Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 15 - Trường THCS Võ Lao

VÀO NHÀ NGỤC QUẢNG ĐÔNG CẢM TÁC.

 Phan Bội Châu.

A. Mục tiêu cần đạt:

Giúp học sinh:

- Cảm nhận được vẻ đẹp của những chí sĩ yêu nước đầu thế kỉ xx: mang chí lớn cứu nước, cứu dân dù hoàn cảnh nào vẫn giữ được phong thái ung dung, khí phách hiên ngang bất khuất và niềm tin không dời đổi vào sự nghiệp giải phóng dân tộc

- Hiểu được sức truyền cảm nghệ thuật qua giọng thơ khẩu khí hào hùng của tác giả.

- Giáo dục học sinh niềm tự hào về truyền thống yêu nước, bất khuất của các anh hùng dân tộc.

B. Chuẩn bị:

- GV: Soạn bài, SGK, SGV, ảnh chân dung tác giả Phan Bội Châu

- HS: Chuẩn bị bài, đọc và soạn bài theo câu hỏi trong SGK

 

doc15 trang | Chia sẻ: baobinh26 | Lượt xem: 739 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 15 - Trường THCS Võ Lao, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
m liệt, sừng sững giữa đất trời. 
2. Suy nghĩ, cảm xúc của tác giả:
- Tháng ngày bao quản thân sành sỏi
 Mưa nắng càng bền dạ sắt son
-> Phép đối, ẩn dụ: thân sành sỏi, mưa nắng, dạ sắt son. Đối lập thời gian- công việc khó khăn.
=> Khẳng định cái chí lớn, cái quyết tâm của người tù cách mạng: Không chịu khuất phục trước hoàn cảnh, luôn giữ vững niềm tin và ý chí chiến đấu.
- Những kẻ vá trời khi lỡ bước
 Gian nan chi kể việc con con
-> Hình ảnh người tù đập đá được nâng lên thành một hình tượng kì vĩ lớn lao (người vá trời)
-> Việc ở tù đập đá khổ sai chỉ là “ lỡ bước” chuyện nhỏ
=> Đối lập: ý chí của người dám mưu đồ việc lớn- những thử thách trên đường chiến đấu.
Nâng tầm vóc người tù lên tầm cao với phong thái ung dung, tư thế hiên ngang, tinh thần lạc quan, coi thường hiểm nguy.
III.Tổng kết:
1. Nghệ thuật:
- Thể thơ ĐLTNBC, bút pháp lãng mạn, giọng điệu hào hùng, hình ảnh ẩn dụ
2. Nội dung: 
- Tư thế anh hùng, phong thái ung dung, lạc quan trước mọi hiểm nguy, chấp nhận gian khó, không sờn lòng đổi chí.
4. Củng cố :
- Đọc diễn cảm bài thơ.
- Trình bày cảm nhận về vẻ đẹp của các chí sĩ yêu nước đầu thế kỉ XX qua hai bài thơ đã học ?
5. Hướng dẫn về nhà:
- Chuẩn bị bài : Ôn luyện về dấu câu: lập bảng hệ thống
- Ôn tập, chuẩn bị kiểm tra Tiếng Việt: Các nội dung đã học 
Tiết 59
Soạn: 24 / 11 / 2010 
Giảng: 02 /12 / 2010 
ôn luyện về dấu câu.
A. Mục tiêu cần đạt:
 - Giúp học sinh nắm được các kiến thức về dấu câu một cách có hệ thống
 - Rèn kĩ năng sử dụng dấu câu thành thạo
 - Có ý thức cẩn trọng trong việc dùng dấu câu, tránh được các lỗi thường gặp về dấu câu trong khi tạo lập văn bản
B. Chuẩn bị:
 - GV: Soạn bài, SGK, SGV, bảng phụ
 - HS: Chuẩn bị bài, SGK
C. Tiến trình dạy học:
1. Tổ chức: 
Lớp
Ngày dạy
sĩ số
Ghi chú
8A1
/30
8A2
/29
2. Kiểm tra: 
Kể tên các loại dấu câu đã học trong chương trình THCS?
 Những dấu câu đã học ở lớp 8?
3.Bài mới:
GV kiểm tra phần chuẩn bị về dấu câu của học sinh theo các nhóm
GV gọi các nhóm trình bày, mỗi nhóm trình bày về ba dấu câu.
Yêu cầu các nhóm nhận xét, bổ sung.
? Nêu công dụng của dấu chấm? Cho ví dụ?
? Công dụng của dấu phẩy. Cho ví dụ ?
? Công dụng của dấu chấm phẩy?
? Công dụng của dấu chấm lửng?
? Công dụng của dấu gạch ngang?
? Công dụng của dấu chấm than?
? Công dụng của dấu ngoặc kép?
? Công dụng của dấu hai chấm?
 GV treo bảng phụ có ghi ngữ liệu( SGK)
? NL(a) thiếu dấu ngắt câu ở chỗ nào. Nên dùng dấu gì để kết thúc câu ở chỗ đó
? NL(b)dùng dấu chấm sau từ “này” là đúng hay sai. Vì sao? Nên dùng dấu gì?
? NL(c) thiếu dấu gì để phân biệt thành phần đồng chức?
? NL(d) đặt dấu câu đã đúng chưa, vì sao. Các vị trí đó nên dùng dấu gì?
? Qua các ngữ liệu cho biết các lỗi thường gặp về dấu câu là những lỗi nào? 
Gọi học sinh đọc ghi nhớ SGK
GV gọi học sinh trình bày cách điền dấu của mình
Yêu cầu học sinh theo dõi và nhận xét
? Phát hiện lỗi sử dụng dấu câu? Thay dấu câu thích hợp
I. Tổng kết về dấu câu:
Dấu câu
Công dụng
Dấu chấm
Đặt ở cuối câu trần thuật 
Dấu phẩy
Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận của câu( giữa CN, VN với thành phần phụ của câu; giữa các từ, cụm từ có cùng chức vụ trong câu; giữa một từ, cụm từ với bộ phận chú thích; giữa các vế trong câu ghép) 
D. chấm phẩy
Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp
Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận của một phép liệt kê 
D.chấm lửng
Biểu thị chưa liệt kê hết sự vật hiện tượng
Biểu thị sự bỏ dở ngập ngừng, ngắt quãng trong lời nói
Làm giãn câu văn ở chỗ sắp biểu thị điều bất ngờ, sắp xuất hiện một từ ngữ nêu nội dung châm biếm hài hước 
D.gạch ngang
Đánh dấu bộ phận giải thích chú thích.
Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc để liệt kê
Nối các từ nằm trong một liên danh 
D.chấm hỏi
Đặt cuối câu nghi vấn 
D.chấm than
Đặt cuối câu cầu khiến, cảm thán 
D.ngoặc kép
Đánh dấu phần chú thích, giải thích 
D.ngoặc đơn
Đánh dấu phần chú thích (giải thích, thuyết minh, bổ sung thêm)
D. hai chấm
Đánh dấu(báo trước) lời dẫn trực tiếp hay lời đối thoại
II. Các lỗi thường gặp về dấu câu
1. Thiếu dấu ngắt câu khi câu đã kết thúc
- Ngắt câu sau từ “xúc động”
-> Dùng dấu chấm
2. Dùng dấu ngắt câu khi câu chưa kết thúc
- Sai vì ngắt câu ở bộ phận trạng ngữ
-> Dùng dấu phẩy 
3. Thiếu dấu thích hợp để tách các bộ phận của câu khi cần thiết
- Thiếu dấu phẩy
4. Lẫn lộn công dụng của các dấu câu
- Chưa đúng
-> Dấu chấm và dấu chấm hỏi
* Ghi nhớ: SGK 
III. Luyện tập:
Bài tập 1( SGK) 
Chép đoạn văn, điền dấu câu thích hợp vào chỗ có dấu ngoặc đơn
Con chó..rối rít(,) tỏ ravui mừng(.)
Anh Dậu.tù tội(.)
(-)A(!)Thầy..về(!) A(!)Thầy(!)
(,) (,) (.) (,) (.)
(,) (, ) (,) (.)
 (,) (:)
 (-) (!) (?) (?) (!)
Bài tập 2: 
Phát hiện lỗi, thay dấu thích hợp
a.Saovề? Mẹ dặn là anh phải.nay.
b. Từ.sản xuất, nhân dântục ngữ “ Lárách”
c. Mặc dùtháng, nhưng.học sinh.
4. Củng cố:
- Nêu công dụng các loại dấu câu đã học.
- Làm thế nào để tránh các lỗi khi sử dụng dấu câu?
5. Hướng dẫn về nhà: 
- Ôn tập kiến thức Tiếng Việt gồm: Trường từ vựng, từ tượng thanh, tượng hình; từ địa phương, biệt ngữ XH; các biện pháp tu từ; các loại dấu câu; từ loại đã học ở lớp 8; câu ghép. Chuẩn bị giờ sau kiểm tra
Tiết 60
Soạn: 24 / 11 / 2010 
Giảng: 02 /12 / 2010 
Kiểm tra tiếng việt.
A. Mục tiêu cần đạt:
- Qua giờ kiểm tra nhằm đánh giá hệ thống kiến thức cơ bản của học sinh về phần tiếng Việt đã được học từ đầu năm. Đánh giá sự vận dụng kiến thức, kĩ năng một cách tổng hợp, toàn diện
	- Rèn kỹ năng sử dụng Tiếng Việt một cách thành thạo và chuẩn mực.
	- Giáo dục ý thức sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ, giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.
B. Chuẩn bị:
 - GV: Soạn bài, đề bài và đáp án chấm
 - HS: Chuẩn bị bài, ôn tập kiến thức đã học
C. Tiến trình dạy học:
1. Tổ chức: 
Lớp
Ngày dạy
sĩ số
Ghi chú
8A1
/30
8A2
/29
 	2. Kiểm tra: 
	Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
3. Bài mới:
Giáo viên phát đề, đọc đề, yêu cầu học sinh làm bài
A. Đề bài:
I. Phần trắc nghiệm: (3điểm- mỗi câu trả lời đúng 0,5 điểm)
Chọn phương án đúng nhất:
Câu 1: Khi nào một từ ngữ được coi là có nghĩa hẹp?
Khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó bao hàm phạm vi nghĩa của một số từ ngữ khác;
Khi từ ngữ đó có cách phát âm giống với một số từ ngữ khác
Khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó được bao hàm trong phạm vi nghĩa của một số từ ngữ khác;
Khi nghĩa của từ ngữ đó trái ngược với nghĩa của một số từ ngữ khác.
Câu 2: Trong các phương án sau, phương án nào sắp xếp đúng các từ ngữ thuộc trường từ vựng văn học?
Tác giả, tác phẩm, nhân vật, cốt truyện, tứ thơ, người kể chuyện, nhân vật trữ tình, câu văn, câu thơ,
Tác giả, tác phẩm, biên đạo múa, nhân vật, cốt truyện, hư cấu, câu văn, câu thơ, văn bản,
Tác giả, tác phẩm,bút vẽ, cốt truyện, tứ thơ, người kể chuyện, nhân vật trữ tình, câu văn, câu thơ,
Tác giả, tác phẩm, văn bản, tiết tấu, xung đột kịch, giọng điệu, hư cấu, nhân vật trữ tình, 
Câu 3: Nhận xét nào không nói lên mục đích của việc sử dụng từ ngữ địa phương trong các tác phẩm văn học?
Để tô đạm màu sắc địa phương của câu chuyện;
Để tô đậm màu sắc giai tầng của ngôn ngữ;
Để tô đậm tính cách nhân vật;
Để thể hiện sự hiểu biết của tác giả về địa phương đó.
Câu 4: Các từ sau đây đều là từ tượng hình:
1. Xôn xao; 2. Rũ rượi; 3. Xộc xệch; 4. Xồng xộc
 A. Đúng B. Sai
Câu 5: Trong các từ ngữ in đậm ở các câu sau, từ nào là thán từ?
Hồng! Mày có muốn vào Thanh Hoá chơi với mẹ mày không?
Vâng, cháu đã nghĩ như cụ
Không, ông giáo ạ!
Cảm ơn cụ, nhà cháu đãtỉnh táo như thường.
Câu 6: Nhận xét nào đúng nhất về tác dụng của biện pháp tu từ nói quá trong hai câu thơ sau:
“Bác ơi tim Bác mênh mông thế
Ôm cả non sông trọn kiếp người”
 (Tố Hữu)
Nhấn mạnh tài trí tuyệt vời của Bác;
Nhấn mạnh sự dũng cảm của Bác;
Nhấn mạnh tình yêu thương bao la của Bác;
Nhấn mạnh sự hiểu biết rộng của Bác;
II. Phần tự luận: (7 điểm)
Câu 1: (4điểm)
	Xác định các vế của câu ghép và cách nối các vế trong các câu ghép sau:
Trống lại thúc, mõ lại khua, tù và rúc liên thanh bất chỉ. 
 (Ngô Tất Tố)
Tôi đã tính không chơi với Trinh nữa thì một hôm anh đến tìm tôi.
 (Nguyễn Công Hoan)
c. Kết cục anh chàng “hầu cận ông lý” yếu hơn chị chàng con mọn, hắn bị chị này túm tóc lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm. 
 (Ngô Tất Tố)
Các em phải cố gắng học để thày mẹ được vui lòng và thày dạy các em được sung sướng. 
 (Thanh Tịnh)
Câu 2: (3 điểm)
	Viết một đoạn văn hội thoại, ghi lại cuộc trò chuyện giữa hai học sinh, trong đó có sử dụng các loại dấu câu đã học. Chỉ rõ tác dụng của các dấu câu đã sử dụng.
B. Đáp án chấm:
I .Phần trắc nghiệm:
Học sinh lựa chọ được các phương án đúng, mỗi phương án đúng được 0,5 điểm
1
2
3
4
5
6
C
A
D
B
B
C
II. Phần tự luận: (7 điểm)
Câu 1: (4điểm)
Mỗi câu trả lừi đúng được 1 điểm:
+ Xác định đúng các vế câu được 0,5 điểm
+ Xác định đúng cách nối các vế câu được 0,5 điểm
Cụ thể:
Câu a: Trống lại thúc, mõ lại khua, tù và rúc liên thanh bất chỉ. 
=> Có 3 vế câu, các vế câu được nối với nhau bởi dấu phảy 
Câu b: Tôi đã tính không chơi với Trinh nữa thì một hôm anh đến tìm tôi.
=> Có 2 vế câu, các vế câu được nối với nhau bởi quan hệ từ “thì” 
Câu c: Kết cục anh chàng “hầu cận ông lý” yếu hơn chị chàng con mọn, hắn bị chị này túm tóc lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm.
=> Có 2 vế câu, các vế câu được nối với nhau bởi dấu phảy 
Câu d: Các em phải cố gắng học để thày mẹ được vui lòng và thày dạy các em được sung sướng. 
=> Có 3 vế câu, vế 1 nối với vế 2 bởi quan hệ từ “để”; vế 2 nối với vế 3 bởi quan hệ từ “và”
Câu 2: (3 điểm)
	Học sinh viết một đoạn văn hội thoại có nội dung đầy đủ, ghi lại cuộc trò chuyện giữa hai học sinh, trong đó có sử dụng các loại dấu câu đã học một cách chính xác.(1,5 điểm)
 Chỉ rõ tác dụng của các dấu câu đã sử dụng. (1,5 điểm)
************
4. Củng cố:
- Thu bài, nhận xét giờ làm bài
5. Hướng dẫn về nhà: 
- Ôn tập kiến thức Tiếng Việt đã học, vận dụng trong giao tiếp và tạo lập văn bản
Duyệt giáo án, ngày 29 tháng 11 năm 2010

File đính kèm:

  • docNV 8-Tuan 15.doc