Chuyên đề Một số vấn đề khi làm văn nghị luận xã hội

Chuyên đề này chủ yếu nhằm giúp các em củng cố cách làm bài văn nghị luận xã hội và tìm hiểu một số vấn đề thường gặp.

KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Cấu trúc:

+ Một bài văn nghị luận xã hội thường bao gồm 3 phần

- Giải thích khái niệm xã hội

- Bàn luận về vấn đề đặt ra.

- Liên hệ bản thân.

+ Cấu trúc này thay đổi linh hoạt tuỳ theo từng đề bài cụ thể.

2. Lưu ý:

+ Bài văn nghị luận xã hội không khó tìm ý nhưng vấn đề của các em là thường thiêú hiểu biết đời sống nên dễ bị động và lúng túng.

+ Sức mạnh của nghị luận xã hội nằm ở dẫn chứng sinh động, cụ thể được đưa ra nhuần nhuyễn, phù hợp với luận cứ => Cần thường xuyên cập nhật thông tin.

+ Vấn đề nghị luận xã hội có tính chất mềm dẻo, cho học sinh nhiều khả năng sáng tạo => không có một dàn bài chi tiết duy nhất đúng cho một đề văn.

 

doc11 trang | Chia sẻ: baobinh26 | Lượt xem: 605 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Một số vấn đề khi làm văn nghị luận xã hội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
 Cản trở sự phát triển kinh tế
- Gây ra những căn bệnh hiểm nghèo, đe doạ nghiêm trọng đời sống con người.
Đề 7: Bình luận câu tục ngữ: “Uống nước nhớ nguồn”
+ Giải thích:
- Từ “nguồn”
- Cả câu.
+ Bình luận:
- Tại sao uống nước phải nhớ nguồn (đưa ra các phản đề để khẳng định tính tất yếu của “nhớ nguồn”)
- Biểu hiện của nhớ nguồn
+ Liên hệ bản thân.
CỦNG CỐ KIẾN THỨC
Một số đề tham khảo
Đế 1: Bình luận quan niệm: “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”.
Đề 2: Suy nghĩ của anh chị về câu nói của Mác: “Hạnh phúc là đấu tranh”.
Đề 3: Bình luận về vai trò của tự học.
Đề 4: Là người học trong thời đại công nghệ thông tin, anh (chị) có suy nghĩ gì về việc sử dụng trình chiếu trên lớp hiện nay.
Đề 5: Việc chán học văn của nhiều học sinh hiện nay.
Đề 6: Suy nghĩ về hiện tượng nghiện chơi game của một số không nhỏ các bạn trẻ hiện nay.
Đề 7: Bình luận: 
“Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên”
Đề 8: Suy nghĩ về bệnh thành tích trong giáo dục.
Đề 9: Bình luận về những cải cách giáo dục mà Bộ đang tiến hành hiện nay.
Ban biên tập (ST)
I/ ĐẶT VẤN ĐỀ
D
ạy văn và học văn, điều cơ bản có lẽ là ở sự hứng thú. Trong các chức năng của văn học, nhất là văn học với nhà trường, nhà văn Nguyễn Đình Thi sau khi nêu những điểm chính, ông nói vui rằng: "Văn học còn có chức năng rung đùi". Tôi hiểu là nhà văn muốn nhấn mạnh đến những hứng thú, những niềm vui, sự yêu thích mà văn học đã đem tới cho người đọc. Trong cấu trúc chương trình Ngữ văn lớp 8 gồm: 17 tiết dạy tác phẩm tự sự, 12 tiết dạy tác phẩm trữ tình, các bài trích giảng đều là những bài thơ, bài văn thật hay, dạy và học đều có hứng. Hứng thú tự đến, giáo viên có nhiều cảm hứng truyền chức năng đó về phía học sinh và học sinh cũng cảm được cái hay, cái đẹp của từng câu, từng chữ trong các văn bản văn chương. Vậy mà chỉ có 7 tác phẩm nghị luận, thầy và trò làm cách nào để "gây hứng thú" được đây?
Quan niệm tác phẩm nghị luận vừa khó vừa khô, hình như đã ít nhiều ám ảnh trong nhận thức của người dạy và người học. Bản thân tôi ban đầu cũng có ý ngần ngại không mấy hứng thú với văn nghị luận. Để ý quan sát các bạn cùng dạy, tôi cũng dễ nhận ra sự "đồng cảm" không đáng có này. Dạy thì vẫn dạy, nhưng khi chọn bài để thao giảng hay để nhóm chuyên môn của trường mình, trường bạn và cấp trên về dự, tỉ lệ các bài được chọn là văn nghị luận thường là rất ít. Giữa hai bài "Ngắm trăng" (Vọng nguyệt) và bài "Chiếu dời đô" (Thiên đô chiếu) ít người chọn bài thứ hai để thao giảng.
Từ thực tế này, tôi muốn tìm ra hứng thú để dạy và giúp cho học sinh có hứng thú để học phần tác phẩm nghị luận. Trong quá trình giảng dạy, nghiên cứu, tìm hiểu và dạy thử thành công, từ kinh nghiệm của bản thân tôi xin mạnh dạn giới thiệu để các đồng nghiệp cùng tham khảo và giúp học sinh học văn nghị luận cũng say sưa, thích thú như học các thể loại khác.
II/ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Quá trình tìm hiểu, tích luỹ, ứng dụng và cải tiến tạo hứng thú dạy và học tác phẩm nghị luận.
1) Tìm hiểu tác phẩm nghị luận có đúng là khó và khô hay không?
Tôi để ý từ hai cuộc nói chuyện. Một cuộc nói chuyện về thơ Nguyễn Bính, người đến nghe đông chật hội trường, nhưng do người nói không có duyên với Nguyễn Bính, người nghe mất dần hứng thú và có người bỏ về; một cuộc nói chuyện về "bón phân cho lúa" người nghe không được bao nhiêu. Nhưng lạ thay, người nói hôm ấy là một kĩ sư nông nghiệp, ông nói về lúa, về cách chăm bón mà cứ như nghe kể chuyện, có tự sự, có hình ảnh, có phân tích, có bình luận cuốn hút vô cùng.
Tôi được bài học đầu tiên về trình độ học vấn về cách truyền đạt của người nói chứ không phải là vấn đề mà người ấy nói là vấn đề gì. Hoá ra, nghị luận giỏi vẫn có khả năng cuốn hút người nghe như bất kì thể loại văn chương nào khác.
2) Đọc kĩ văn bản nghị luận, tìm hiểu vì sao người ta gọi "Bình Ngô Đại Cáo" và "Hịch tướng sĩ" là kim cổ hùng văn. Ở một cấp thấp hơn "Chiếu dời đô", "Bản án chế độ thực dân Pháp", "Bàn luận về phép học", " Đi bộ ngao du" là mẫu mực về các phép biện luận. Người xưa từng nói: "Văn chương không khó, khó là ở vấn đề mà nó muốn đạt tới". Vấn đề mà các tiền bối nói ở đây theo tôi chính là chủ đề tư tưởng của các tác phẩm. Chủ đề càng cao, tư tưởng càng lớn thì dù viết ở thể loại văn học nào cũng có sức hấp dẫn, có giá trị đặc biệt. Ở đây có một vấn đề cần lưu ý là tài năng của người nghị luận. Chủ đề tư tưởng thật lớn nhưng nếu không phải là Nguyễn Trãi, Trần Hưng Đạo, Lý Thái Tổ, La Sơn Phu Tử, Nguyễn Ái Quốc, Giăng Zăc Ru Xo thì chưa chắc các vấn đề được nghị luận lại sâu sắc, thanh thoát, cuốn hút chúng ta đến mức ấy. Vậy nên, dạy một văn bản nghị luận ta phải có công đọc thêm nhiều văn bản khác; đọc thêm về thân thế sự nghiệp, văn phong của các tác giả mà ta cần biết. Có khi chỉ một mẩu chuyện, một giai thoại chung quanh tác giả và tác phẩm, cũng góp phần tạo hứng thú cho thầy và trò. Kinh nghiệm này tôi ghi nhận được từ các bài dạy khác về Ngữ văn về Tiếng việt và cả về Tập làm văn.
Ví dụ:
- Dạy bài "Nhớ rừng" của Thế Lữ nếu tìm được bức kí hoạ của hoạ sĩ Hoàng Lập Ngôn vẽ Thế Lữ giống mặt con hổ, học sinh rất thích thú.
- Dạy phẩm từ vựng: Cung cấp vốn từ cho học sinh, tôi động viên các em, muốn viết văn thật hay, vốn từ vựng phải giàu. Nói như vậy kể như cũng được rồi, nhưng tôi kể thêm hai giai thoại. Cao Bá Quát bảo rằng: "Thiên hạ có 3 bồ chữ, ông giữ 1 bồ, bạn ông là Nguyễn Văn Siêu giữ 1 bồ, còn một bồ phân phát cho thiên hạ". Nhiều chữ như vậy nên người đời mới tôn hai ông "Văn như Siêu Quát vô Tiền Hán" (văn hay như hai ông Nguyễn Văn Siêu và Cao Bá Quát thì văn nhà Tiền Hán cũng chưa là gì). Đây là một cách tạo hứng thú cho học sinh.
3) Chú ý nhiều hơn đến phương pháp tích hợp:
Đối với Văn bản nghị luận, nếu có điều kiện dùng phương pháp tích hợp là nên dùng ngay. Hiệu quả và hứng thú tăng rất rõ rệt. Giảng "Hịch tướng sĩ" có thể đọc thêm, liên hệ tới "Những lời kêu gọi của Hồ Chủ tịch". Nghe Trần Hưng Đạo xưng hô trước ba quân là Ta, khẩu khí của một Đại vương; nghe Nguyễn Trãi thay lời Lê Lợi cũng xưng là Ta trong "Bình Ngô Đại Cáo" khẩu khí đế vương, khi vừa giành được đất nước, chiến thắng quân Minh xâm lược, tôi đã cho học sinh nghe lại lời kêu gọi của Hồ Chủ tịch, Người chỉ xưng là Tôi và thân mật hơn nữa chỉ xưng là Bác. Nghĩa biểu cảm trong cách xưng hô cũng gây được hứng thú cho học sinh. Tôi nhấn mạnh thêm: Lí Thái Tổ lại xưng là Trẫm, giả dụ Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi, Bác Hồ thử xưng là Trẫm, các em thấy lời hịch, lời cáo, lời kêu gọi sẽ ra sao?
Dạy bài "Bàn luận về phép học" có hai điều cần lưu ý: Một là thời điểm La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp viết bài tấu này dâng lên vua Quang Trung, sự học lúc bấy giờ đã bị triều đình Lê - Trịnh làm sa sút đi nghiệm trọng. Hai là học bài "Bàn luận về phép học" ở thời điểm hiện nay, cần nhấn mạnh vào câu hỏi thứ tư trong sách Ngữ văn lớp 8 (trang 78) "Bài tấu có đoạn bàn về phép học", đó là những phép học nào? Tác dụng và ý nghĩa của phép học ấy? Từ thực tế của bản thân em thấy phương pháp học tập nào là tốt nhất? Vì sao? Đây là câu hỏi liên hệ, tích hợp rộng rãi, học sinh có thể tham gia nghị luận hết sức tự nhiên, không bị gò bó.
Dạy bài "Thuế máu", phân tích từ 3 mục: "Chiến tranh và người bản xứ", "chế độ lính tình nguyện", "kết quả của sự hi sinh", cách tạo hứng thú cho học sinh sảng khoái hơn nhờ ở sự phân tích các phép tu từ, giễu nhại, mỉa mai, làm cho chất trào phúng hiện ra sâu sắc và dồn dập.
Dạy bài: "Đi bộ ngao du", tôi nghĩ ngay tới các kiểu bài tạp văn, nhàn đàm, phiếm luận, bàn về một vấn đề nào đó, làm sao thuyết phục được người nghe, vấn đề mà nhà văn nêu lên là đúng đắn, là hợp tình hợp lẽ. "Đi bộ ngao du" muốn chứng minh đi bộ có lợi nhiều mặt từ sức khoẻ đến hiểu biết và nhiều lợi ích khác nữa. Rất may là khi dạy bài này, tôi được đọc tạp văn "Thiền hành yếu chỉ" của nhà sư Thích Nhất Hạnh. Tác giả cũng bàn về đi bộ nhưng đi theo cách của nhà chùa vô cùng bổ ích cho đời sống con người. Tôi đọc thêm được đoạn văn thú vị này: "Trong cuộc sống hàng ngày bước chân ta nặng trĩu lo âu, thấp thỏm và sợ hãi. Có khi cuộc đời chúng ta là một chuỗi năm tháng lo âu. Bước chân ta vì thế không được thanh thản. Trái đất của chúng ta thật đẹp. Trên Trái đất có bao nhiêu nẻo đường tuyệt đẹp. Bạn có biết quanh ta có bao nhiêu ngõ trúc quanh co, bao nhiêu con đường lúa thơm tho, bao nhiêu bìa rừng xanh mát, bao nhiêu lối đi đẹp màu lá rụng, nhưng ít khi ta thưởng thức được cũng bởi vì lòng ta không thanh thản... những dòng này tối viết là để giúp bạn một phần nào trong công trình thực tập". Đoạn văn hướng chúng ta đạt được "mỗi bước chân là một sự an lạc" không phải đến cõi phật mà lòng vẫn thấy vô ưu.
Tư tưởng của nhà văn, nhà tư tưởng Ru Xô và tư tưởng của nhà văn, nhà tu hành Nhất Hạnh đã gặp nhau và ta có được mối liên tưởng, tích hợp để có thêm hứng thú dạy và học bài "Đi bộ ngao du".
III) KẾT THÚC VẤN ĐỀ
Trong quá trình soạn giảng văn bản nghị luận, dần dần tôi nhận ra mỗi bài nghị luận đều chung một luận lí cơ bản "làm gốc cho mọi lập luận thường là cái lí của trái tim hơn là cái lí thuần tuý của lí trí". Cái lí của trái tim làm cho mọi lí lẽ có sức thuyết phục. Muốn thuyết phục ngưới nghe phải đi từ rung động, từ tình cảm thật của con người. Người dạy mà không rung động, không hứng thú thì những bài nghị luận trở lên khô khan, tẻ nhạt, làm sao cuốn hút được học sinh. Để tìm hứng thú cho mình, tôi đã tìm đọc thêm, học được nhiều điều bổ ích để đưa vào giờ dạy. Chính vì vậy những giờ dạy của tôi được các đồng nghiệp nhận xét "dạy văn bản nghị luận mà rất có hồn, hấp dẫn như dạy văn bản tự sự, trữ tình". Quan trọng hơn học sinh của tôi đã không còn mặc cảm, nghĩ sai về thể loại văn nghị luận. Tôi đã cung cấp kiến thức, giúp các em có một cái vốn cơ bản ban đầu, để thực hành trong các bài làm văn nghị luận ở lớp, tiếp tục ứng dụng thể văn này ở các lớp cao hơn và cả ở ngoài đời.
Trên đây là một vài suy nghĩ rất nhỏ của cá nhân tôi. Rất mong các đồng chí đóng góp ý kiến để các giờ lên lớp của tối đạt kết quả tốt hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!

File đính kèm:

  • docDay va hoc van nghi luan.doc