Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 30 - Trường THCS Võ Lao

TUẦN 30

Tiết 113

KIỂM TRA VĂN

A. Mục tiêu cần đạt:

- Kiểm tra đánh giá sự nhận thức của học sinh trên diện rộng về những kiến thức, kỹ năng đã học thuộc phần văn bản

- Rèn luyện kỹ năng vận dụng thực hành cảm thụ tác phẩm văn học

B. Chuẩn bị :

- Giáo viên: Hướng dẫn học sinh ôn tập những kiến thức đã học; Ra đề và đáp án chấm.

- Học sinh: Ôn tập những kiến thức đã học

C. Tiến trình lên lớp:

 

doc16 trang | Chia sẻ: baobinh26 | Lượt xem: 700 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 30 - Trường THCS Võ Lao, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
văn trình bày luận điểm;
Sắp xếp các luận điểm chưa hợp lý, thiếu sự lô gíc;
Bài viết còn khô khan cứng nhắc do lệ thuộc vào bài văn mẫu. 
Câu cú, diễn đạt chưa đúng. 
Lỗi chính tả sai nhiều, đặc biệt là lỗi phát âm và viết hoa tuỳ tiện.
IV. Hướng dẫn chữa bài.
 1. Đọc bài để học sinh học tập: 
 - Lắng nghe và nhận xét bài viết của bạn, xem trong bài bài viết có những điểm nào tốt để có thể học tập;
 - Nghe để rút ra những tồn tại trong cách xây dựng luận điểm, cách trình bày luận, cách diễn đạt trong bài viết của bạn để rút kinh nghiệm. 
 2. Trả bài để học sinh đọc và tự chữa bài của mình.
* Chữa bài theo dàn ý: 
 - So sánh bài viết với dàn ý, tự bổ xung những phần bài mình chưa hoàn thiện; 
 - Sắp xếp các luận điểm cho hợp lý, bổ xung các luận cứ, luận chứng để bài có sức thuyết phục.
 * Chữa lỗi diễn đạt, lỗi dùng từ: 
 - Phát hiện các lỗi trong diễn đạt và lỗi dùng từ đặt câu chưa chính xác, 
 - Phát hiện và sửa chữa lỗi diễn đạt lủng củng, rườm rà.
 * Chữa lỗi chính tả: 
 - Tìm và phát hiện lỗi viết hoa tuỳ tiện; 
 - Chữa lỗi phát âm sai, lẫn lộn: tr/ch; n/l; s/x
 * Viết đoạn văn trình bày luận điểm:
Học sinh chọn một trong số các luận điểm đã xây dựng và triển khai thành một đoạn văn nghị luận trình bày luận điểm: 
Đoạn văn có thể trình bày theo cách qui nạp , diễn dịch hoặc theo cấu trúc tổng- phân- hợp. 
Câu chủ đề phải là câu chứa luận điểm.
Các ý triển khai câu chủ đề phải chặt chẽ, có sức thuyết phục. 
Đọc đoạn văn đã hoàn thành trước lớp, cả lớp theo dõi và nhận xét 
 4. Củng cố: 
 - Luận điểm có vai trò như thế nào trong bài văn nghị luận? 
 - Bài nghị luận hay phải đạt được yêu cầu gì? 
 5. Hướng dẫn về nhà: 
 - Xem lại bài viết và tự chữa bài cho hoàn chỉnh; 
Tiết 116
Soạn: 20/3/ 2011
Giảng: 24 / 3/ 2011
Tìm hiểu các yếu tố tự sự và miêu tả 
trong văn nghị luận
A. Mục tiêu cần đạt:
- Học sinh thấy đượcặt sự và miêu tả là những yếu tố không thể thiếu trong những bài văn nghị luận hay.
- nắm được yêu cầu cần thiết của việc đưa yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận để sự nghị luận có thể đạt được hiệu quả, thuyết phục cao hơn.
- Rèn luyện kỹ năng vận dụng thực hành 
B.Chuẩn bị : 
- Sưu tầm ngữ liệu: các văn bản mẫu. 
C. Tiến trình lên lớp: 
1. Tổ chức: 
Lớp
Ngày dạy
Sĩ số
Ghi chú
8A1
/31
8A2
/29
2. Kiểm tra:
- yếu tố biểu cảm là gì? Nó có tác dụng gì trong bài văn nghị luận?
( yếu tố tình cảm cảm xúc, nhiệt tình của người viết => Tình cảm giúp cho những điều lí trí nêu ra thêm sức lay động cảm hoá lòng người). 
- Những yêu cầu khi đưa yếu tố biểu cảm vào bài nghị luận? (Tình cảm phải chân thực, và không phá vỡ mạch nghị luận)
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài: 
 Trong bài văn nghị luận, ngoài yếu tố nghị luận là chủ yếu còn có những yếu tố nào khác? những yếu tố này có vai trò gì trong bài nghị luận? (Các yếu tố miêu tả, tự sự và biểu cảm => làm cho bài văn nghị luận thêm sinh động, cụ thể, thuyết phục) 
Ngữ liệu- Phân tích ngữ liệu. 
Ngữ liệu (1) sgk tr. 113
Đọc các đoạn trích trong sgk tr. 113. 
Tìm những câu, đoạn có chứa yếu tố tự sự và miêu tả trong 2 đoạn trích trên? 
Vì sao trong hai đoạn trích trên có nhiều yếu tố miêu tả và tự sự, nhưng lại không thể xếp cả hai đoạn là văn miêu tả hay kể chuyện? 
Giả sử nếu ta cắt bỏ các yếu tố tự sự và miêu tả đi thì có ảnh hưởng đến mạch lập luận không? 
Vậy yếu tố tự sự và miêu tả có vai trò gì trong bài văn nghị luận? 
Đọc ghi nhớ sgk tr. 116?
Ngữ liệu (2) sgk tr. 115.
So sánh 4 đoạn văn trong văn bản?.
Tìm các yếu tố tự sự và miêu tả trong truyện “Chàng Trăng”?
Các yếu tố tự sự và miêu tả trong truyện “Nàng Han”? 
Tác dụng của yếu tố tự sự và miêu tả trong bài nghị luận? 
Vì sao hai truyện “Chàng Trăng” và “Nàng Han” Không được kể, tả lại tất mà chỉ chọn lọc một số chi tiết tiêu biểu?
Vì sao đến truyện “Thánh Gióng” thì tác giả hoàn toàn không kể, tả nữa? 
Nếu người viết vẫn tiếp tục kể, tả ở truyện “Thánh Gióng” thì có cần thiét không?
Khi đưa yếu tố tự sự vào bài nghị luận cần dạt yêu cầu gì? 
Đọc ghi nhớ sgk tr. 116 chấm (2)? 
Tìm các yếu tố miêu tả và tự sự trong văn bản nghị luận? 
Phân tích tác dụng của yếu tố tựư và miêu tả tron bài văn? 
Thảo luận theo yêu cầu bài tập 2
Đọc phần đọc thêm sgk tr. 117?
I. Bài học. 
1. Yếu tố tự sự và miêu tả trong v ăn nghị luận. 
* Các yếu tố tự sự và miêu tả: 
 a. Vị chúa tỉnh ra lệnh cho bọn quan lại dưới quyền, trong một thời hạn nhất định đi lính tình nguyện, hoặc xì tiền ra.
 b. Tấp nập đầu quân, không ngần ngại rời bỏ quê hương xiết bao trìu mến lính khố đỏ, khố xanh tốp thì bị xích tay điệu đi, tốp thì bị nhốt lính pháp gác lưỡi lê tuốt trần, đạn lên nòng sẵn
=> Nhận xét: 
 - Hai đoạn văn trên có nhiều yếu tố tự sự và miêu tả nhưng không thể gọi là văn tự sự và miêu tả, vì:
 + Các đoạn tự sự được sử dụng chỉ nhằm mục đích làm sáng tỏ vấn đề tố cáo tội ác và sự lừa bịp của TDP giữa lời nói và việc làm, hành động và thực tế của chúng trong cái gọi là chế độ “lính tình nguyện”, thực chất là cái vạ mộ lính, những cuộc săn lung thứ “vật liệu biết nói” một cách dã man. 
 + Các yếu tố tự sự và miêu tả trong các đoại văn trên không nhằm mục đích kể chuyện hay miêu tả đơn thuầnmà nhằm làm sáng tỏ luận điểm, để nghị luận. 
* Đoạn văn sau khi đã tước đi yếu tố miêu tả và nghị luận: 
 a. Sau nữa việc săn bắt thứ “vật liệu biết nói” đó, mà lúc bấy giờ người ta gọi là “chế độ lính tình nguyện” đã gây ra những vụ nhũng lạm hết sức trắng trợn. Sự thật đó được thể hiện trong suốt quá trình bắt lính ở các tỉnh, huyện, xã, thôn trong cả nước Việt Nam. Hoặc đi lính hoặc phải nộp tiền. 
 b. Thế mà trong bản bố cáo với những người bị bắt lính, phủ toàn quyền Đông Dương, sau khi hứa hẹn khen thưởngvà truy tặng những người hy sinh cho Tổ quốc còn tuyên bố về sự phấn khởi, tình nguyện đi lính của họ. Những lời nói trên hoàn toàn trái ngược với sự thật về những hành động ngược đãi của nhà cầm quyền Pháp và Sài Gòn sau chiến tranh. 
=> Rõ ràng nếu tước những câu những đoạn tự sự và miêu tả đi cả hai đoạn nghị luận trở nên khô khan, mất hẳn đi vẻ sinh động, mất đi sự thuyết phục và hấp dẫn.
* Kết luận: 
Yếu tố tự sự và miêu tả giúp cho việc trình bày luận cứ trong bài nghị luận được rõ ràng, cụ thể và sinh động hơn; 
Yếu tố tự sự và miêu tả giúp cho bài văn nghị luận có sức thuyết phục hơn. 
* Ghi nhớ sgk tr 116 chấm (1) 
2. Cách đưa yếu tố tự sự và miêu tả vào bài nghị luận.
* So sánh 4 đoạn văn trong văn bản: 
- Đoạn (1): Giới thiệu khái quát vấn đề;
- Đoạn (2): Các yếu tố tự sự và miêu tả trong truyện “ Chàng Trăng”: Kể chuyện thụ thai mẹ bỏ lên rừng.Chàng không nói không cười; cưỡi ngựa đá đi giết bạo bạo chúa rồi biến vào mặt trăng, đêm đêm soi dòng thác bạc Pông- gơ- ri. 
- Đoạn (3): Các yếu tố tự sự và miêu tả trong truyện “Nàng Han”: Nàng Han liên keets với người Kinh, thêu cờ lệnh bằng chăn dệt chỉ ngũ sắc, đánh giặc ngoại xâm.Thắng trận, nàng hoá thành tiên bay lên trời trên dãy núi Pu- keovẫn còn những vũng, ao chi chít những vết chân voi của nàng Han và người Kinh. 
- Đoạn (4): Khẳng định truyện “Thánh Gióng” thực sự là bản anh hùng ca của người Việt cổ. Đoạn này hoàn toàn không kể, tả. 
* Nhận xét: 
 + Tác dụng của các yếu tố tự sự và miêu tả: làm rõ luận điểm sự gần gũi, giống nhau giữa các truyện anh hùng đẹp của các dân tộc Việt Nam. 
 + Hai truyện “Chàng Trăng” và “Nàng Han” không được kể, tả tất cả mà chỉ nhằm vào một số đoạn, một số chi tiết, hình ảnhtương đòng, gần gũi với truyện “Thánh Gióng”, vì: 
Mục đích nghị luận. 
ít người biết cụ thể cụ thể nội dung hai truyện. Không kể, tả,, người đọc không thể ình dung được sự gần gũi, giống nhau ấy như thế nào; như vậy luận điểm sẽ kém thuyết phục
 + Đến truyện “Thánh Gióng” lại hoàn toàn không kể, tả vì đây là truyện đã rất quen thuộc với tất cả mọi người.
 + Nếu ở đoạn cuối, người viết lại cứ kể, tả lại một số chi tiết, hình ảnh trong truyện “Thánh Gióng” như: Thánh Gióng đánh giặc, bay lên trời, đền thờ và hội làng Phù Đổng thì lại thừa. 
* Kết luận: 
- Khi đưa yếu tố tự sự, miêu tả vào bài văn nghị luận, cần cân nhắc kỹ sao cho đáp ứng yêu cầu thật cần thiết, không có không được, 
- Yếu tố tự sự, miêu tả chỉ phục vụ việc làm sáng tỏ luận điểm nghị luận mà thôi.
* Ghi nhớ sgk tr116 chấm (2) 
II. Luyện tập. 
 1. Bài tập 1
* Yếu tố tự sự: 
- Sắp trung thu.
- Đêm trước rằm đầu tiên trước ngày bị giam giữ. 
- Mười mấy ngày qua, trừ cái bực mình ban đầu khi bị bắt vô cớ, chỉ là một sâu những vật lỉnh kỉnh  đáng ghét của bộ mặt nhà giam.
- Phải đi ra với đêm, phải tắm mình trong nguyệt, phải vui, phải làmthơ
* Yếu tố miêu tả: 
- Trời xứ Bắc hẳn trong, trăng hẳn tròn và sáng. Đêm nay trăng sáng quá chừng.Trong suốt bao la, huyền ảo, vỗ về. Ngay bên cửa sổ, lồng trong bóng cây 
- Đêm nay rất đẹp, rạo rực bao nỗi niềm, cầm lòng không đậu người tù phải thốt lên
_ Nó ăm ắp tình tứ, nó dạo rực, nó muốn yêu, muốn thưởng thức, muốn chan hoà, muốn giãi bày, bộc lộ
* Tác dụng: 
- Yếu tố tự sự và miêu tả có tác dụng làm rõ và khắc họa hoàn cảnh sáng tác bài thơ “Vọng nguyệt” và tâm trạng của người tù được thể hiện trong bài thơ. 
- Yếu tố tự sự và miêu tả làm cho đoạn bình giảng và phân tích có sự đồng cảm ở chiều sâu cảm xúc,nó gợi thêm sự đồng cảm và tưởng tượng của người đọc.
 2. Bài tập 2. 
 Nên sử dụng các yếu tố tự sự và miêu tả khi cần làm rõ vẻ ddepj của bài ca dao “Trong đầm gì đẹp bằng sen”: 
- Cần gợi lại vẻ đẹp của sen trong đầm, trong khi phân tích vẻ đẹp của bông sen trong bài ca dao. - - Có thể nêu một vài kỉ niệm gắn với đầm sen quê hương, để càng thấy vẻ đẹp dân dã của sen trong đầm được thể hiện trong bài ca dao. 
* Đọc thêm bài viết của Huy Cận sgk tr. 117. 
 4. Củng cố: 
 - Yếu tố tự sự và miêu tả có vai trò gì trong bài văn nghị luận? 
 - Vì sao khi đưa yếu tố tự sự và miêu tả vào bài nghị luận cần có sự 
 cân nhắc? 
 5. Hướng dẫn về nhà: 
 - Học bài, nắm chắc nội dung bài học; 
 - Làm bài tập sbt tr. 74- 75. 
Duyệt giáo án, ngày 21 tháng 3 năm 2011
Ban giám hiệu Tổ phó chuyên môn
Nguyễn Thị An Lê Văn Điệp

File đính kèm:

  • docNV8- Tuan30.doc