Giáo án lớp 5 - Tuần 22

I. Mục tiêu.

1. Đọc: lưu loát, diễn cảm bài văn - giọng đọc lúc , hào hùng; lúc trầm lắng tiếc thương. Đọc phân biệt lời nhân vật (bố Nhụ, ông Nhụ, Nhụ)

2. Hiểu ý nghĩa bài đọc: Ca ngợi những người dân chài táo bạo, dám rời quê hương tới lập làng ở đảo để xây dựng cuộc sống mới, giữ vùng biển của Tổ quốc. (Trả lời được các câu hoi 1,2,3)

II. Đồ dùng dạy- học.

- Tranh minh hoạ trong SGK

III. Các hoạt động dạy-học chủ yếu.

 

doc18 trang | Chia sẻ: dung1611 | Lượt xem: 1708 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 5 - Tuần 22, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
ành tên đó.
4. Củng cố - dặn dò.
- GV hệ thống nội dung bài. Dặn học sinh chuẩn bị bài sau.
. 
 luyện từ và câu
Tiết số 43. nối các vế Câu ghép bằng quan hệ từ
I. Mục tiêu.
- Hiểu thế nào là câu ghép thể hiện quan hệ tương phản.
- Biết phân tích cấu tạo của câu ghép (BT1); thêm 1 vế câu ghép để tạo thành câu ghép chỉ quan hệ tương phản; biết xác định chủ ngữ, vị ngữ của mỗi vế câu ghép trong mẩu chuyện (BT3).
II. Các hoạt động dạy- học.
1. ổn định.
2. Kiểm tra: 
- Nêu cặp QHT nối các vế câu ghép thể hiện quan hệ đ/k- kết quả? Cho ví dụ?
3. Bài mới. a. GTB: GV giới thiệu và ghi đầu bài.
	b. Nội dung bài. 
Các hoạt động của thầy và trò
Nội dung 
Bài tập 1
- 2 HS đọc tiếp nối, nêu yêu cầu. 
- HS làm bài theo cặp. HS đọc bài làm 
- Nhận xét, chốt lời giải đúng.
H: Từ “tuy” và cặp quan hệ từ “ tuy … nhưng … “ biểu thị quan hệ gì?
- HS: Quan hệ tương phản.
H: Để biểu thị quan hệ tương phản giữa 2 vế câu ta có thể dung các QHT hoặc cặp QHT nào ?
- HS nêu, GV chốt lại.
Bài tập 2
- 1 HS đọc yêu cầu, lớp làm vở.
- 2 HS trình bày bài làm trên bảng. Nhận xét, chốt câu đúng. 
Bài tập 3. GV các em cần đọc cả câu chuyện vui chủ ngữ ở đâu.
- 1 HS đọc bài, 2 HS nêu yêu cầu.
- HS làm vở bài tập, nêu CN - VN.
- Hỏi : Câu chuyện khôi hài ở chỗ nào? (tìm CN- là tên cớp, hắn- không phải tên cướp ở đâu) 
Bài tập 1
a. - Chủ ngữ : giặc Tây, chúng
 - Vị ngữ : hung tàn, không thể... bộ.
b. - Chủ ngữ : rét, mùa xuân
 - Vị ngữ : vẫn kéo dài, đã đến bên bờ sông Lương.
Bài tập 2
a. Tuy... nhưng cây cối trong vườn nhà em vẫn xanh tơi 
b. Mặc dù trời đã đứng bóng (tuy trời đã sẩm tối) nhưng... 
Bài tập 3
- Chủ ngữ : tên cướp, hắn
- Vị ngữ : rất hung hăng gian xảo, vẫn phải đưa hai tay vào còng số 8. 
4. Củng cố - Dặn dò.
- GV hệ thống nội dung bài. Về nhà học thuộc ghi nhớ.
- Dặn học sinh chuẩn bị bài sau: MRVT Trật tự - An ninh.
Soạn ngày: Thứ sáu ngày 18 tháng 1 năm 2012
Ngày dạy: Thứ sáu ngày 25 tháng 1 năm 2013
Toán
Tiết số 110. thể tích của một hình
I. Mục tiêu : Giúp HS
- Có biểu tượng về thể tích của một hình.
- Biết so sánh thể tích của hai hình trường hợp đơn giản.
- Bài tập cần làm: BT 1, BT2.
II. Đồ dùng dạy học.
- Bộ đồ dùng dạy Toán 5
III. Các hoạt động dạy học.
1. ổn định.
2. Kiểm tra.
3. Bài mới. GTB. GV nêu y/c tiết học.
Hoạt động của GV - HS
Nội dung bài học
a. Ví dụ 1
- Lấy 1 hộp chữ nhật, 1 hình lập phương. 
- Hỏi : Hình nào lớn hơn?
- Đặt lập phương vào trong hộp chữ nhật. Nêu : Thể tích hình lập phương bé hơn thể tích hộp chữ nhật... (SGK)
b. Ví dụ 2
- HS quan sát SGK. Hỏi : So sánh thể tích hình C và hình D? (bằng nhau).Vì sao?
c. Ví dụ 3
- HS quan sát SGK, nêu số lượng hình lập phương của mỗi hình (P, M, N)
- So sánh thể tích hình P với hình M, N? (thể tích hình P bằng tổng thể tích hình M, N )
2. Hướng dẫn luyện tập
Bài tập 1
- HS quan sát hình A và B. Hỏi :
+ Hình A(B)gồm mấy hình lập phương nhỏ?
+ Hình nào có thể tích lớn hơn?
Bài tập 2
- HS quan sát SGK, thảo luận cặp : So sánh thể tích hình A và B? Vì sao s/s được?
- HS nêu ý kiến. Nhận xét, thống nhất.
1. Ví dụ
a. Hình lập phương nằm hoàn toàn trong hình hộp chữ nhật. 
Ta nói :
- Thể tích hình lập phương bé hơn thể tích hình hộp chữ nhật. Hay
- Thể tích hình hộp chữ nhật lớn hơn thể tích hình lập phương.
b. Hình C gồm 4 hình lập phương như nhau. Hình D cũng gồm 4 hình lập phương như thế. Ta nói :
- Thể tích hình C bằng thể tích hình D
c. Hình P gồm 6 hình LP như nhau. Hình M gồm 4, hình N gồm 2 hình lập phương như thế. Ta nói :
- Thể tích hình P bằng tổng thể tích hình M và N.
2. Luyện tập
Bài tập 1
- Hình A : 16 hình lập phương nhỏ
- Hình B : 18 hình lập phương nhỏ
- Hình B có thể tích lớn hơn 
Bài tập 2
- Hình A : 45 hình lập phương nhỏ
- Hình B : 26 hình lập phương nhỏ
- Hình A có thể tích lớn hơn.
4. Củng cố. Dặn dò. 
- GV nhận xét tiết học. Dặn HS chuẩn bị bài sau: Xăng-ti-mét khối. Đề-xi-mét khối
tập làm văn
Tiết số 44. kể chuyện (Kiểm tra viết )
I. Mục tiêu.
- Viết được một bài văn kể chuyện theo gợi ý trong SGK. Bài văn có cốt truyện, nhân vật, ý nghĩa; lời kể tự nhiên.
II. Đồ dùng dạy học.
- Bảng lớp ghi tên truyện đã học, truyện cổ tích.
III. Các hoạt động dạy học.
1. ổn định.
2. Kiểm tra: 
3. Bài mới. a. GTB: GV giới thiệu và ghi đầu bài.
	b. Nội dung bài. 
Các hoạt động của thầy và trò
Nội dung 
- 1-2 HS đọc 3 đề bài
- GV: Đề 3 y/c các em kể theo lời một nhân vật trong chuyện cổ tích. Các em cần nhớ y/c của kiểu đề bài này để thực hiện đúng.
- HS nêu tên đề bài đã chọn :
+ Kể về kỉ niệm khó quên về tình bạn giữa em và Hương - bạn thân hồi học lớp 3.
+ Em rất khâm phục ông Giang Minh Sài. Em kể câu chuyện Trí dũng song toàn nói về ông.
+ Em rất thích truyện cổ tích Thạch Sanh. Em kể lại câu chuyện này theo lời nhân vật Thạch Sanh.
Lưu ý: Phần diễn biến- mỗi sự việc nên viết thành một doạn văn. Các câu trong đoạn phải logíc, khi kể nên xen kẽ ngoại hình, hoạt động, lời nói của nhân vật. Phần kết thúc nêu ý nghĩa chuyện hoặc suy nghĩ của em về câu chuyện.
- Giải đáp thắc mắc của HS.
- Học sinh làm bài vào vở.
- Quan sát, giúp đỡ HS lúng túng
A. Đề bài : 
Chọn một trong các đề bài sau :
1. Hãy kể một kỉ niệm khó quên vè tình bạn.
2. Hãy kể một câu chuyện mà em thích nhất trong các câu chuyện đã được học.
3. Kể lại một câu chuyện cổ tích mà em biết theo lời một nhân vật trong câu chuyện đó.
4. Củng cố - Dặn dò.
- Nhận xét ý thức làm bài của HS. Dặn HS : Bài sau Lập chương trình hoạt động
lịch sử
Tiết số 22. Bến tre đồng khởi
I. Mục tiêu: HS biết
- Vì sao nhân dân miền Nam phải vùng lên “đồng khởi”
- Đi đầu trong phong trào đồng khởi là nhân dân tỉnh Bến Tre.
II. Đồ dùng dạy học.
- Bản đồ hành chính Việt Nam. ảnh tư liệu về phong trào đồng khởi
III. các hoạt động dạy học.
1. ổn định.
2. Kiểm tra
3. Bài mới. GTB: GV giới thiệu và ghi đầu bài.
 Các hoạt động của của thầy và trò
Nội dung 
Hoạt động 1. Làm việc cả lớp
- HS nêu tội ác của Mỹ - Diệm
- Giới thiệu: Trước tình hình đó ND miền Nam đồng loạt vùng lên đồng khởi.
? Phong trào bùng nổ vào thời gian nào? Tiêu biểu nhất là ở đâu? 
Hoạt động 2. Làm việc nhóm
- Đọc thầm đoạn 1,2, nêu diễn biến chính của đồng khởi ở Bến Tre.
? Thuật lại sự kiện gnày 17-1-1960? Sự kiện này ảnh hưởng gì đến các huyện khác ở Bến Tre?
- HS trình bày, đại diện các nhóm bổ sung, lớp ghi vở.
Hoạt động 3. Làm việc cá nhân.
- HS làm bài 3 / vở bài tập. Hỏi : Hình thức đấu tranh của phong trào đồng khởi?
? Nêu kết quả của phong trào đồng khởi Bến Tre?
Hoạt động 4 . Làm việc cả lớp
- 1 HS đọc: ở nhiều nơi... quê hương. Hỏi:
+ Thắng lợi giành được qua phong trào đồng khởi là gì ?
? Phong trồa đồng khởi Bến Tre có ảnh hưởng gì đến phong trào đấu tranh ở niềm Nam?
+ Nêu ý nghĩa của phong trào đồng khởi ?
- 2- 3 HS trả lời, lớp nhận xét.
- Giáo viên kết luận.
1.Nguyên nhân bùng nổ của phong trào đồng khởi
- Mỹ - Diệm tàn sát dã man, buộc nhân dân miền Nam vùng lên phá tan ách kìm kẹp.
- Cuối 1959 đầu 1960 khắp miền Nam bùng nên phong trào đồng khởi.
2. Diễn biến cuộc đồng khởi ở Bến Tre
- Ngày 17-1-1960 ND huyện Mỏ Cày mở đầu đồng khởi phá đồn giặc tiêu diệt ác ôn, đập tan bộ máy cai trị ở xã, ấp
- Có 22 xã được giải phóng, 29 xã đã tiêu diệt ác ôn, vây đồn.
3. Kết quả của phong trào đồng khởi
- Chính quyền địch tê liệt, tan rã nhiều nơi
- Chính quyền cách mạng được thành lập ở các thôn xã
- Nhân dân được chia ruộng đất, làm chủ quê hương.
4. ý nghĩa của phong trào đồng khởi
- Mở ra thời kỳ mới: nhân dân miền Nam cầm vũ khí chiến đấu, đấu tranh chính trị kết hợp đấu tranh vũ trang, đẩy quân Mỹ- nguỵ vào thế bị động, lúng túng.
4. Củng cố - dặn dò.
- GV hệ thống nội dung bài. 
- Bài sau: Nhà máy hiện đại đầu tiên của nước ta.
. khoa học
Tiết số 44. Sử dụng năng lượng gió, nước chảy
I. Mục tiêu: HS biết:
- Trình bày tác dụng của năng lượng gió, nước chảy trong tự nhiên.
- Kể được những thành tựu trong việc khai thác để sử dụng năng lượng gió, nước chảy.
- Kết hợp GD cho HS các KNS: KN biết cách tìm tòi, xử lý thông tin, KN bình luận, đánh giá.
II. Đồ dùng dạy học.
- Tranh ảnh về sử dụng năng lượng gió, nước chảy.
- Hình trang 90, 91/ SGK
III. Các hoạt động dạy học.
1. ổn định.
2. Kiểm tra: - Vì sao cần tiết kiệm năng lượng chất đốt?
3. Bài mới. a. GTB: GV giới thiệu và ghi đầu bài.
	b. Nội dung bài.
Các hoạt động của thầy và trò
Nội dung 
* Hoạt động 1: Thảo luận về năng lượng gió.
+ MT. HS biết trình bày năng lượng của gió trong tự nhiên và tác dụng của nó.
- HS thảo luận theo nhóm 4
+ Vì sao có gió? Nêu ví dụ về tác dụng của năng lượng gió trong tự nhiên ?
+ Con người sử dụng năng lượng gió trong những việc gì ? Liên hệ thực tế ở địa phương?
- Từng nhóm trình bày kết quả.
- Thống nhất ý kiến cả lớp
* Hoạt động 2: Tìm hiểu về năng lượng nước chảy.
+ MT. HS trình bày được tác dụng của năng lượng nước chảy. Kể được một số thành tựu trong khai thác để sử dụng năng lượng nước chảy.
 - HS trao đổi theo cặp
+ Nêu một số ví dụ về tác dụng của nước chảy trong tự nhiên ?
+ Con người sử dụng năng lượng nước chảy trong những việc gì ? Liên hệ thực tế.
-2-3 cặp học sinh lên thực hiện hỏi- đáp
- Nhận xét, đánh giá, thống nhất chung.
* Hoạt động 3: Thự hành làm quay tua bin.
- HD học sinh thực hành theo nhóm.
Đổ nước làm quay tua bin của mô hình tua bin nước.
- HS thực hành.
GV. Khi tua bin quay thì sẽ làm quay rô-to của máy phát điện và bóng đèn sẽ sáng.
1. Sử dụng năng lượng gió
- Gió: Do không khí chuyển động mà tạo thành.
- Tác dụng
+ làm quay chong chóng
+ Chạy thuyền buồm
+ Rê thóc 
2. sử dụng năng lượng nước chảy
- Vận chuyển gỗ, luồng từ miền núi về đồng bằng.
- Làm quay tua bin nhà máy thuỷ điện
- Lợi dụng sức nước làm cối giã gạo, làm guồng dẫn nước.
4. Củng cố - Dặn dò.
- GV hệ thống nội dung bài - NX tiết học.
- Dặn chuẩn bị bài sau: Sử dụng năng lượng điện.
Kí duyệt của ban giám hiệu
……………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………..

File đính kèm:

  • docGA SANG TUAN 22.doc
Bài giảng liên quan