Giáo án môn Ngữ văn 11 tiết 33, 34: Đề bài viết số 3

A.Mục tiêu đề kiểm tra:

- Ôn lại kiến thức và kĩ năng tập làm văn đã được học trong chương trình Ngữ văn lớp 11, đặc biệt là về nghị luận văn học.

- Ôn lại những kiến thức đã học: Phân tích đề, lập dàn ý, xác định luận điểm,luận cứ và các phương pháp lập luận phù hợp.

- Vận dụng những hiểu biết về thành ngữ điển cố để vận dụng vào những bài tập cụ thể.

- Ôn lại kiến thức của các bài “Vào phủ chúa trịnh – Lê Hữu Trác” và “Chiếu Cầu Hiền” của Ngô Thì Nhậm.

 

doc4 trang | Chia sẻ: baobinh26 | Lượt xem: 749 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn 11 tiết 33, 34: Đề bài viết số 3, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Tuần: 9 	Ngày soạn:
Tiết 33+ 34 	Ngày kiểm tra
A.Mục tiêu đề kiểm tra:
- Ôn lại kiến thức và kĩ năng tập làm văn đã được học trong chương trình Ngữ văn lớp 11, đặc biệt là về nghị luận văn học.
- Ôn lại những kiến thức đã học: Phân tích đề, lập dàn ý, xác định luận điểm,luận cứvà các phương pháp lập luận phù hợp.
- Vận dụng những hiểu biết về thành ngữ điển cố để vận dụng vào những bài tập cụ thể.
- Ôn lại kiến thức của các bài “Vào phủ chúa trịnh – Lê Hữu Trác” và “Chiếu Cầu Hiền” của Ngô Thì Nhậm.
B.Đề bài, Đáp án:
1.Hình thức kiểm tra.
Tự luận.
Cách tổ chức kiểm tra: Bài làm ở nhà
2. Thiết lập ma trận:
 Mức độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Cộng
1.Tiếng việt.
- Thành ngữ, điển cố
Vận dụng những kiến thức về thành ngữ và điển cố để giải thích một thành ngữ hoặc điển cố cụ thể
 Số câu: 1.
Số điểm: 2
Tỉ lệ: 100%
2
1
50%
20% = 2 điểm
2.Văn học
- Vào phủ chúa trịnh.
- Chiếu cầu hiền
Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm Vào phủ chúa trịnh – Lê Hữu Trác.
Hoàn cảnh ra đời của Chiếu cầu hiền – Ngô Thì Nhậm
 Số câu: 1.
Số điểm: 3
Tỉ lệ: 100%
1
3
50%
30% = 3 điểm
2. Làm văn
- Nghị luận văn học.
Tích hợp kiến thức, kĩ năng đã học để làm một bài văn nghị luận văn học.
Số câu: 1
Số điểm: 5
Tỉ lệ: 100%
1
5,0
100%
50% = 5điểm
Tổng : 3 câu
Số điểm: 10
Tỉ lệ: 100%
10 điểm
100%
3. Biên soạn đề kiểm tra.
ĐỀ: 
Câu 1(2 điểm): Giải thích nghĩa của các thành ngữ sau và đặt câu với thành ngữ đó?
Nấu sử sôi kinh
Công thành danh toại
Câu 2 (3 điểm):Qua bài “Chiếu cầu hiền”của Ngô Thì Nhậm cho thấy vua Quang Trung là một vị vua như thế nào?
Câu 3(5 điểm): Phân tích hình ảnh người nông dân - nghĩa sĩ trong “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”của Nguyễn Đình Chiểu.
GVBM: Nguyễn Thị Huyền Trang
ĐÁP ÁN BÀI VIẾT SỐ 3
Câu 1: 
(1 điểm) Nấu sử sôi kinh: Chỉ hành động miệt mài,chăm chỉ học tập, ôn luyện cho kì thi một cách nghiêm túc trong một thời gian dài, vất vả.
Đặt câu: Anh ấy đang miệt mài nấu sử sôi kinh chuẩn bị cho kì thi quan trọng sắp tới.
(1 điểm) Công thành danh toại: Chỉ sự thành công trong học tập, công việc và có địa vị ,danh tiếng trong xã hội.
Đặt câu: Sau nhiều năm phấn đấu làm việc nay anh ấy đã công thành danh toại rồi.
Câu 2: Hs có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải đáp ứng những nội dung sau
Bài chiếu cho ta thấy vua Quang Trung nhận thức đúng đắn về vai trò của người hiền tài đối với đất nước, đặc biệt là trong hoàn cảnh lúc bầy giờ.
Vua Quang Trung mặc dù xuất thân từ tầng lớp thấp nhưng lại có học thức rộng và hiểu lễ nghĩa.
Cho thấy tình cảm thiết tha, mong mỏi xây dựng đất nước, thái độ khiêm nhường của nhà vua.
Bài chiếu cũng cho ta thấy tầm nhìn xa trông rộng của vua Quang Trung trong đường lối cầu hiền – một đường lối tự do, dân chủ, mới mẻ mang tính khả thi cao.
Câu 3. 
Yếu cầu về kĩ năng:
Nắm vững kĩ năng làm văn nghị luận văn học như phân tích đề, tìm ý, lập dàn ý và viết bài văn hoàn chỉnh.
Tránh mắc các lỗi về diễn đạt, chính tả, dung từ
Kiến thức: Hs có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải đáp ứng những nội dung sau
Mở bài (0,5 điểm)
+ Giới thiệu sơ lược tác giả và hoàn cảnh ra đời của tác phẩm.
+ Khái quát về hình tượng người nông dân – nghĩa sĩ trong bài văn tế.
Thân bài(4 điểm)
+ Xuất thân của những người nghĩa sĩ: Nông dân, chân lấm tay bùn, cui cút làm ăn quanh năm, quen việc đồng áng, xa lạ với binh đao(0,5điểm)
+ Tâm trạng và thái độ khi đất nước gặp lâm nguy: Lo lắng chờ đợi tin tức của triều đình nhưng hoàn toàn thất vọng và căm ghét lũ tay sai thói mọt, nhu nhược(dẫn chứng) ; Căm thù sục sôi quân giặc và quyết tâm không tha thứ cho những kẻ giả dối ,một lũ “treo dê bán chó” (dẫn chứng);Tự nguyện đứng lên đánh giặc (dẫn chứng).(1 điểm)
+ Vẻ đẹp của đội quan áo vải trong trận chiến(từ câu 10 – 15 ): Tác giả miêu tả bằng bút pháp tả thực, với những chi tiết chọn lọc ,tinh tế, đậm đà chất sống mang tính khái quát cao ; hình ảnh đội quân áo vải trong trận chiến hiện lên hoàn toàn đối lập với quan giặc về quân cơ, quân vệ, về vũ khí chiến trận (dẫn chứng);Hình ảnh người nghĩa sĩ hiện lên mộc mạc, chân chất và hết sức độc đáo; Họ lao vào trận chiến với một khí thế hùng dũng, tấn công dồn dập, ác liệt đầy lòng căm thù qua hàng loạt các động từ mạnh như đánh, chém.,đạp, xô ; Nhịp điệu nhanh, dồn dập tạo khí thế khẩn trương, sôi động, quyết liệt đầy hào sảng.(2 điểm)
+Qua trận chiến với kết quả mặc dù khiêm tốn là đốt được nhà thờ, chém được đầu quan hai nhưng sự hi sinh của những người nông dân – nghĩa sĩ thật lớn lao, thật phi thường.Có thể nói Nguyễn Đình Chiểu đã phát hiện và ngợi ca bản chất cao quý tiềm ẩn đằng sau manh áo vải, sau cuộc đời lam lũ, vất vả của người nông dân là tấm lòng yêu nước và ý chí quyết tâm bảo vệ đất nước.(0,5điểm)
- Kết bài: Kết luận lại hình tượng người nông dân – nghĩa sĩ trong trận chiến không cân sức và sức sống lâu bền của hình ảnh người nông dân – nghĩa sĩ trong nền văn học dân tộc.
C.Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp
2.Phát đề:
3. Thu bài
4. Hướng dẫn HS tự học
a) Bài cũ:
Bài mới: Hai đứa trẻ - Thạch Lam
Tìm hiểu về tác giả Thạch Lam.
Tác phẩm: Hai đứa trẻ 
+ Tóm tắt tác phẩm
+ Tìm hiểu theo câu hỏi hướng dẫn học bài.

File đính kèm:

  • docĐỀ BÀI VIẾT SỐ 3LỚP 11.doc