội dung ghi bảng
30’
Hoạt động 1: Thảo luận về phương pháp học tập: Làm thế nào để học tập tốt?”
- Trong hoạt động này, đội nào có nhiều ý kiến hay, sôi nổi sẽ được phần thưởng.
- Chúng ta có rất nhiều môn học, vậy trước hết chúng ta hãy thảo luận về các môn học chính, các môn học khó:
Theo bạn, chúng ta phải làm thế nào để học tốt môn Toán?
Việc thuê gia sư (như một số bạn xem như là một phương pháp) có phải là một phương pháp giúp chúng ta học tốt không?
Theo bạn, việc sử dụng sách phải như thế nào?
Còn đối với môn Văn, môn mà nhiều bạn cho là thuộc về năng khiếu thì theo bạn, chúng ta nên học môn Văn như thế nào?
Một số bạn sử dụng bài văn mẫu có phải là phương pháp học tốt không?
Có ý kiến cho rằng học văn nên đọc sách nhiều. Vậy việc đọc truyện tranh khá phổ biến hiện nay của các bạn học sinh có nên không?
Còn với môn Ngoại ngữ, môn mà rất nhiều bạn cho là khó. Vì bất đồng ngôn ngữ với tiếng mẹ đẻ của chúng ta, cần phải học như thế nào cho tốt?
Việc nhiều bạn đang học phổ thông nhưng vẫn thường xuyên theo học các lớp tiếng Anh A, B, C ở các trung tâm Anh ngữ có phải là phương pháp tốt không?
Còn đối với các môn học thuộc bài như Sinh, Sử, Địa… phương pháp học tốt của chúng ta ra sao? Có nhiều bạn than phiền là cứ học trước quên sau, các bạn có phương pháp nào giúp các bạn nhớ lâu không?
Có một tình huống như sau: An và Nam là đôi bạn học tốt được GVCN xếp ngồi cạnh nhau, cứ đến giời kiểm tra, Nam cho An chép bài cúa mình. Cuối cùng từ học sinh yếu, An tiến bộ thành học sinh khá. Theo bạn phương pháp của Nam tốt hay không? Vì sao?
- Qua tất cả các ý kiến trao đổi của các bạn, tôi muốn có ý kiến của Ban có vấn, em xin kính mời Ban cố vấn cho ý kiến đánh giá phần thảo luận của các đội.
(Ý kiến của BCV: Vừa rồi các em đã đưa ra những ý kiến được xem như bài học tâm huyết củta bản thân về những kinh nghiệm học tốt các bộ môn. Theo cô (thầy) đẻ học tốt trước hết phải chăm học vì người xưa có câu: “Cần cù bù thông minh”. Rồi sau đó, tùy theo đặc trưng từng bộ môn mà chúng ta có phương pháp học khác nhau. 
- Ví dụ như với môn Văn: muốn học tốt phải có một kiến thức về văn chương nhất định (điều này nằm trong hệ thóng những bài giảng, bài học chính khóa…) sau đó là hệ thống ngôn từ giao tiếp phong phú được đúc kết từ sách vở, từ những bài văn, bài thơ hay, từ lối sống, giao tiếp hàng ngày. Kết tiếp là vận dụng sáng tạo các biện pháp tu từ, từ vựng đã được học, tạo được thói quen ghi chép sổ tay văn học những câu văn, đọan thơ hay, những lời hay ý đẹp mà mình bắt gặp trong qua trình đọc sách báo để phục vụ cho việc viết văn. Tập luyện viết câu văn hay, đọan văn đúng cú pháp…
- Vừa rồi các đội đã rất cố gắng có những ý kiến hay, xét về thời gian và kiến thức thì…
- LT: Xin cảm ơn Ban cố vấn, sau đây, đế hay đổi khong khí, mời tất cả chúng ta thưởng thức các tiết mục văn nghệ.
CHỦ ĐIỂM:
CHĂM NGOAN HỌC TỐT
CHỦ ĐÈ:
LÀM THẾ NÀO ĐỂ HỌC TỐT?
10’
Hoạt động 2: Trò chơi ô chữ
LT: Sau đây chúng ta cùng nhau tham dự trò chơi ô chữ. Nội dung ô chữ là những kiến thức trong chương trình đã được học ở lớp 6, 7, 8.
- Thể lệ chơi như sau:
- Có 1 hàng dọc (hàng chìa khóa) và 6 hàng ngang chứa đựng các từ chìa khóa. Mỗi hàng ngang trả lời đúng sẽ được 10 điểm. Sau khi tìm được các từ chìa khóa, bạn nào muốn trả lời hàng dọc (hàng chìa khóa) phải có tín hiệu nhanh để giành quyền trả lời. Nếu trả lời đúng, sẽ được 20 điểm. nếu sai, sẽ mất quyền chơi tiếp.
Bây giờ mời các bạn lên bốc thăm câu hỏi:
Hàng ngang số 1: gồm 5 chữ cái.
Khí thường được dùng để bơm vào bóng bay. (HYDRO)
Hàng ngang số 2: gồm 9 chữ cái.
Hình ảnh thu nhỏ của quả đất còn được gọi là gì? (QUẢ ĐỊA CẦU)
Hàng ngang số 3: gồm 6 chữ cái
Đại lượng đặc trưng của sự nhanh chậm của chuyển động. (VẬN TỐC)
Hàng ngang số 4: gồm 9 chữ cái
Tập họp các điểm cách đều một điểm cho trước với một khoảng không đổi nằm ở đâu? (ĐƯỜNG TRÒN)
Hàng ngang số 5: gồm 5 chữ cái
Truyện cổ tích nào có câu hát: “Ò ó o o, phải thuyền quan trạng đón cô tôi về? (SỌ DỪA)
Hàng ngang số 6: gồm 10 chữ cái
Tác giả lớn của văn học trung đại từ thế kỷ X - XV là ai? (NGUYỄN TRÃI)
- Các bạn thân mến! hai từ “HỌC TỐT” ở hàng chìa khóa của trò chơi ô chữ một lần nữa nhắc nhở chúng ta hãy cố gắng học tốt để không phụ lòng mong mỏi của bố mẹ, thầy cô. 
Và bây giờ là giây phút hồi hộp của các đội dự thi. Mời thư ký công bố kết quả của các đội.
- Thư ký công bố kết quả.
- LT: Em xin trân trọng kính mời cô giáo chủ nhiệm trao phần thưởng cho các đội. Mời đại diện các đội.
- Chúng ta hãy tặng một tràng pháo tay nhiệt liệt cho các đội tham dự cuộc thi.
- Sau đây, em xin nhường lời cho GVCN.
V. Kết thúc hoạt động: (5’)
- GVCN phát biểu ý kiến, nhận xét buổi hoạt động.
- Dặn dò: tuần sau: chủ đề : TIẾT HỌC TỐT THEO LỜI BÁC DẠY.
- Lớp trưởng bắt một bài hát tập thể.

File đính kèm:

  • docTuan 5.doc