Giáo án Mĩ thuật lớp 2 theo mô hinh VNEN

Bài 1: Vẽ tranh

ĐỀ TÀI EM ĐI HỌC

I.Mục tiêu bài học

- Học sinh hiểu được nội dung đề tài Em đi học.

 - Biết cách vẽ tranh đề tài em đi học

 - Vẽ được tranh đề tài Em đi học

II. Chuẩn bị

GV: - Một số tranh, ảnh về đề tài Em đi học

 - Các bước minh hoạ hướng dẫn cách vẽ .

 HS : - Giấy vẽ, vở tập vẽ 2, màu sáp, bút chì.

III. Các hoạt động dạy và học

1. Hoạt động cơ bản

*Giới thiệu tranh, ảnh về đề tài”Em đi học” rồi đặt câu hỏi gợi ý để học sinh nhớ lại hình ảnh lúc đến trường.

? Hằng ngày, em thường đi học cùng ai?

? Khi đi học, em ăn mặc ntn và mang theo gì?

? Phong cảnh hai bên đường như thế nào?

 

doc49 trang | Chia sẻ: baobinh26 | Lượt xem: 710 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Mĩ thuật lớp 2 theo mô hinh VNEN, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
n chính của con người (đầu, mình, chân, tay).
Nêu được cách nặn hoặc vẽ dáng người
Nặn hoặc vẽ được dáng người. 
II/ Chuẩn bị 
GV: - Chuẩn bị ảnh các hình dáng người- Tranh vẽ người của học sinh- Đất nặn.
- Hình hướng dẫn cách vẽ ở bộ ĐDDH- ảnh hoặc các bài tập nặn người của học sinh. 
HS : - Giấy vẽ hoặc Vở tập vẽ- Đất nặn- Bút chì, màu vẽ. 
III/ Hoạt động dạy và học 
 1.Hoạt động cơ bản
*Quan sát, nhận xét:
- Giáo viên giới thiệu một số hình ảnh và gợi ý:
- Giáo viên chỉ trên tranh, ảnh các hình dáng người 
 + Đứng nghiêm; đứng và giơ tay...các bộ phận của con người
 + Đi: tay, chân thế nào?
 + Chạy: tay, chân, mình, đầu ra sao?
- Giáo viên tóm tắt: khi đứng, đi, chạy, các bộ phận (đầu, mình, chân, tay) của người thay đổi để phù hợp với tư thế hoạt động.
* Cách vẽ:
- GV vẽ phác hình người lên bảng: đầu, mình, tay,chân thành các dáng: Đứng, đi, chạy,...
- GV vẽ thêm một số chi tiết phù hợp với các dáng cho các hoạt động cụ thể như: Đá bóng; Nhảy dây. 
2.Hoạt động thực hành:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hành:
* Vẽ: HS vẽ một vài dáng người vào phần giấy đã chuẩn bị hoặc vở tập vẽ.
+ Vẽ hình vừa với phần giấy.
- GV: Xuống từng bàn hướng dẫn HS còn lúng túng.
- GV: Yêu cầu HS hoàn thành bài.
* Nhận xét, đánh giá.
- GV: Chọn một số bài yêu cầu HS nhận xét theo tiêu chí:
 + Bố cục.
 + Tỷ lệ.
 + Hình dáng.
 + Màu sắc.
 + Theo em bài vẽ nào đẹp nhất.
- GV: Nhận xét chung.
 + Khen ngợi HS có bài vẽ đẹp.
 + Động viên, khích lệ HS chưa hoàn thành bài.
4.Hoạt động ứng dụng
- Hãy cho bố mẹ xem bức tranh mình vẽ
- Vẽ thêm một số dáng người khác nhau khác.
- GV: Dặn dò HS.
*********************************************
Ngày dạy:8/4/2013
Bài 31: Thường thức mĩ thuật
TÌM HIỂU VỀ TƯỢNG
I / Mục tiêu bài học
Học sinh bước đầu nhận biết được các thể loại tượng.
II/ Chuẩn bị
GV: - Sưu tầm một số tượng đài, tượng cổ, tượng chân dung có khuôn khổ lớn và đẹp để giới thiệu cho học sinh.- Tìm một vài tượng thật để học sinh quan sát. 
HS : - Sưu tầm ảnh về các loại tuợng ở sách, báo, tạp chí, ...
- Bộ ĐDDH hoặc vở tập vẽ 2 (nếu có). 
III/ Hoạt động dạy – học 
1, Hoạt động cơ bản
- Kiểm tra bài cũ, đồ dùng.
- Bài mới:	
a. Tìm hiểu về tượng
- GV yêu cầu HS quan sát 3 pho tượng trong vở bài tập vẽ 2.
+ Tượng vua Quang Trung .Gò Đống Đa, Hà Nội, chất liệu bằng xi măng của Vương Học Báo).
+ Tượng Phật “Hiếp - tôn - giả” (đặt ở chùa Tây Phương, Hà Tây, tạc bằng gỗ).
+ Tượng Võ Thị Sáu (đặt ở Viện bảo tàng Mĩ thuật, Hà Nội, chất liệu bằng đồng của Diệp Minh Châu).
GV đặt câu hỏi hướng dẫn HS quan sát từng tượng, HS thảo luận nhóm.
GV gọi đại diện các nhóm trả lời, các nhóm lắng nghe và nhận xét, bổ sung.
Tượng vua Quang Trung
Hình dáng tượng vua Quang Trung như thế nào? 
* Vua Quang Trung trong tư thế về phía trước, hiên ngang.
 + Mặt ngẩng, mắt nhìn thẳng.
 + Tay trái cầm đốc kiếm.
 + Tượng trên bệ cao trông rất oai phong.
Tượng phật "Hiếp - tôn - giả"
- Giáo viên gợi ý học sinh về hình dáng của pho tượng
* Phật đứng ung dung, thư thái.
 + Nét mặt đăm chiêu, suy nghĩ.
 + Hai tay đặt lên nhau.
Tượng Võ Thị Sáu
- Giáo viên gợi ý học sinh:
* Chị đứng tư thế hiên ngang.
 + Mắt nhìn thẳng.
 + Tay nắm chặt, biểu hiện..
* Nhận xét, đánh giá.
Giáo viên nhận xét giờ học và khen ngợi những học sinh phát biểu ý kiến. 
2.Hoạt động ứng dụng
- GV: Dặn dò HS.
+ Chuẩn bị bài sau: Trang trí hình vuông.
*******************************************
Ngày dạy: 15/4/3013
BÀI 32: Vẽ trang trí
TRANG TRÍ HÌNH VUÔNG
I/ Mục tiêu bài học
- HS biết cách trang trí hình vuông 
- Biết cách trang trí hình vuông đơn giản.
- Trang trí hình vuông và vẽ màu theo ý thích. 
II/ Đồ dùng dạy học
GV: 
- Một số bài trang trí hình vuông
- Một số họa tiết rời để sắp xếp vào hình vuông.
HS: 
- Vở tập vẽ, bút chì, màu.
III/ Hoạt động dạy - học 
1, Hoạt động cơ bản
*Quan sát, nhận xét
- GV gợi ý để HS tìm các đồ vật hình vuông có trang trí.
- GV giới thiệu các bài trang trí hình vuông mẫu và gợi ý và cho HS thảo luận nhó
 + Hình vuông được trang trí bằng họa tiết gì ?
 + Các họa tiết được sắp xếp như thế nào ? 
( Họa tiết to (chính) thường ở giữa, họa tiết nhỏ (phụ) ở 4 góc và xung quanh).
 + Màu sắc trong các bài trang trí như thế nào?
- GV: Yêu cầu đại diện nhóm trình bày.
- GV: Yêu cầu các nhóm bạn nhận xét.
- GV kết luận : Họa tiết là hoa, lá, các con vật, hình vuông, tam giác, ... Sắp xếp đối xứng. Đơn giản, ít màu, họa tiết giống nhau vẽ cùng một màu. 
* Cách vẽ:
- Giáo viên đặt câu hỏi để học sinh trả lời:
 + Khi trang trí hình vuông em sẽ chọn họa tiết gì ? 
 + Khi đã có hoạ tiết, cần phải sắp xếp vào hình vuông như thế nào?
- GV có thể dùng các hoạ tiết rời, sắp xếp vào hình vuông. 
- GV vẽ lên bảng minh họa cách sắp xếp họa tiết.
- Giáo viên tóm tắt: Trang trí hình vuông cần lưu ý:
 + Chia hình vuông thành các phần bằng nhau.
 + Vẽ họa tiét chính vào giữa hình vuông.
 + Vẽ họa tiết phụ ở bốn góc.
 + Họa tiết giống nhau cần vẽ đều nhau. 
 + Vẽ màu họa tiết trước rồi vẽ màu nền sau.
- Trong bài trang trí phải có màu đậm, màu nhạt.
- Tránh vẽ nhiều màu. 
2,Hoạt động thực hành:
- Giáo viên gợi ý các em kẻ trục, chọn họa tiết, sắp xếp họa tiết vào hình vuông sao cho cân đối.
- Họa tiết giống nhau cần vẽ đều nhau.
- GV nhắc HS vẽ màu gọn, không ra ngoài hình vẽ. 
- GV: Xuống từng bàn hướng dẫn HS còn lúng túng.
- GV: Yêu cầu HS hoàn thành bài.
* Nhận xét, đánh giá.
- GV: Chọn một số bài yêu cầu HS nhận xét theo tiêu chí:
 + Bố cục.
 + Tỷ lệ.
 + Hình dáng.
 + Màu sắc.
 + Theo em bài vẽ nào đẹp nhất.
- GV: Nhận xét chung.
 + Khen ngợi HS có bài vẽ đẹp.
 + Động viên, khích lệ HS chưa hoàn thành bài.
4.Hoạt động ứng dụng
- Hãy cho bố mẹ xem bức tranh mình vẽ
- Vẽ thêm một số hoạ tiết khác vào hình vuông.
- GV: Dặn dò HS.
 + Chuẩn bị đồ dùng học tập
 + Chuẩn bị bài mới: Vẽ cái bình đựng nước.
******************************************
Ngày dạy: 22/4/2013
Bài 33: Vẽ theo mẫu.
VẼ CÁI BÌNH ĐỰNG NƯỚC
I/ Mục tiêu bài học
 - HS nhận biết được hình dáng và các bộ phận của cái bình đựng nước.
 - HS biết cách vẽ, vẽ được cái bình đựng nước theo mẫu và tô màu theo ý thích. 
 - HS thêm yêu quý và có ý thức giữ gìn đồ vật.
II/ Đồ dùng dạy- học:
GV: - Một vài cái bình đựng nước có hình dáng và màu sắc khác nhau.
 - Hình gợi ý cách vẽ.
HS: - Mang đầy đủ đồ dùng học tập .
III/ Các hoạt động dạy- học:
1, Hoạt động cơ bản
- Kiểm tra bài cũ, đồ dùng.
- Bài mới:
a. Quan sát nhận xét.
- GV bày mẫu vẽ mà cô đã sưu tầm yêu cầu HS quan sát thảo luận theo nội dung:
 + Bàn cô có đồ vật gì?
 + Hình dáng và màu sắc của chúng như thế nào?
 + Cấu tạo của cái bình đựng nước gồm những bộ phận nào? 
 + Tỷ lệ giữa các bộ phận ?
 + Ngoài những cái bình đựng nước trên em còn biết cái bình đựng nước nào khác?
- GV: Yêu cầu đại diện nhóm trình bày.
- GV: Yêu cầu các nhóm bạn nhận xét.
- GV kết luận : Muốn vẽ được bài vẽ theo mẫu đẹp các em cần nắm được đặc điểm, cấu tạo và tỷ lệ của chúng.
 b. Cách vẽ:
- GV: Yêu cầu HS trao đổi nhanh theo cặp để tìm ra cách vẽ.
- GV: Yêu cầu diện cặp trình bày.
- GV: Yêu cầu các nhóm bận nhận xét.
- GV: Nhận xét và vẽ nhanh các bước.
 + Dựng khung hình chung.
 + Kẻ trục đôi xứng.
 + Tìm tỷ lệ.
 + Phác hình bằng nét thẳng.
 + Chỉnh sửa chi tiết .
 + Tô màu theo ý thích.
2,Hoạt động thực hành:
- GV: Yêu cầu HS thực hành.
- GV: Xuống từng bàn hướng dẫn HS còn lúng túng.
- GV: Yêu cầu HS hoàn thành bài.
3. Nhận xét, đánh giá.
- GV: Chọn một số bài yêu cầu HS nhận xét theo tiêu chí:
 + Bố cục.
 + Tỷ lệ.
 + Hình dáng.
 + Màu sắc.
 + Theo em bài vẽ nào đẹp nhất.
- GV: Nhận xét chung.
 + Khen ngợi HS có bài vẽ đẹp.
 + Động viên, khích lệ HS chưa hoàn thành bài.
4.Hoạt động ứng dụng
- Hãy cho bố mẹ xem bức tranh mình vẽ
- GV: Nhận xét và đặt câu hỏi:
 + Nhà em có bình đựng nước không ?
 + Em đã làm gì để giữ gìn cái bình đựng nước đó ?
- GV: Dặn dò HS.
 + Chuẩn bị bài sau: Tranh phong cảnh
 + Giờ sau mang đầy dủ đồ dùng học tập.
***********************************
Ngày dạy:06/5/2013
Bài 34: Vẽ tranh
ĐỀ TÀI PHONG CẢNH
I/ Mục tiêu bài học
Hiểu đề tài tranh phong cảnh
Biết cách vẽ tranh phong cảnh
Vẽ được một bức tranh phong cảnh đơn giản
II/ Chuẩn bị 
 GV: - Sưu tầm tranh phong cảnh và một vài bức tranh về đề tài khác (chân dung, sinh hoạt, ...)
 - Ảnh phong cảnh.
 HS : - Giấy vẽ hoặc Vở tập vẽ- Bút chì, tẩy, màu vẽ. 
III/ Hoạt động dạy và học 
1.Hoạt động cơ bản 
*Giới thiệu 
- Gv giới thiệu 1 số tranh, ảnh phong cảnh để HS biết được vẻ đẹp của phong cảnh thiên nhiên.
 * Hướng dẫn HS chọn nội dung đề tài
- Giáo viên giới thiệu tranh, ảnh và gợi ý:
+ Tranh phong cảnh thường vẽ: 
 Nhà, cây, cổng làng, con đường, ao hồ ... (những hình ảnh có ngoài thiên nhiên).
+ Tranh phong cảnh có thể vẽ thêm người hoặc các con vật, nhưng cảnh vật là chính. 
-HS nhớ lại những cảnh đẹp xung quanh nơi ở, hoặc đã nhìn thấy.
* Hướngdẫn cách vẽ tranh phong cảnh
- Giáo viên yêu cầu học sinh: 
+ Tìm ra cảnh định vẽ (đường phố, công viên, trường học hay cảnh làng quê, núi đồi, sông biển,..
- Giáo viên gợi ý học sinh cách vẽ tranh:
+ Hình ảnh chính vẽ trước, vẽ to, rõ vào khoảng giữa phần giấy định vẽ.
+ Hình ảnh phụ vẽ sau, sao cho nổi rõ hình ảnh chính.
+ Vẽ màu theo ý thích. 
2.Hoạt động thực hành
+ Bài tập: Vẽ tranh phong cảnh quê em và vẽ màu theo ý thích
- Gv gợi ý một vài hình ảnh cụ thể để HS liên tưởng .
- Yêu cầu học sinh vẽ mảng hình cao, thấp, to, nhỏ khác nhau để bức tranh thêm sinh động.
- Giáo viên gợi ý, động viên, khích lệ để các em mạnh dạn vẽ theo cách nhìn, cách nghĩ riêng:
+ Gv nhắc HS không nên vẽ hình cân đối quá.
* Nhận xét,đánh giá
- Gv cho HS xem các bài vẽ đẹp và khen ngợi một số học sinh làm bài tốt.
- Học sinh tự nhận xét bài vẽ của mình, của bạn.
- Giáo viên bổ sung nhận xét của học sinh và chỉ ra một số bài vẻ đẹp.
3.Hoạt động ứng dụng
- Giới thiệu về bức tranh của mình cho gia đình
- Quan sát thêm những nơi có phong cảnh đẹp và vẽ theo ý thích.

File đính kèm:

  • doclớp 2.doc
Bài giảng liên quan