Giáo án Ngữ văn 10 tiết 3: Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ

Tiết 3.

Bi dạy: Tiếng Việt. HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮ

I. MỤC TIÊU :

 - Kiến thức: Giúp HS nắm được khái niệm về hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, quá trình giao tiếp và các nhân tố giao tiếp.

- Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng tạo lập quan hệ giao tiếp, biết cách phân tích, lĩnh hội, tạo lập văn bản trong giao tiếp.

- Thi độ: Thấy được vai trò, tác dụng của hoạt động giao tiếp đối với con người trong cuộc sống.

II. CHUẨN BỊ.

- Thầy: Soạn bài, đọc tài liệu tham khảo, bài tập cho học sinh.

- Trò: Học bài cũ, soạn bài mới, chuẩn bị bài tập đã cho.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

- Ổn định tổ chức (1 phút): Kiểm tra sĩ số học sinh.

- Kiểm tra bài cũ ( 4 phút): Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.

 

doc3 trang | Chia sẻ: baobinh26 | Lượt xem: 665 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 tiết 3: Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Ngày soạn: 20-08-2008
Tiết 3.
Bài dạy: Tiếng Việt. HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮ 
I. MỤC TIÊU :
 - Kiến thức: Giúp HS nắm được khái niệm về hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, quá trình giao tiếp và các nhân tố giao tiếp.
- Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng tạo lập quan hệ giao tiếp, biết cách phân tích, lĩnh hội, tạo lập văn bản trong giao tiếp.
- Thái độ: Thấy được vai trò, tác dụng của hoạt động giao tiếp đối với con người trong cuộc sống.
II. CHUẨN BỊ.
Thầy: Soạn bài, đọc tài liệu tham khảo, bài tập cho học sinh.
Trị: Học bài cũ, soạn bài mới, chuẩn bị bài tập đã cho.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
Ổn định tổ chức (1 phút): Kiểm tra sĩ số học sinh.
Kiểm tra bài cũ ( 4 phút): Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY
TL
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Mục tiêu cần đạt
25
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu ngữ liệu SGK.
HS: đọc văn bản SGK.
I. Tìm hiểu ngữ liệu.
1. Đọc văn bản và trả lời:
GV: yêu cầu HS đọc kỹ văn bản ở mục I.1 SGK trang 14 và trả lời câu hỏi.
GV: Hoạt động giao tiếp diễn ra giữa các nhân vật giao tiếp nào? Quan hệ và cương vị như thế nào?
HS: Dựa trên sự chuẩn bị ở nhà và văn bản –trả lời.
a. Hoạt động giao tiếp:
- Nhân vật: Vua nhà Trần và các vị bô lão.
- Cương vị: Vua – Người đứng đầu triều đình
- Các bô lão – Thần dân, bề dưới.
GV: Các nhân vật giao tiếp lần lượt đổi vai như thế nào?
HS:theo dõi trả lời.
b. Nhân vật giao tiếp đổi vai:
	- Vua nói – các bô lão nghe
	- Các bô lão nói – Vua nghe
	- Vua hỏi – các bô lão nghe
 - Các bô lão trả lời – Vua nghe
GV: Xác định hoàn cảnh giao tiếp?
HS: làm việc cá nhân trả lời.
c. Hoàn cảnh giao tiếp:
- Thời gian: quân Mông Cổ xâm lược nước ta lần 2.
- Địa điểm: tại Điện Diên Hồng.
- Xác định nội dung giao tiếp của văn bản?
- Mục đích cuộc giao tiếp này là gì? Kết quả ra sao?
GV : định hướng để HS hiểu yêu cầu bài tập 2.
GV: Trong bài tổng quan VHVN hoạt động giao tiếp diễn ra giữa nhân vật nào? Đặc điểm khác nhau?
GV: Xác định hoàn cảnh giao tiếp?
GV: Văn bản đó đề cập đến lĩnh vực nào, về đề tài gì, và bao gồm vấn đề cơ bản?
GV: Xác định mục đích giao tiếp?
GV: Văn bản dùng phương tiện ngôn ngữ và cách tổ chức như thế nào?
HS: thảo luận, suy nghĩ trả lời.
HS:thảo luận nhóm, cử đại diện trả lời.
HS: thảo luận nhóm trả lời.
HS:làm việc cá nhân trả lời.
HS:nhớ lại kiến thức đã học trả lời.
HS:nhớ lại nội dung bài học trả lời.
HS:suy nghĩ trả lời.
d. Nội dung giao tiếp:
 Bàn về nguy cơ của một cuộc chiến tranh xâm lược đã ở vào tình trạng khẩn cấp. Và đặt ra vấn đề là nên hoà hay nên đánh.
e. Mục đích giao tiếp:
- Nhằm thống nhất ý chí và hành động chiến đấu bảo vệ tổ quốc.
- Mục đích thành công: mọi người quyết tâm: “Muôn miệng một lời: Đánh! Đánh!”
2. Tổng quan văn học Việt Nam :
a. - Nhân vật giao tiếp:
+ Người viết: Tác giả
+ Người đọc: HS lớp 10 nói riêng và mọi người quan tâm đến VHVN nói chung.
- Đặc điểm: 
+ Nhân vật giao tiếp tác giả: lớn tuổi, vốn sống, trình độ hiểu biết cao.
+ Nhân vật giao tiếp học sinh: tuổi trẻ, vốn sống, trình độ có hạn.
b. Hoàn cảnh giao tiếp:
Hoàn cảnh có tổ chức, có mục đích , có nội dung, mang tính pháp lý trong nhà trường.
c. Nội dung giao tiếp:
- Thuộc lĩnh vực: lịch sử văn học.
- Đề tài: tổng quan VHVN.
- Bao gồm vấn đề: 
+ Các bộ phận hợp thành của VHVN.
+ Quá trình phát triển của VHVN.
+ Con người VN qua văn học.
d. Mục đích giao tiếp:
- Người viết: cung cấp cho người đọc cái nhìn tổng quát về VHVN.
- Người đọc: lĩnh hội một cách tổng quát về các bộ phận và tiến trình lịch sử của VHVN.
e. Phương tiện ngôn ngữ và cách tổ chức.
- Ngôn ngữ: thuộc ngành khoa học xã hội
- Kết cấu rõ ràng, mạch lạc, chặt chẽ.
15
 Hoạt động 2: Hướng dẫn HS rút ra nội dung bài học. GV: Thông qua 2 ngữ liệu vừa phân tíchn, hãy cho biết thế nào là hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ?
HS:dựa vào phần ghi nhớ rút ra nội dung bài học.
II. Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ.
- Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ là một hoạt động trao đổi thông tin của con người trong xã hội, được tiến hành chủ yếu bằng phương tiện ngôn ngữ (nói hoặc viết) nhằm thực hiện những mục đích về nhận thức, tình cảm, hành động.
Quá trình giao tiếp và các nhân tố của quá trình giao tiếp này?
- Mỗi hoạt động giao tiếp gồm hai quá trình:
+ Tạo lập văn bản (nói, viết ).
+ Lĩnh hội văn bản (nghe, đọc) 
- Các nhân tố tham gia hoạt động giao tiếp: nhân vật giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp, nội dung giao tiếp, mục đích giao tiếp, phương tiện và cách thức giao tiếp.
 - Củng cố, dặn dò ( phút): Nắm được thế nào là hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, các quá trình và nhân tố tham gia giao tiếp.
- Bài tập về nhà : - Làm các bài tập ở sách bài tập.
 - Đọc và soạn trước bài khái quát VHDGVN tiết sau học.
IV. RÚT KINH NGHIỆM: 

File đính kèm:

  • doctiet 3.doc