Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Bài 19+20 - Nguyễn Văn Liêm

 I.MỤC TIÊU

 1.Kiến thức: Giúp HS nắm được những nét chính về diễn biến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn ( cuộc khởi nghĩa nhanh chóng lan rộng và xây dựng căn cứ địa vững chắc trong lòng dân cũng như những nơi hiểm yếu)từ chổ bị động đối phó với quân Minh ban đầu đến thời kì chủ động tiến công giải phóng đất nước. Nắm được những nguyên nhân thắng lợi( Do tinh thần quyết chiến của nhân dân và biết lợi dụng địa hình) và ý nghĩa lịch sử cơ bản của cuộc khởi nghĩa.

 2.Kỹ năng: - Rèn cho hs sử dụng bản đồ; tham khảo tài liệu

 3.Thái độ:- Thấy được tinh thần hi sinh, vượt qua gian khổ anh dũng bất khuất của nghĩa quân lam Sơn

 - Giáo dục cho hs lòng yêu nước, tự hào, tự cường dân tộc

 - Bồi dưỡng cho Hs tinh thần quyết tâm vượt khó học tập và phấn đấu vươn lên, giữ gìn các di tích lịch sử.

 II. PHƯƠNG TIỆN

 - Hs: Sgk, tư liệu Lê Lợi

 - Gv: + sử dụng phương pháp: thuyết trình, trực quan, nêu vấn đề

 + Phương tiện: sgk, sách hướng dẫn sử dụng kênh hình, lược đồ khởi nghĩa Lam sơn

 III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sỉ số(1’)

 2. KTBC: Lồng vào bài mới

 3. Bài mới

 * Đặt vấn đề: Chúng ta đã tìm hiểu được cuộc khởi nghĩa của các quý tộc nhà Trần mặc dù quyết liệt nhưng

 cuối cùng đều thất bại.Và lúc này đã xuất hiện một nhân vật đã đứng lên lãnh đạo nhân dân chống lại quân

Minh? Vậy đó là ai và kết quả như thế nào chúng ta cùng nhau tìm hiểu nội dung bài hôm nay. (1’)

 

doc12 trang | Chia sẻ: tranluankk2 | Ngày: 17/03/2022 | Lượt xem: 368 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Bài 19+20 - Nguyễn Văn Liêm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
 khởi nghĩa Lam Sơn giai đoạn 1424 ?
 Vì sao cuộc kháng chiến đạt được nhiều thắng lợi to lớn?
 5. Dặn dò: (2’)- Học bài
	 - xem phần tiếp theo: + Đọc bài
	 + xem lược đồ
	 + Tìm tác phẩm “ Bình Ngô Đại Cáo”
 IV. RKN: ..
.
.
.
Trường THCS Thị Trấn GV: Nguyễn Văn Liêm
Tuần 21 Tiết ppct 41 Ngày soạn : 05/ 01/ 11
Lớp: Khối 7 Ngày dạy :...10/ 01/ 11
Bài 19:CUỘC KHỞI NGHĨA LAM SƠN(1418 - 1427)
III:KHỞI NGHĨA LAM SƠN TOÀN THẮNG(cuối 1426- cuối 1427
 I.MỤC TIÊU
 1.Kiến thức: Giúp HS nắm được những nét chính về diễn biến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn ( cuộc khởi nghĩa nhanh chóng lan rộng và xây dựng căn cứ địa vững chắc trong lòng dân cũng như những nơi hiểm yếu)từ chổ bị động đối phó với quân Minh ban đầu đến thời kì chủ động tiến công giải phóng đất nước. Nắm được những nguyên nhân thắng lợi( Do tinh thần quyết chiến của nhân dân và biết lợi dụng địa hình) và ý nghĩa lịch sử cơ bản của cuộc khởi nghĩa.
 2.Kỹ năng: - Rèn cho hs sử dụng bản đồ; tham khảo tài liệu
 3.Thái độ:- Thấy được tinh thần hi sinh, vượt qua gian khổ anh dũng bất khuất của nghĩa quân lam Sơn
 - Giáo dục cho hs lòng yêu nước, tự hào, tự cường dân tộc
 - Bồi dưỡng cho Hs tinh thần quyết tâm vượt khó học tập và phấn đấu vươn lên, giữ gìn các di tích lịch sử.
 II. PHƯƠNG TIỆN:
 - Hs: + Sgk; tìm tác phẩm “ Bình Ngô Đại Cáo”
 - Gv: + Sử dụng phương pháp trực quan, thuyết trình, gợi mở
 + Phương tiện: sách hướng dẫn sử dụng kênh hình; lược đồ khởi nghĩaLam Sơn, tác phẩm “ Bình Ngô Đại
 Cáo”
 III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sỉ số(1’)
 2. KTBC(3’)
Trình bày cuộc tiến quân ra Bắc của Lê Lợi? Nhiệm vụ của nghĩa quân?
 3. Bài mới
 * ĐVĐ: Cuộc khởi nghĩa của nghĩa quân Lam Sơn đã giành được thắng lợi? Vậy giai đoạn tiếp theo của 
 Cuộc khởi nghĩa như thế nào chúng ta cùng nhau tìm hiểu phần tiếp theo.(1’)
Hoạt động 1: TRẬN TỐT ĐỘNG – CHÚC ĐỘNG (cuối năm 1426)(11’)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Kiến thức cần đạt
 Gv chỉ cho hs vị trí Tốt động – Chúc Động
? Để giành thế chủ động tiến quân 
vào Thanh Hóa, nhà Minh đã làm gì?
? Trước tình thế đó quân ta giải 
quyết như thế nào?
? Cuộc khởi nghĩa diễn ra như thế nào?
Gv kết hợp lược đồ
? Vậy kết quả như thế nào?
? Thắng lợi này có ý nghĩa gì?
? Vì sao được coi là ý nghĩa chiến lược?
Y/C đọc trong Sgk
-Quan sát
- Trả lời
- Dựa vào sgk trình bày
-Là trận thắng có ý nghĩa quyết định
- Làm tương quan lực lượng giữa ta
và địch thay đổi; ý đồ của giặc bị thất bại
-Đọc
1. Trận Tốt Động – Chúc Động
(cuối năm 1426)
a. Hoàn cảnh
- 10.1426, Vương Thông chỉ huy 5
Vạn viện binh đến Đông Quan và
Mở cuộc phản công lớn.
- Quân ta mai phục ở Tốt động - Chúc Động
b. Diễn biến
- 11.1426, quân Minh tiến vào Cao Bộ
- Quân ta từ mọi phía xông vào đánh giặc
c. Kết quả: 5 vạn quân địch tử thương, Vương 
Thông chạy về Đông quan
Hoạt động 2: TRẬN CHI LĂNG – XƯƠNG GIANG(tháng 10.1427)(14’)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Kiến thức cần đạt
? Sau thất bại ở Tốt Động – Chúc
Động, quân Minh phải làm gì?
? Viện binh do ai chỉ huy?
? Trước tình hình đó nghĩa quân 
quyết định ra sao?
? Tại sao lại tập trung lực lượng 
tiêu diệt đạo quân của Liễu Thăng
mà không tiêu diệt đạo quân Mộc Thạnh?
? Trận chiến diễn ra như thế nào?
 Gv kết hợp lược đồ
BS: Chi Lăng là 1 ải hiểm trở nhất 
Trên đường từ Phà Luỹ đến Đông 
Quan, Aûi Chi Lăng là 1 thung lũng
nhỏ hình bầu dục dài khoảng 4km, 
rộng 1km, phía tây là vách núi dựng
đứng phía đông là đồi núi trùng điệp
Gv gọi Hs trình bày
Gọi Hs đọc chữ nhỏ
? Kết quả của trận chiến ntn?
? Em hãy nêu ý nghĩa của trận Chi Lăng – Xương 
Giang?
GV: Chúng ta đã tận dụng tốt thời 
Cơ cũng như là dựa vào yếu tố địa 
Hình đã làm nên trận thắng vẽ vang 
Đánh tan quân xâm lược nhà Minh..
- Tăng thêm viện binh
- Liễu Thăng, Mộc Thạnh
- Vì tiêu diệt Liễu Thăng sẽ tiêu 
Diệt một lực lượng lớn buộc Mộc 
Thạnh đầu hàng
- Quan sát
- HS trình bày trên lược đồ
- Đọc
- Là trận quyết chiến chiến lược,
tiêu diệt ý chí xâm lăng của giặc.
2. Trận Chi Lăng – Xương Giang
( tháng 10.1427)
a. Chuẩn bị
-Ta quyết định tập trung lực lượngtiêu diệt quân 
Liễu Thăng
b. Diễn biến
-8.10.1427 Liễu Thăng dẫn quân 
vào nước ta đã bị phục kích và 
giết chết ở ải Chi Lăng
- Lương Minh lên thay dẫn quân
xuống Xương Giang nhưng bị ta 
phục kích ở Cần Trạm, Phố Cát.
- Biết Liễu Thăng tử trận Mộc 
Thạnh rút về nước.
c. kết quả
-Liễu Thăng, Lương Minh tử trận
Vương Thông xin hòa, khởi nghĩa
Lam sơn toàn thắng
Hoạt động 3:NGUYÊN NHÂN THẮNG LỢI VÀ Ý NGHĨA LỊCH SỬ(10’)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Kiến thức cần đạt
? Tại sao cuộc khởi nghĩa Lam sơn
giành được thắng lợi?
GV: Với sự lãnh đạo tài tình của Lê 
Lợi cùng với bộ chỉ huy đã làm nên 
chiến thắng vẽ vang cho dân tộc ta
thoát khỏi ách đô hộ chúng ta phải 
trân trọng những thành quả đó, biết 
ơn các vị anh hùng dân tộc đã hi 
sinh cho chúng ta có được cuộc sống 
ngày hôm nay.
? Khởi nghĩa Lam Sơn toàn thắng có ý nghĩa gì?
- Dựa vào sgk trình bày.
- Nghe
- Kết thúc 20 năm đô hộ của nhà Minh
3. Nguyên nhân thắng lợi và ý 
nghĩa lịch sử
a.Nguyên nhân
-Cuộc khởi nghĩa được nhân 
dân ủng hộ khắp nơi
- Sự lãnh đạo tài tình của bộ chỉ 
huy
b.Ý nghĩa:Kết thúc 20 năm đô hộ của nhà Minh
 4.Củng cố : (3’)
Em hãy trình bày chiến thắng trận Tốt Động – Chúc Động?
Chiến thắng Chi Lăng – Xương Giang diễn ra như thế nào?
 5. Dặn dò(2’) Học bài + Xem bài20-I: xem lại thời Trần; lược đồ;tìm tư liệu vua Lê
 IV. RKN ..
 .
...
Trường THCS Thị Trấn GV: Nguyễn Văn Liêm
Tuần 21 Tiết ppct 42 Ngày soạn : 05/ 01/ 11
Lớp: Khối 7 Ngày dạy :...10/ 01/ 11
Bài 20: NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI LÊ SƠ (1428 - 1527) 
I. TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ, QUÂN SỰ, PHÁP LUẬT
 I.Mục Tiêu
 1. Kiến thức:Giúp Hs nắm:
 - Bộ máy chính quyền thời Lê Sơ, chính sách đối với quân đội thời Lê Sơ, những điểm chính của bộ luật 
 Hồng Đức.
 - So sánh với thời Trần để chứng minh thời Lê Sơ nhà nước tập quyền tương đối hoàn chỉnh, quân đội hùng 
 mạnh, có pháp luật đảm bảo kỉ cương, trật tự xã hội.
 2. Kỹ năng: Phát triển khả năng đánh giá tình hình phát triển về chính trị, quân sự ở 1 thời kì lịch sử.
 3. Thái độ: Giáo dục cho HS niềm tự hào về thời thịnh trị của đất nước, có ý thức bảo vệ tổ quốc.
 II.Phương tiện:
 - Hs: Sgk, tư liệu vua Lê sơ
 - Gv: Sử dụng phương pháp: trực quan, thuyết trình, gợi mở, nêu vấn đề
 + Phương tiện: Bảng phụ; sơ đồ tổ chức bộ máy chính quyền; sách hướng dẫn kênh hình; tư liệu.
 III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP	
 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sỉ số(1’)
 2. KTBC(3’)
Trình bày chiến thắng Chi Lăng – Xương Giang trên lược đồ?
 3. Bài mới
 * ĐVĐ: Dựa vào sự thông minh tài trí của người chỉ huy cùng với yếu tố địa hình thuận lợi ta đã đánh tan 
 quân xâm lược nhà Minh. Vậy sau khi đánh thắng nhà Lê đã xây dựng chính quyền như thế nào? Chúng ta
 cùng tìm hiểu nội dung bài hôm nay.(1’)
I. TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ, QUÂN SỰ, PHÁP LUẬT
Hoạt động 1: TỔ CHỨC BỘ MÁY CHÍNH QUYỀN(14’)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Kiến thức cần đạt
? Sau khi đánh đuổi quân Minh, Lê Lợi đã làm gì?
Gv giới thiệu sơ đồ bộ máy nhà Nước
? Đứng đầu bộ máy nhà nước?
? Ơ trung ương được tổ chức như thế nào?
y/c nêu 6 bộ và chức năng của các
cơ quan
? Ở địa phương được tổ chức ntn?
? Các ti có nhiệm vụ ntn?
y/c hs quan sát H44 và nêu 13 đạo thừa tuyên
? So sánh tổ chức nhà nước thời Lê Sơ và Trần, nhiều 
người cho rằng tổ chức nhà Lê tập quyền hơn, điều này
 thể hiện ntn?
? Em có nhận xét gì về tổ chức bộ
Máy chính quyền thời Lê sơ?
GV: Tổ chức bộ máy nhà nước của
thời Lê Sơ chứng tỏ nhà nước đã
được thống nhất và hùng mạnh.
- Lê Lợi lên ngôi hoàng đế( Lê Thái Tổ) khôi
 phục lại quốc hiệu Đại Việt, xây dựng bộ 
máy chính quyền
-Quan sát
- Bộ lại, hộ lễ, binh, hình, công
- Đô ti: quân sự, an ninh
-Đọc và xác định theo y/c
-Vua nắm quyền, bãi bỏ 1 số chức 
vụ cao cấp; vua trực tiếp làm tổng
chỉ huy quân đội
1. Tổ chức bộ máy chính quyền.
- Đứng đầu là vua
- Ở trung ương:giúp việc có các quan
 đại thần, có 6 bộ và 1 số cơ quan chuyên môn.
- Địa phương: chia làm 13 đạo có 3 ti phụ 
trách, dưới có phủ, châu,Huyện, xã
- Nhà nước tập quyền chuyên chế
hoàn chỉnh.
Hoạt động 2: TỔ CHỨC QUÂN ĐỘI(10’)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Kiến thức cần đạt
? Nhà lê tổ chức quân đội ra sao?
? So với quân đội thời Trần, Lý thì sao?
? Tại sao nói trong hoàn cảnh lúc
đó, chế độ ngụ binh ư nông là tối ưu?
? Nhà Lê quan tâm đến phát triển
quân đội ntn?
 Gọi hs đọc chữ nhỏ trong Sgk
? Em có nhận xét gì về chủ trương 
của nhà nước thời Lê sơ đối với 
lãnh thổ qua đoạn trích Sgk?
- Giống nhau về chính sách, có 2 
bộ phận; nhà Trần khác về chủ trương.
- Vì thường xuyên có chiến tranh
vừa kết hợp sản xuất với quốc phòng
- Quân lính luyện tập võ nghệ;bố 
trí quân đội ở vùng biên giới.
- Đọc
- Quyết tâm bảo vệ đất nước; thực 
hiện chính sách vừa cương vừa 
nhu
2. Tổ chức quân đội
- Thực hiện chính sách “ ngụ binh Ư nông” 
- Quân đội gồm 2 bộ phận: quân triều đình và 
quân địa phương
Hoạt động 3:LUẬT PHÁP(10’)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Kiến thức cần đạt
? Nhà Lê quan tâm gì đến luật Pháp?
? Vì sao thời Lê, nhà nước quan tâm đến luật pháp?
? nội dung của bộ luật?
? Theo em khi đánh giá bộ luật Hồng Đức, ý kiến nào
 đúng?
? Bộ luật đầu tiên của nước ta có 
tên gọi là gì?
? Luật Hồng Đức có gì tiến bộ?
- Giũ gìn trật tự, kỉ cương; ràng 
buộc nhân dân với triều đình
- Bảo vệ quyền lợi gcpk, quyền lợi
cho nhân dân lao động, giúp nhà
nước quản lí tốt xã hội.
- Luật hình thư
- Quyền lợi, địa vị người phụ nữ 
được tôn trọng.
3. Luật pháp
- Lê Thánh Tông ban hành luật Hồng Đức
+ Bảo vệ vua, hoàng tộc
+Bảo vệ quyền lợi giai cấp thống trị, người phụ 
nữ.
 4.Củng Cố:(4’)
Yêu cầu hs hoàn thành sơ đồ bộ máy nhà nước?
Quân đội thời này có gì giống và khác so với trước kia?
Luật Hồng Đức có gì tiến bộ?
 5. Dặn dò:(2’)- Về nhà học bài
 - Xem phần II:nhận xét những chính sách về kinh tế; những thay đổi của xã hội; xem lại thời Trần
 IV.RKN.
. . .

File đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_lop_7_bai_1920_nguyen_van_liem.doc