Giáo án Ngữ văn 10 CB tiết 74- 75 Tiếng việt: Những yêu cầu về sử dụng tiếng việt

Tiết :74, 75

 Tiếng Việt :

NHỮNG YÊU CẦU VỀ SỬ DỤNG TIẾNG VIỆT

A. Mục tiêu cần đạt : Giúp HS

- Nắm được những yêu cầu về sử dụng Tiếng Việt ở các phương diện : phát âm, chữ viết, dùng từ, đặt câu, cấu tạo văn bản và phong cách chức năng ngôn ngữ

- Vận dụng những yêu cầu đó vào việc sử dụng tiếng Việt, phân tích được sự đúng – sai, sửa chửa được những lỗi khi dùng tiếng Việt

- Có thái độ cầu tiến, có ý thức vươn tới cái đúng trong khi nói và viết, có ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt

 

doc4 trang | Chia sẻ: gaobeo18 | Lượt xem: 1251 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 CB tiết 74- 75 Tiếng việt: Những yêu cầu về sử dụng tiếng việt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Tuần :7
Tiết :74, 75 
 Tiếng Việt :
NHỮNG YÊU CẦU VỀ SỬ DỤNG TIẾNG VIỆT
Mục tiêu cần đạt : Giúp HS
Nắm được những yêu cầu về sử dụng Tiếng Việt ở các phương diện : phát âm, chữ viết, dùng từ, đặt câu, cấu tạo văn bản và phong cách chức năng ngôn ngữ
Vận dụng những yêu cầu đó vào việc sử dụng tiếng Việt, phân tích được sự đúng – sai, sửa chửa được những lỗi khi dùng tiếng Việt
Có thái độ cầu tiến, có ý thức vươn tới cái đúng trong khi nói và viết, có ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt
Phương tiện dạy học :
SGK, SGV
Thiết kế bài giảng
Phương pháp dạy học :
Đặt câu hỏi gợi mở, hướng dẫn HS nắm bắt kiến thức
HS thảo luận nhóm
Tiến trình bài giảng :
ổn định :
Kiểm tra bài cũ :
Bài mới :
Hoạt dộng của GV
Hoạt động của HS
Nội dung cần đạt
HĐ1 :
Hướng dẫn HS tìm hiểu bài tập, chia nhóm thảo luận
 Cho biết chuẩn về ngữ âm chữ viết ?
- 
 Tìm những câu đúng, sửa những lỗi sai
 Chuẩn về từ ngữ ?
 Tìm những lỗi sai, đề nghị cách sửa ?
GV nhận xét
 Chuẩn về ngữ pháp ?
 Những câu nào sai về phong cách, hãy sửa lại
GV nhận xét
 Chuẩn về phong cách ?
 HĐ 2 :
Cho HS tìm hiểu bài tập SGK, hướng dẫn HS phân tích
 Thế nào là sử dụng TV hay, đạt hiệu quả cao ?
HĐ3: Gọi HS đọc ghi nhớ SGK
HĐ 4 :
Hướng dẫn giải bài tập
 HS làm việc theo nhóm
 Trả lời câu hỏi
Tìm hiểu bài tập, trả lời câu hỏi
 HS tìm và trả lời
 HS tìm và phát hiện lỗi sai, đưa ra cách sửa
 Tìm hiểu bài tập
 Trả lời câu hỏi
 Thực hiện bài tập
 Trả lời câu hỏi
 Đọc ghi nhớ SGK
Thực hiện bài tập
I . Sử dụng đúng theo các chuẩn mực của Tiếng Việt :
1 . Về ngữ âm và chữ viết :
 * Bài tập :
a) Sai chính tả :
- Sai phụ âm cuối : giặc -> giặt
- Sai phụ âm đầu : dáo -> ráo
- Sai thanh điệu : lẽ -> lẻ, đỗi -> đổi
b) Phát âm dịa phương :
- Dưng mà -> nhưng mà
- Giời -> trời
- Bẩu ->bảo
- Mờ -> mà
 => Cần phát âm theo âm thanh chuẩn của Tiếng Việt, viết đúng theo các qui tắc hiện hành về chính tả và về chữ viết nói chung
2 . Về từ ngữ :
 * Bài tập ;
a) Lỗi về từ :
- Chót lọt -> chót
- Truyền tụng -> truyền đạt
- Người chết các bệnh truyền nhiễm -> người chết vì các bệnh truyền nhiễm
- Những bệnh nhân ... pha chế, điều trị -> Những bệnh nhân ... được điều trị tích cực bằng những thứ thuốc đặc biệt do khoa dược điều chế
b) Câu đúng :
- Điểm yếu của họ là ...
- Bọn giặt đã ngoan cố ...
- Bộ đội ta đã ngoan cường ...
- Sửa câu sai : yếu điểm -> điểm yếu, linh động -> sinh động
=> Dùng từ ngữ đúng với hình thức và cấu tạo, với ý nghĩa, với đặc điểm ngữ pháp của chúng trong TV
3 . Về ngữ pháp :
 * Bài tập :
a) Chữa lỗi ngữ pháp :
- Câu không phân định rõ thành phần trạng ngữ và chủ ngữ : Qua tác phẩm ... tác giả đã cho ta ...
- Câu mới là một cụm danh từ : Lòng tin tưởng... những lớp người đã tiếp bước họ, dã được thể hiện rõ trong tác phẩm
b) Câu sai :
- Có được ngôi nhà đã làm bà sống hạnh phúc hơn
c) Các câu thiếu sự liên kết nên lộn xộn thiếu sự mạch lạc. 
=> Cần cấu tạo câu theo đúng qui tắc ngữ pháp, diễn đạt đúng các quan hệ ý nghĩa, sử dụng đúng dấu câu. Các câu trong đoạn phải được liên kết chặt chẽ, tạo nên một văn bản thống nhất
4 . Về phong cách ngôn ngữ ;
 * Bài tập ;
a) Sữa câu không hợp phong cách :
- Hoàng hôn ( dùng trong phong cách văn chương) -> buổi chiều
- Hết sức ( dùng trong phong cách sinh hoạt ) -> rất, vô cùng
b) Đoạn văn có dùng nhiều từ trong phong cách sinh hoạt : bẩm, cụ, con, trời tru đất diệt, sinh ra, có dám có gan ...
Không thể dùng những từ trên trong một lá đơn đề nghị dù mục đích của Chí Phèo là khẩn cầu giống với mục đích của đơn đề nghị. Đơn đầ nghị thuộc phong cách hành chính ví vậy ta phải dùng những từ khác
=> Cần nói và víêt phù hợp với đặc trưng và chuẩn mực trong từng phong cách chức năng ngôn ngữ
II . Sử dụng hay, đạt hiệu quả giao tiếp cao :
* Bài tập :
1) Hai từ “đứng” và “quỳ” được sử dụng theo nghĩa chuyển, không biểu hiện các tư thế mà theo nghĩa ẩn dụ nó biểu hiện nhân cách phẩm giá con người. 
- “Chết đứng” : chết hiên ngang, khí phách cao đẹp
- “Sống quỳ” : là quỵ luỵ, hèn nhát
-> Dùng hai từ “đúng” và “quỳ” như vậy sẽ mang lại tính hình tượng và biểu cảm
2) “chiếc nôi xanh”, “cái máy điều hoà khí hậu” : biểu thi cho cây cối, nhưng ở đây mang tính hình tượng và biểu cảm hơn
3) Đoạn văn dùng phép đối và phép điệp, nhịp điệu dứt khoát khoẻ khoắn -> âm hưởng hùng hồn, vanh dội, tác động mạnh mẽ đến người đọc
=> Cần sử dụng ngôn ngữ một cách sáng tạo, có sự chuyển đổi linh hoạt theo các phương thức và qui tắc chung, theo các phép tu từ để cho lời nói, câu văn có tính nghệ thuật và đạt hiệu quả giao tiếp cao
III . Ghi nhớ : SGK / 67,68 
IV . Luyện tập :
1 . Bài 1 : Những từ đúng :
Bàng hoàng, chất phác, bàng quan, lãng mạn, hưu trí, uống rượu, trau chuốt, nồng nàn, đẹp đẽ, chặt chẽ
2 . Bài 2 :
- Từ “lớp” : phân biệt theo tuổi tác, thế hệ không có nét nghĩa xấu cho hên phù hợp với câu này, còn từ “hạng” mang nét nghĩa xấu, có ý phân biệt theo phẩm chất tốt – xấu
- Từ “phải” mang nghĩa bắt buộc không phù hợp với sắc thái của cây này
3 . Bài 3 :
- Ý câu đầu và những câu sau không nhất quán
- Quah hệ thay thế của từ “họ” ở câu 2 và câu 3 khộng rõ
=> Trong ca dao VN, những bài ca dao nói về tình yêu nam nữ là nhiều nhất, nhưng cò có một số bài thể hiện những tình cảm khác. Những con người trong ca dao yêu gia đình, yêu cái tổ ấm cùng nhau sinh sống, yêu nơi chôn nhau cắt rốn. Họ yêu người làng, người nước, yêu từ cảnh ruộng đồng đến cộng việc trong xóm, ngoài làng. Tình yêu đó nồng nhiệt, đằm thắm và sâu sắc
4 . Bài 4 :
Câu văn có tính hình tượng và tính biểu cảm là nhờ : dùng quán ngữ tình thái ( biết bao nhiêu ), dùng từ miêu tả âm thanh hình ảnh, dùng hình ảnh ẩn dụ
-> Câu văn vừa chuẩn mực vừa có tính nghệ thuật
Củng cố dặn dò ;
Xem lại bài học
Thực hiện các bài tập còn lại trong SGK
Chuẩn bị bài tiếp theo

File đính kèm:

  • docT74-75-NHUNG YEU CAU VE SU DUNG TIENG VIET.doc